Bảo mật dữ liệu là yếu tố then chốt của kinh tế số
Cuộc sống số 02/06/2023 17:44 Theo dõi Congthuong.vn trên
Mở rộng hợp tác kinh tế xanh, kinh tế số giữa Việt Nam và Singapore Việt Nam - New Zealand thúc đẩy hợp tác về kinh tế số |
Phát biểu tại Hội thảo và triển lãm quốc tế về an toàn không gian mạng 2023 (Vietnam Security Summit 2023), diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh ngày 2/6, ông Li Hai - Giám đốc An ninh Bảo mật, Ban Quan hệ Chính phủ và Truyền thông của Huawei châu Á - Thái Bình Dương đã có bài phát biểu quan trọng về chủ đề “Bảo mật dữ liệu cho nền kinh tế số thịnh vượng” tại phiên hội thảo chuyên đề 3.
![]() |
Ông Li Hai – Giám đốc An ninh Bảo mật, Ban Quan hệ Chính phủ và Truyền thông của Huawei khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phát biểu tại sự kiện |
Theo ông Li Hai, bảo mật dữ liệu mạng cũng trở thành tâm điểm của các tổ chức trên toàn cầu. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa khái niệm "Cộng đồng chia sẻ tương lai chung cho nhân loại trong Không gian mạng" vào nghị quyết "Phát triển trong lĩnh vực thông tin và viễn thông trong bối cảnh an ninh quốc tế" hồi tháng 11/2022. Hiệp hội Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu (GSMA) cũng đưa ra Cơ sở Kiến thức An ninh mạng 5G toàn diện, nhằm giúp các bên liên quan xác định trách nhiệm và giảm thiểu rủi ro đối với từng mối đe dọa. Ngoài ra, GSMA cũng chuẩn hóa Chương trình Đảm bảo An ninh Thiết bị mạng (NESAS), gồm 20 hạng mục và sử dụng các bài kiểm tra bảo mật của 3GPP để đánh giá tính bảo mật của thiết bị mạng viễn thông trên toàn cầu.
Giữa bối cảnh niềm tin vào an ninh mạng trở thành mối quan tâm lớn trên toàn cầu, đảm bảo an ninh mạng là mục tiêu chung giữa Huawei với khách hàng, các cơ quan giám sát và các bên liên quan. Huawei cho rằng, niềm tin này phải dựa trên thực tế có thể kiểm chứng được và các tiêu chuẩn chung. Do đó, Huawei đã hỗ trợ GSMA và 3GPP trong việc phát triển đánh giá bảo mật được tiêu chuẩn hóa toàn cầu. NESAS hiện được chấp nhận rộng rãi tại EU, Đức, Úc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia… như một đồng thuận trong ngành. Các thiết bị mạng lõi và không dây 5G của Huawei và LTE eNodeB đều vượt qua bài đánh giá NESAS của GSMA, và Huawei cũng đang kêu gọi toàn ngành áp dụng rộng rãi sáng kiến này.
Tháng 9/2022, Huawei đã công bố Sách trắng về Nền kinh tế ưu tiên kỹ thuật số (Digital First Economy) tại Châu Á - Thái Bình Dương (APAC), thể hiện tầm nhìn về cách cơ sở hạ tầng và chính sách ICT trao quyền cho tăng trưởng kinh tế xanh, sáng tạo, bền vững và toàn diện. Ngoài ra, để c số mỗi quốc gia, Huawei đã hợp tác với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC nghiên cứu để đưa ra các khuyến nghị về chính sách ICT và giới thiệu chỉ số DFE (Digital First Economy Index) đo lường liên tục mức độ sẵn sàng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Ông Li Hai khẳng định, chỉ số DFE có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phục hồi và phát triển kinh tế của APAC. Các nền kinh tế trong khu vực rất đa dạng, đa số đều ban hành chiến lược kỹ thuật số quốc gia và bắt đầu nắm bắt các công nghệ kỹ thuật số, song mức độ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số chuẩn bị sẵn sàng cho nền kinh tế số lại khác nhau. Hầu hết các quốc gia APAC chỉ mới ở giai đoạn đầu và chưa nước nào đạt được mức độ sẵn sàng cao nhất. Cải thiện chỉ số DFE sẽ tạo ra tác động cấp số nhân đối với tăng trưởng GDP: Tăng 1 điểm DFE tương quan với mức tăng trưởng 3% GDP.
Tại hội thảo chuyên đề, ông Li Hai cũng đưa ra khuyến nghị về các chính sách ICT đang được các Chính phủ triển khai. Đặc biệt là chính phủ định hướng xây dựng các chiến lược dữ liệu và an ninh mạng quốc gia, quy định về lưu trữ dữ liệu, bảo vệ chủ quyền dữ liệu và không gian mạng quốc gia. Trung Quốc là nước gần đây ứng dụng chính sách này sau khi thông báo thành lập một văn phòng quốc gia để quản lý các kho dữ liệu hồi tháng 3/2023, nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao bằng công nghệ kỹ thuật số và dữ liệu.
Theo ông Li Hai, chính phủ cũng đóng vai trò chủ chốt để đẩy nhanh quá trình đám mây hóa, chuyển đổi số các cơ quan bộ và các hoạt động kỹ thuật số, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh hơn trong các ngành khác nhau. Nhật Bản đang áp dụng chính sách này nhằm hiện thực hóa Sáng kiến Quốc gia Đô thị Nông thôn Kỹ thuật số đến 2030, nhằm chuyển đổi số song song giữa nông thôn và thành thị. Quốc gia này đặt mục tiêu hàng đầu là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trải dài đến mọi ngóc ngách đất nước trên 04 phương diện: cáp quang, cáp ngầm, trung tâm dữ liệu và 5G.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Vì sao các nhà cung cấp dịch vụ đám mây chưa vội gia nhập thị trường Việt Nam?

Đầu tư vào thương mại hội thoại: Tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

Giải "bài toán" bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc - điện ảnh - truyền hình số

Các cách đóng học phí online cha mẹ, học sinh, sinh viên cần biết

Từ năm 2024, tivi thông minh phải tích hợp kênh truyền thông chính thống của Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Huawei Connect 2023: Tăng tốc trí thông minh vì thành công chung

QD.TEK cùng Wasabi Technologies hợp tác cung cấp dịch vụ “Lưu trữ Đám mây Nóng”

Cách xử lý khi điện thoại dính nước đơn giản tại nhà

“Cuộc đua" camera thông minh, doanh nghiệp Việt có dẫn dắt?

Tương lai của thương mại điện tử gọi tên công nghệ điện toán đám mây

FortiGuard Labs phát hiện 10.000 lỗ hổng bảo mật đặc biệt trong nửa đầu năm 2023

VNPT tham dự Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ 1

Hà Nội: Hoàn thành nhiều hạ tầng số, dữ liệu số chuyên ngành năm 2023

Dự thảo Nghị định về quản lý dịch vụ Internet: Sẽ điều chỉnh điểm chưa phù hợp

VCCI tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Nghị định về quản lý dịch vụ Internet

Tận dụng AI để định hình tương lai trong cách mạng công nghiệp 5.0

Hé lộ các xu hướng kỹ thuật số được người tiêu dùng đón nhận

Ra mắt giải pháp phân tích dữ liệu dựa trên trí tuệ nhân tạo DrAid™ Enterprise Data

Huawei và Ericsson ký kết Thỏa thuận cấp phép chéo bằng sáng chế dài hạn

Nền tảng kỹ thuật số và phần mềm định giá IP đầu tiên của ASEAN

Trắc nghiệm MBTI - Tiếp lợi thế giúp định hướng sự nghiệp hiệu quả?

Người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh hào hứng khám phá sản phẩm tại sự kiện Taiwan Excellence

Hải Dương: Cập nhật kiến thức về Fintech, AI, Blockchain, Cloud cho nhà quản lý và hoạch định chính sách

Gia nhập chuỗi cung ứng chip vi mạch toàn cầu: Việt Nam có lợi thế lớn
