Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội

Sáng 8/9 đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”.
Hà Nội: Xây dựng Hoàng thành Thăng Long thành công viên di sản Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long

Nhằm thiết thực kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Công ước 1972; và 20 năm nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long (2002-2022), UBND thành phố Hà Nội phối hợp Văn phòng UNESCO Hà Nội và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”.

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội

Diễn ra trong 02 ngày 8 và 9/9/2022 tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Hội thảo nhằm tổng kết những thành tựu nổi bật trong công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội từ 2002 đến nay; giới thiệu kết quả khai quật khảo cổ học hơn 10 năm gần đây, kể từ khi khu di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (2010 đến nay) tại khu vực Chính điện Kính Thiên; trao đổi, học tập kinh nghiệm của những người làm công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản trong nước và quốc tế; nghiên cứu so sánh trong nước và các nước khu vực Đông Bắc Á (kinh nghiệm của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc)... trong công tác phục dựng các cung điện; tham vấn khoa học về định hướng cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Sỹ Thanh - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - nhấn mạnh, hơn một nghìn năm trước, đất Thăng Long xưa - Hà Nội nay, được Vua Lý Thái Tổ chọn làm Kinh đô của nước Đại Việt, lấy tên là Thăng Long với mong muốn Kinh đô ngày càng phồn thịnh như linh vật Rồng thiêng bay lên. Trong suốt hơn 10 thế kỷ, từ thời Lý (thế kỷ 11 - thế kỷ 12) đến thời Nguyễn (thế kỷ 19 - thế kỷ 20), các triều đại phong kiến Việt Nam đã liên tục kế thừa, xây dựng và phát triển Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội với vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dấu tích kinh thành Thăng Long còn hiển hiện qua hệ thống di tích, di vật được tìm thấy tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long ngày nay.

Theo ông Trần Sỹ Thanh, cuộc khai quật khu di tích Hoàng Thành Thăng Long là cuộc khai quật lớn trong lịch sử ngành khảo cổ học Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Những kết quả khai quật đã phát lộ những dấu tích lịch sử trải dài 13 thế kỷ, với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau, khẳng định đây là một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời; là một di tích văn hóa, lịch sử và khảo cổ tiêu biểu; đồng thời, là bằng chứng vật chất, phản ánh trình độ kỹ thuật cao, chứa đựng các giá trị về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật, cũng như phản ánh sự giao thoa văn hóa trong một quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

"Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2009; được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc - UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới, đúng dịp tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2010)", ông Trần Sỹ Thanh khẳng định.

Nhằm góp phần nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về những giá trị căn bản của khu di sản, ông Trần Sỹ Thanh mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý tham góp nhiều ý tưởng tâm huyết, sáng tạo, đưa ra các giải pháp khả thi để gìn giữ và phát huy giá trị di sản.

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo

Tham dự hội thảo, các chuyên gia, các nhà quản lý đã cùng nhau trao đổi, thảo luận các nội dung gồm: Đánh giá kết quả 20 năm nghiên cứu di sản Hoàng Thành - Thăng Long - Hà Nội; Phát huy giá trị di sản: thực tiễn kinh nghiệm và định hướng.

Theo ông Christian Manhart - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, tại Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long minh chứng cho hơn 10 thế kỷ giao lưu và ảnh hưởng văn hóa từ khắp châu Á. Ngày nay, các tầng văn hóa khảo cổ phản ánh những bước phát triển nối tiếp nhau của các triều đại đã trị vì. Hiếm có di sản nào trên thế giới thể hiện tính liên tục lâu dài như Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Vẫn còn nhiều lớp khảo cổ chưa được khám phá dưới lòng đất.

Ông Christian Manhart cũng nhấn mạnh, việc nghiên cứu và bảo tồn di sản là một quá trình rất lâu dài đòi hỏi phải có kế hoạch và thực hiện một cách chiến lược. Đồng thời, các ưu tiên và lĩnh vực trọng tâm trong nghiên cứu cần được xác định rõ ràng. Việc ghi tên Khu trung tâm của Hoàng thành vào Danh sách Di sản thế giới của UNESCO là một vinh dự tạo ra những cam kết và trách nhiệm mới cho tất cả mọi người.

Kết quả và khuyến nghị của hội thảo hôm nay sẽ là cơ sở khoa học để Hoàng thành Thăng Long xây dựng kế hoạch trùng tu lâu dài cho di sản kiến trúc. Điều quan trọng là phải xem xét các tài liệu hiện có và tư vấn các giải pháp khoa học về cách thức khai quật, bảo quản và trùng tu những gì còn lại của Điện Kính Thiên và Chính điện, đồng thời bảo tồn tòa nhà Cục tác chiến”, ông Christian Manhart chia sẻ.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: UBND Thành phố Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lễ hội Ẩm thực Balade en France: Mang chợ Pháp đến Hà Nội

Lễ hội Ẩm thực Balade en France: Mang chợ Pháp đến Hà Nội

Lễ hội Ẩm thực Pháp Balade en France sẽ diễn ra từ ngày 5-7/4/2024 với quy mô gần 80 gian hàng mang lại trải nghiệm không gian chợ Pháp tại Hà Nội.
Lâm Đồng: Nhóm tác giả trẻ ra mắt dự án sách “Xứ sở lạ lùng”

Lâm Đồng: Nhóm tác giả trẻ ra mắt dự án sách “Xứ sở lạ lùng”

Dự án sách "Xứ sở lạ lùng" vừa được ra mắt tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) bởi nhóm tác giả trẻ, những người có chung một tình yêu đối với Đà Lạt.
Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Triển khai các nhiệm vụ tổ chức diễu binh, diễu hành

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Triển khai các nhiệm vụ tổ chức diễu binh, diễu hành

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 tại Sân Vận động tỉnh Điện Biên.
Lễ hội đền Bà Triệu, khám phá di sản văn hóa đầy màu sắc

Lễ hội đền Bà Triệu, khám phá di sản văn hóa đầy màu sắc

Lễ hội đền Bà Triệu được tổ chức hàng năm vào các ngày 19-22/2 âm lịch, tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh hoá.
Hải Dương: Độc lạ với vẻ đẹp hiếm có của cây hoa gạo trổ hoa vàng rực

Hải Dương: Độc lạ với vẻ đẹp hiếm có của cây hoa gạo trổ hoa vàng rực

Không mang màu đỏ quen thuộc, cây hoa gạo vàng tại đền Long Động (xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) lại cho những bông hoa màu vàng rực rỡ.

Tin cùng chuyên mục

Hát Kiều (Quảng Bình) được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Hát Kiều (Quảng Bình) được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Mới đây, Sở Văn hóa-Thể thao Quảng Bình vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều.
Hà Nội: Xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở huyện Phú Xuyên

Hà Nội: Xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở huyện Phú Xuyên

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 1526/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP. Hà Nội
Chùa Thầy rực rỡ mùa hoa gạo

Chùa Thầy rực rỡ mùa hoa gạo

Non xanh, nước biếc cùng với ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong nay được tô điểm thêm bởi sắc đỏ của hoa gạo khiến khung cảnh chùa Thầy như một bức tranh vẽ.
Phát hành bộ tem Kỷ niệm 1100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế (924-979)

Phát hành bộ tem Kỷ niệm 1100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế (924-979)

Bộ tem được phát hành nhằm tri ân công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng đế, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.
Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Hội vật Cầu nước làng Vân - lễ hội "độc nhất vô nhị" ở Bắc Giang

Hội vật Cầu nước làng Vân - lễ hội "độc nhất vô nhị" ở Bắc Giang

Lễ hội vật cầu nước làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang), cứ 4 năm được tổ chức 1 lần vào các ngày 12, 13 và 14 tháng 4 Âm lịch.
Tuần lễ Phim Quốc tế về thiên nhiên đã quay trở lại

Tuần lễ Phim Quốc tế về thiên nhiên đã quay trở lại

Với chủ đề “Thiên nhiên thì thầm, nảy mầm hành động”, Tuần lễ Phim Quốc tế thiên nhiên do Keep Vietnam Clean tổ chức đã chính thức quay trở lại từ ngày 21-29/3.
Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Báo Nhân Dân

Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Báo Nhân Dân

Báo Nhân Dân vừa ra mắt Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ nhằm tái hiện toàn cảnh chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Hội nhạc sĩ Việt Nam phát động Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên

Hội nhạc sĩ Việt Nam phát động Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên

Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên vừa phát động hướng tới chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, qua đó khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước.
Lễ hội làng Hậu: Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ

Lễ hội làng Hậu: Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ

Lễ hội làng Hậu được tổ chức từ ngày 9-11/2 Âm lịch hàng năm, hội làng là nơi tìm về những giá trị truyền thống văn hóa của quê hương, cầu một năm bình an...
Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền A Sào thờ Đức Thánh Trần

Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền A Sào thờ Đức Thánh Trần

Ngày 19/3, tại khu di tích lịch sử Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái), UBND huyện Quỳnh Phụ tổ chức khai mạc lễ hội đền A Sào năm 2024 với nhiều hoạt động.
Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 14 – 15/2 âm lịch hàng năm, lễ hội là nơi để tìm về những giá trị lịch sử, văn hóa của làng nghề gốm.
Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Vào ngày 11 và 12/2 âm lịch hàng năm, thôn Tân Phượng (hay Phụng Pháp), xã Tân Mỹ, TP. Bắc Giang, tổ chức việc làng để tế lễ và rước 'Ông Lang' (lợn đen).
Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Ngày 17/3, thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình tổ chức cắt băng khánh thành, trùng tu di tích điện chùa Vĩnh Gia được xây dựng từ cuối thế kỷ XV.
Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên không chỉ nổi tiếng với chiến thắng lịch sử mà còn là một địa danh du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo.
Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Trong dịp tháng lễ Ramadan, Thánh đường duy nhất tại Hà Nội là AI Noor Mosque (số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm) mỗi ngày có tới 300 người tới cầu nguyện và dự tiệc.
Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Năm 2023, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm.
Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.
Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đền Đồng Nhân thuộc quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), thờ Hai Bà Trưng là những nữ anh hùng kiệt suất đã khởi nghĩa chống quân Đông Hán giành độc lập cho dân tộc.
Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán – cụm di tích nổi tiếng về mối lương duyên tiên giới đang là địa chỉ tiếp nối lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá truyền thống của Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động