Thứ ba 13/05/2025 11:55

Báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều ngày 8/11, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra cuộc họp nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Ảnh: VGP

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng đã được xác định trong các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng (Trung du miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng), các quy hoạch tỉnh. Trung Quốc đã cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại để triển khai lập và hoàn thành quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt mới Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; đã bàn giao kết quả nghiên cứu cho phía Việt Nam vào tháng 8/2024.

Tháng 8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn năm 2024 để chuẩn bị đầu tư dự án; hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang tích cực triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án; đã làm việc với 9 địa phương dọc tuyến để thỏa thuận hướng tuyến, vị trí, quy mô nhà ga với các địa phương.

Đồng thời, để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng dự án, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại để rà soát báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Phía Trung Quốc cũng đã cử chuyên gia sang hỗ trợ kỹ thuật từ tháng 10/2024 để phối hợp với tư vấn Việt Nam trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, ngay giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, phải thuê tư vấn độc lập, có kinh nghiệm dày dạn, trình độ và uy tín trong lĩnh vực đường sắt để hỗ trợ Việt Nam trong thẩm định tư vấn.

"Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần nhấn mạnh chủ trương bên cạnh xây dựng các tuyến đường sắt kết nối Việt Nam với Trung Quốc, thì việc hợp tác phải giúp phát triển ngành công nghiệp đường sắt của Việt Nam. Mục tiêu quan trọng hướng tới là ngành công nghiệp đường sắt Việt Nam có thể độc lập, tự chủ trong thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý, nguồn nhân lực,…" – Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nói.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao kết nối Việt Nam - Trung Quốc phải bám sát chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển ngành đường sắt hiện đại, đồng bộ, thống nhất với quy chuẩn, tiêu chuẩn của thế giới; đồng thời bảo đảm khả năng độc lập tự chủ về thiết kế, cơ khí chế tạo, quản lý vận hành; thể hiện tính nhất quán hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, vận dụng cơ chế chính sách, huy động nguồn lực…

Đối với dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương tăng cường năng lực cho đơn vị tư vấn trong nước thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; bảo đảm sự thống nhất, thông suốt về số liệu, thông tin với Báo cáo nghiên cứu khả thi, dưới sự giám sát, đánh giá của cơ quan tư vấn độc lập có đủ năng lực chuyên môn về hạ tầng đường sắt tốc độ cao, vận hành, hệ thống nhà ga, logistics…

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, quá trình xây dựng các gói thầu cần có sự tham gia của chuyên gia, đơn vị tư vấn độc lập về thiết kế kỹ thuật để ra đầu bài cho các gói thầu, nhằm thực hiện đầy đủ các yêu cầu của dự án từ nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thiết kế, thi công, vận hành…

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chuẩn bị phương án lựa chọn các doanh nghiệp trong nước sẵn sàng đầu tư, nghiên cứu, đào tạo, tiếp nhận công nghệ để hình thành nền tảng cho ngành công nghiệp đường sắt.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, xây dựng mới tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, kết nối với cảng biển quốc tế Hải Phòng, kết nối liên vận quốc tế với Trung Quốc nhằm triển khai Kế hoạch hợp tác kết nối giữa Khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường"; đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng có tổng chiều dài 417 km, đi qua 9 địa phương (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng); dự kiến có 36 ga.
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: đường sắt đô thị

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Áp thuế suất 2% doanh thu: Gánh nặng vô tình rơi vào ai?

Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược

Phân cấp mạnh cho địa phương, minh bạch quản lý khoáng sản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Tổng thống Belarus chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế cho công nghiệp hóa chất

Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Đảng cộng sản Liên bang Nga