"Bản nhạc" giá cả cần sự chia sẻ và đồng điệu
Hàng hóa Thứ bảy, 30/07/2022 - 09:59 Theo dõi Congthuong.vn trên
Điều hành giá: Không được lơ là để lạm phát kỳ vọng tăng cao Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đã trình Chính phủ phương án giảm thuế để “kìm” giá xăng dầu |
Thời gian qua, giá dầu thô thế giới liên tiếp lập đỉnh (hồi tháng 3, giá sát ngưỡng 120 USD/thùng, có thời điểm giá dầu Brent đạt 139,13 USD/thùng và WTI đạt 130,50 USD/thùng). Giá xăng dầu trong nước cũng bám đuổi theo, có lúc vượt ngưỡng 30.000 đồng/lít, khiến nhiều người lo lắng bởi đây là mặt hàng chiến lược, quan trọng, nhạy cảm, dễ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô.
![]() |
Để giá cả không "tăng nhanh, giảm chậm" rất cần trách nhiệm xã hội của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh, cùng chia sẻ gánh nặng với cộng đồng. |
Trước “bàn tay vô hình” của thị trường thì “bàn tay hữu hình” của Nhà nước đã sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu - một biện pháp nhằm ứng phó với những biến động bất thường của giá cả trong những bối cảnh cần chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát…
Tuy nhiên, khi con ngựa “xăng dầu” bất kham, tăng giá quá mạnh thì Quỹ bình ổn hầu như đã quá sức để "kìm cương". Chính phủ đã nỗ lực đưa thêm công cụ hỗ trợ cho “bàn tay hữu hình” – sử dụng thuế, phí để góp sức hạ nhiệt giá xăng dầu.
Lãnh đạo Chính phủ đã tổ chức hàng loạt cuộc họp với các tổng tư lệnh ngành để chỉ đạo các giải pháp hạ nhiệt giá xăng dầu, giảm tác động của tăng giá tới đời sống người dân. Trước phản ánh của dư luận xã hội mà Cổng TTĐT Chính phủ báo cáo về kiến nghị hỗ trợ ngư dân ảnh hưởng do giá xăng dầu tăng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu để có chính sách phù hợp cho các đối tượng nông dân sản xuất kinh doanh. Trong thời gian ngắn, lãnh đạo Chính phủ liên tiếp có các chỉ đạo nhắc các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu, tiêu dùng, nhất là các loại thuế làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất, kinh doanh...
Nhờ vào đà giảm của giá xăng dầu trên thị trường thế giới, cùng với việc quyết liệt giảm thuế/phí và quyết tâm của Chính phủ, các ngành chức năng, giá các mặt hàng xăng, dầu đã liên tục được điều chỉnh giảm trong gần 1 tháng qua, có những kỳ chúng ta đã giảm sâu, giảm”sốc” để chia sẻ khó khăn với người dân.
Trong kỳ điều hành chiều 21/7, giá các mặt hàng xăng nhiên liệu trên thị trường giảm mạnh về mức 25.000-26.000 đồng/lít. Đây là lần thứ ba liên tiếp các mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh giảm giá với mức giảm khá mạnh. Từ đầu năm đến nay, xăng dầu đã trải qua 19 kỳ điều hành giá, trong đó có 6 kỳ giảm giá và 13 kỳ tăng giá.
Tuy nhiên, giá xăng tăng thì nhiều mặt hàng cũng tăng theo, nhưng khi giá xăng giảm sâu thì các mặt hàng khác lại “án binh bất động” giống như một "bản nhạc" lạc nhịp. Chúng ta chưa thấy hiệu ứng của giá hàng hóa giảm. Mớ rau, lạng thịt… đều tăng “một đi không trở lại”. Dường như một mặt bằng giá mới đã được thiết lập mà như các chuyên gia phân tích: Nó thực sự bất công cho người tiêu dùng bởi cuối cùng, tất cả đều trút vào người có nhu cầu sử dụng.
Giá hầu hết các sản phẩm hàng hóa đều đã vận hành theo cơ chế thị trường, không thể áp đặt mệnh lệnh hành chính để kéo giá xuống. Cơ quan Nhà nước khó có thể chuyển những động thái giảm giá xăng dầu vào việc giảm giá các mặt hàng khác.
Cũng có ý kiến cho rằng giá cả thị trường lên xuống do biến động chuỗi cung ứng cần có độ trễ nhất định. Có thể hiểu là cần một khoảng thời gian để các ngành nghề, lĩnh vực điều chỉnh giá cả.
Tuy nhiên, trễ đến mức nào thì chưa ai biết chính xác mà càng chậm thì người tiêu dùng càng thiệt hại, còn ở góc độ vĩ mô là ảnh hưởng đến các cân đối lớn, đến lạm phát, đến sự ổn định của nền kinh tế.
Vì vậy, để không giá cả “tăng nhanh, giảm chậm”, trước hết, rất cần trách nhiệm xã hội của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh, cùng chia sẻ gánh nặng với cộng đồng.
Đồng thời, cộng đồng cũng cần lên tiếng để các nhãn hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ điều chỉnh giá cả sản phẩm của mình phù hợp theo tinh thần: Lợi ích hài hòa – rủi ro chia sẻ.
Đặc biệt, các cơ quan chức năng liên quan (quản lý thị trường, quản lý giá) phải vào cuộc ngay và luôn (nhanh hơn cả đà tăng của giá cả), sử dụng tối đa các công cụ quản lý, kiểm soát để giảm mạnh độ trễ của quá trình giảm giá hay tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với những hàng hóa thực hiện bình ổn giá, thiết yếu cho sản xuất, đời sống như xăng dầu, vật tư xây dựng, cước phí vận tải, nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp…
Các cơ quan quản lý cần làm tốt hơn nữa vai trò "nhạc trưởng"… để mang lại sự đồng điệu cho “bản nhạc” giá cả vì sự ổn định của nền kinh tế, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giá thép hôm nay, 12/8: Giá thép trong nước tiếp tục giảm, giá thép thế giới tăng nhẹ trở lại

Xây dựng Nghị định thư cho 8 loại trái cây

Xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc: Giảm lượng, tăng giá trị

Thị trường hàng hóa Việt Nam: Thu hút sự quan tâm của các sở giao dịch thế giới

TS Nguyễn Minh Phong: Hệ lụy và giải pháp đối phó với bão giá vật liệu xây dựng
Tin cùng chuyên mục

Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh đề nghị các doanh nghiệp bình ổn rà soát giá hàng hóa

Tuân thủ pháp luật và quản lý rủi ro tốt: Nền tảng để thị trường giao dịch hàng hóa phát triển

Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh nói gì khi giá hàng hóa không giảm theo xăng?

Giá thực phẩm “hạ nhiệt”, người tiêu dùng phấn khởi

Bài 4: Giải quyết hài hoà bài toán lợi ích quốc gia và hội nhập quốc tế

Thị trường hàng hoá tiếp tục khởi sắc, nhóm nông sản bật tăng mạnh mẽ

Cần đồng bộ chính sách để thúc đẩy hoạt động giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Bài 3: Cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam đang phát triển ra sao?

Bài 2: Xu thế phát triển thế giới và gợi mở cho Việt Nam

Họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 7: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu, thịt lợn

Bài 1: Từ nghị quyết của Đảng đến Chiến lược của quốc gia

Thị trường hàng hóa ngày 26/7: Nhóm nông sản bật tăng trước những lo ngại về nguồn cung

Thị trường hàng hoá khởi sắc sau 5 tuần lao dốc

Giao dịch hàng hóa ngày càng phù hợp với quy mô vốn đầu tư nhỏ

Thị trường hàng hoá đỏ lửa tuần thứ 5 liên tiếp

Dự thảo thông tư về cửa hàng tiện lợi và hạ tầng thương mại: Vụ thị trường trong nước nói gì?

Bức tranh phát triển thị trường trong nước 6 tháng đầu năm 2022

Bộ Công Thương giải đáp về cửa hàng tiện lợi và Thông tư quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại

Chỉ số hàng hóa chung MXV-Index suy yếu tuần thứ 4 liên tiếp
