Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường trong đời sống xưa và nay

Di sản văn hóa Mo Mường là áng sử thi lớn phản ánh vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan và đời sống xã hội của người Mường cổ xưa.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Không gian Di sản văn hóa Việt Nam Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Di sản Mo Mường hiện có tại 6 tỉnh, thành phố trên cả nước gồm: Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Đắk Lắk và Hà Nội. Tại Hà Nội, đồng bào dân tộc Mường sống ở cả 30 quận, huyện, thị xã nhưng tập trung đông nhất tại huyện Thạch Thất và Ba Vì.

Theo kết quả Đề án “Tổng kiểm kê, bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Hà Nội” công bố năm 2016, di sản Mo Mường được kiểm kê với các tên gọi khác nhau tại các địa phương như: bài cúng ma - cúng giỗ của dân tộc Mường tại các xã Ba Trại, Vân Hòa, Yên Bài, huyện Ba Vì; tập quán ma chay của người Mường ở xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai; nghi lễ tang ma của người Mường ở thôn Luồng, xã Yên Trung, huyện Thạch Thất. Hiện trên địa bàn chỉ còn có 7 thầy mo còn đang thực hành thường xuyên. Người cao tuổi nhất là ông Đinh Công Sinh, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, 86 tuổi. Người trẻ tuổi nhất là anh Đinh Xuân Nam, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, 28 tuổi.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đang phối hợp với các cơ quan, địa phương xây dựng Bộ hồ sơ quốc gia về di sản văn hóa Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể bảo vệ khẩn cấp. Thông qua những kiến thức được các chuyên gia cung cấp, nhận thức về di sản Mo Mường được củng cố, nâng cao hơn trong đội ngũ cán bộ, qua đó, phục vụ tốt hơn công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Mo Mường, hướng tới việc di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường được UNESCO ghi danh trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể bảo vệ khẩn cấp.

Mo Mường là bộ phận chủ đạo trong kho tàng văn hóa của người Mường
Mo Mường là bộ phận chủ đạo trong kho tàng văn hóa của người Mường

Theo thời gian, cơ hội thực hành và gìn giữ những giá trị văn hóa độc đáo của Mo Mường dần bị thu hẹp lại và có nguy cơ mai một. Vì thế, Mo Mường đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chọn lựa là di sản cần xây dựng Hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Ngày nay, văn hóa quần chúng có nhiều hoạt động về Mo Mường; các phương tiện truyền thông làm nhiều phim tuyên truyền về Mo Mường; báo chí cũng viết nhiều về Mo Mường. Mo là một trong những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của người Mường. Đó là loại hình nghi lễ gắn liền với các lễ thức tín ngưỡng do thầy mo thực hiện, điển hình nhất là lễ tang ma của người Mường.

Trong đó, thầy mo chủ yếu là làm mo trong lễ tang, đôi khi cũng có làm mo cầu phúc, mo giải hạn, mo mát nhà. Còn đánh trống đồng thì chỉ có làm mo tang lễ mới đánh. Trống đồng đánh lên để dẫn hồn người quá cố biết đường đi lối về. Khi đánh, cụ dùng một bó dùi nhỏ dài khoảng 1,5m buộc vào với nhau thành một dùi lớn. Khi đánh trống, cụ đặt dùi vuông góc với mặt trống, rồi vừa đi vòng quanh (ngược chiều kim đồng hồ) vừa đánh. Tiết tấu trống tương tự như tiết tấu khua luống.

Mo tang lễ hội tụ tất cả các bài mo, mà khi làm các lễ mo khác như mo mát nhà, mo cầu phúc đều phải dùng đến nhiều bài mo trong mo tang lễ. Người Mường có thầy mo, thầy clượng và bà mỡi. Nhưng hiện nay nhiều người vẫn hay nhầm lẫn. Thầy clượng xem bói, cúng vía, cúng chữa bệnh; bà mỡi cũng cúng chữa bệnh nhưng lại phải biết nhập hồn; còn thầy mo chỉ làm mo tang lễ.

Trong sách “Sử thi Mường” (quyển 1) do GS, TSKH. Phan Đăng Nhật chủ biên, xuất bản năm 2013, viết Mo Mường là sử thi “Đẻ đất đẻ nước” ghi rõ: “Là một tác phẩm tự sự dài hơi, được trình bày dưới hình thức diễn xướng tổng hợp, do thu hút giá trị văn học nghệ thuật của cộng đồng dân tộc. Kể về những sự kiện lớn của lịch sử, ở đây "Đẻ đất đẻ nước" không chỉ kể lại lịch sử loài người mà còn ôn lại lịch sử hình thành vũ trụ và loài người. Có tính kỳ vĩ do sử dụng nghệ thuật thần thoại, xây dựng sự kiện quanh một nhân vật trung tâm - nhân vật anh hùng có công tích kỳ diệu - nhân vật đó được điển hình hóa theo kiểu phóng đại và tăng lên theo cấp số cộng các thành tựu của cả cộng đồng”.

Có thể thấy, Mo Mường có một vị trí, chức năng xã hội đặc biệt, cung cấp cho chúng ta đầy đủ nhất quan niệm của người Mường về mối quan hệ của con người với thế giới 3 mường: Mường Trời, mường Đất và mường Nước.

Mối quan hệ trong tâm tưởng ấy đã giúp người Mường xây dựng nền văn học dân gian Mường, nền văn học tín ngưỡng Mường. Tiêu biểu cho nền văn học tín ngưỡng Mường là văn học Mo Mường với sử thi "Đẻ đất đẻ nước". Đó là sự kết tinh những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, ứng xử văn hóa, triết lý nhân sinh, thể hiện tình yêu cuộc sống, con người, quê hương xứ sở.

Qua thời gian, Mo Mường đã góp phần hình thành nên cốt cách, tâm hồn của người Mường và những vùng đất có người Mường sinh sống, cũng như bảo vệ, sàng lọc văn hóa Mường trong tất cả các giai đoạn lịch sử. Đó như “Bộ bách khoa thư dân gian” về người Mường, chứa đựng những tinh hoa văn hóa cần được hiểu biết thấu đáo và đáng được trân trọng, tôn vinh, truyền lại cho thế hệ sau. Và bộ sử thi “Đẻ đất đẻ nước” hoàn thiện nhất, toàn bích nhất, đầy đủ nhất chỉ có thể có trong mo tang lễ.

Viện Âm nhạc hiện đang tiến hành xây dựng Hồ sơ Mo Mường, hoàn thành trong năm 2022 để kịp nhận góp ý, sửa chữa và trình lên UNESCO vào tháng 3/2023. Có 7 tỉnh cùng cam kết tham gia vào việc xây dựng Hồ sơ di sản Mo Mường gồm: Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội, Thanh Hóa và Đắk Lắk.
Nhật Khôi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Tối ngày 16/11, tỉnh Cà Mau vừa khánh thành công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954.
Hội thảo

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Chiều ngày 15/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau đã tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử".
Sắp diễn ra triển lãm tranh

Sắp diễn ra triển lãm tranh 'Tôi vẽ Hà Nội' và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại

Triển lãm tranh "Tôi vẽ Hà Nội" sẽ diễn ra ngày 20/11 tại Trung tâm Triển lãm Hà Nội, nhắn nhủ về một Hà Nội bình yên và tình yêu bất tận trong mỗi chúng ta.
Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Giữa “dòng chảy” đương đại, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường, “hồn quê” được lưu giữ như một giá trị quý báu trong tranh của họa sĩ Quỳnh Thơm.
Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Phố Phở sẽ như cẩm nang cho thế hệ trẻ hiểu lịch sử, thông qua món phở sẽ hiểu hơn bản sắc văn hóa nghệ thuật ẩm thực người Hà Nội xưa và nay.

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Theo Ban tổ chức, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 sẽ được diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 4/12 với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa.
Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Sáng 10/11, tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ tu bổ, tôn tạo Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Diễn đàn quốc gia thường niên ‘Văn hóa với doanh nghiệp’ tổ chức chiều ngày 10/11 nhằm khai thác, phát huy nguồn lực văn hoá, phát triển đất nước.
Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Sáng 9/11, diễn ra lễ ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’ của tác giả Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối 7/11, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - cất cánh".
Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11), Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm. Sự kiện có chủ đề "Điện ảnh: sáng tạo - cất cánh".
Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Tỉnh Quảng Nam tổ chức kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Trác - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, nguyên Phó Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.
Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gần 1.000 nghệ nhân mang đến những tiết mục biểu diễn đặc sắc, để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai.
Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku (Gia Lai) được tổ chức từ ngày 15-17/11 với những hoạt động hấp dẫn, hứa hẹn mang đến nhiều ấn tượng cho du khách.
Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Concert âm nhạc Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP.HCM đã góp phần định vị Việt Nam như một điểm đến đầy tiềm năng trong bản đồ phát triển du lịch.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa điều động, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác loạt cán bộ tại các cơ quan tham mưu quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Chiều ngày 30/10, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công bố quyết định bổ nhiệm nghệ sĩ Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Ban tổ chức Festival Ninh Bình tổ chức Họp báo thông tin về Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề 'Dòng chảy di sản'.
Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Lễ cúng trăng là dịp để người Khmer bày tỏ lòng biết ơn đối với mặt trăng, vị thần bảo vệ mùa màng, mang lại cuộc sống no ấm cho cư dân trong các phum, sóc.
Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?

Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có yêu cầu tỉnh Bắc Ninh chấn chỉnh ngay hoạt động hầu đồng không đúng quy định.
Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Bên bờ sông Sài Gòn, Ngân hàng Techcombank đã mang đến một không gian âm nhạc đỉnh cao và bùng nổ cảm xúc.
Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

“Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc)” đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam như một diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông.
Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Thực hiện nghị quyết của Đảng về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam, các tỉnh thành, trong đó có vùng Đông Nam Bộ đã triển khai và đạt được nhiều kết quả.
Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh sẽ diễn ra đầu tháng 11 năm 2024, thu hút khoảng 40 đội tham gia (mỗi đội 2 vận động viên).
Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Nhật Bản tiếp tục giới thiệu rộng rãi truyện tranh Ehon tại Việt Nam thông qua sự kiện “Tuần sách kết nối - Ehon week” 2024 diễn ra từ nay đến 27/10.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động