Thứ sáu 09/05/2025 23:49

Bảo hiểm nhân thọ phát huy vai trò trong phát triển kinh tế xã hội

Mỗi năm, ngành bảo hiểm nhân thọ chi trả bồi thường cho các cá nhân và tổ chức lên đến vài chục tỷ đồng, giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế Nhà nước.

Theo Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, mặc dù trong năm 2022 đối diện với nhiều khó khăn và thách thức nhưng thị trường bảo hiểm tại Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tính hết ngày 12/12/2022 ước tính đạt 183.105 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72,9% so với tổng doanh thu phí bảo hiểm.

Cũng theo số liệu từ Cục quản lý, Giám sát bảo hiểm, tính đến ngày 12/12/2022, chi trả quyền lợi bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước tính đạt 40.600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 63,4% so với tổng chi trả quyền lợi. Đến cuối năm 2022, toàn thị trường có gần 14 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 900.000 đại lý, người lao động.

Bên cạnh đó, bảo hiểm nhân thọ còn giúp huy động nguồn vốn nhàn rỗi, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư dài hạn cho một số lĩnh vực cổ phiếu, trái phiếu…

Với mô hình thu phí bảo hiểm trước, trả quyền lợi bảo hiểm sau, số tiền phí thu từ khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đem gửi ngân hàng hoặc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu địa phương… giúp nguồn vốn nhàn rỗi được sử dụng hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế.

Theo thống kê của Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm, năm 2022 các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt khoảng 592.811 tỷ đồng.

Chia sẻ với chúng tôi, đại diện MB Ageas Life cho biết, chỉ tính riêng trong năm 2022, doanh nghiệp đã chi trả quyền lợi cho hơn 40.000 khách hàng, trong đó 5 trường hợp chi trả bảo hiểm hơn 1 tỷ đồng, 31 trường hợp chi trả bảo hiểm hơn 500 triệu đồng. Đặc biệt, rất nhiều khách hàng mới đóng phí năm đầu tiên nhưng đã nhận được quyền lợi chi trả từ MB Ageas.

Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life hàng năm chi trả hàng trăm tỷ đồng cho khách hàng

Trong tương lai thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển và khẳng định vai trò của mình đối với nền kinh tế xã hội.

Ngân Hà
Bài viết cùng chủ đề: bảo hiểm nhân thọ

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

Chi tiết lịch chi trả lương hưu tháng 5 từ ngày 25/4

Sáp nhập tỉnh thành: Động lực mới cho ngành bảo hiểm nhân thọ

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau kỳ nghỉ lễ 30/4

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm sâu

23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Từ ngày 1/7/2025, nhóm đối tượng nào được tăng lương hưu?

Người không có lương hưu nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7

Prudential duy trì biên thanh khoản cao 193%

Manulife Việt Nam công bố báo cáo tài chính năm 2024

3 trường hợp được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế

Điều kiện đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài

Prudential tổng kết 5 năm triển khai dự án “Đến trường an toàn” với Ngày hội An toàn giao thông cấp liên tỉnh

Manulife phát động cuộc thi “Đổi mới vì tương lai dân số Châu Á"

Các quỹ mở của Manulife IM Việt Nam đồng loạt báo lãi

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

10 bảo hiểm xã hội khu vực hoạt động từ 1/4

Tập đoàn Prudential công bố báo cáo tài chính thường niên năm 2024: Từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược 2027

Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa