Vấn nạn hàng hoá kém chất lượng trên không gian mạng

Bài 4: Shopee: Chỉ lo thu phí bán hàng, để mặc hàng nhái, hàng giả tràn lan

Từ 2019 đến nay, Shopee 4 lần thay phí bán hàng nhưng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được rao bán trên sàn TMĐT này.

Tràn lan sản phẩm không tem nhãn phụ được rao bán công khai trên Shopee

Bài 1: Hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên nền tảng Tiktok Bài 2: Tiktok đang đánh đổi rủi ro của người tiêu dùng để lấy doanh thu khủng?

Trong bài viết "Tràn lan sản phẩm không tem nhãn phụ được rao bán công khai trên Shopee", Báo Đại biểu Nhân Dân đã nêu lên thực trạng hàng hoá không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt được rao bán công khai trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Shopee.

Việc hàng hoá không có hoá đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng đã gây ảnh hưởng trực đến quyền lợi người tiêu dùng dùng theo điều 8 và 9 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.

Shopee: Chỉ lo thu phí bán hàng, để mặc hàng nhái, hàng giả tràn lan -0
Tràn lan đồng hồ nhái theo thương hiệu đồng hồ Rolex nổi tiếng

Bất chấp hàng hoá kém chất lượng vẫn được tiêu thụ mỗi ngày thông qua sàn TMĐT, kể từ năm 2019, Shopee đã 4 lần thay đổi phí bán hàng (đã bao gồm VAT). Cụ thể, ngày 01.04.2019, Shopee chính thức thu 2% phí thanh toán. Ngày 1.4.2021, phí thanh toán được tăng lên 2,2%. Từ ngày 1.4.2022 đến ngày 2.1.2023, phí thanh toán lại được tăng lên là 2,5%. Cho đến thời điểm ngày 3.1.2023, phí này chính thức được tăng lên là 3%.

Shopee liên tục tăng phí bán hàng mặc cho hàng nhái, hàng giả tràn lan -0
Chi tiết một đơn hàng đã được bán thành công trên sàn TMĐT Shopee. Ảnh: PV

Theo tìm hiểu của phóng viên, mỗi gian hàng trên Shopee đều phải đóng một số khoản cố định như phí thanh toán, phí giao dịch, phí dịch vụ. Phí thanh toán luôn bao gồm VAT (thuế giá trị gia tăng). Ngoài ra, còn có chi phí phạt và chi phí quảng cáo.

Với việc thay đổi phí bán hàng liên tục từ năm 2019 đến nay và số lượng đăng ký gian hàng gia tăng mỗi ngày, theo thống kê của nền tảng số liệu TMĐT Metric, Shopee chiếm tới 73% tổng doanh thu 4 sàn trong năm 2022 với khoảng 91.000 tỷ đồng trong khi ông lớn Lazada xếp thứ hai với khoảng 26.500 tỷ đồng. Doanh thu của Tiki và Sendo lần lượt là 5.700 tỷ đồng và gần 1.000 tỷ đồng.

Shopee: Chỉ lo thu phí bán hàng, để mặc hàng nhái, hàng giả tràn lan -0
Một sản phẩm nước rửa tay của nước ngoài được mua từ Shopee nhưng không có tem nhãn phụ

Doanh thu khủng là vậy nhưng hiện nay cơ quan thuế đang quản lý đối với các tổ chức kinh doanh trên sàn (người bán, chủ sở hữu sàn, các đơn vị vận chuyển), theo cơ chế rủi ro.

Trên cơ sở thông tin quản lý thuế, cơ quan thuế tiến hành đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro của người nộp thuế để áp dụng biện pháp quản lý thuế phù hợp; trường hợp rủi ro thì áp dụng biện pháp thanh tra, kiểm tra.

Thời gian gần đây, các cơ quan thuế tập trung thanh tra, kiểm tra đối với chủ sở hữu sàn và các đơn vị vận chuyển, nhằm thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên sàn.

Theo đó, đối với hoạt động của các cá nhân trên sàn (cá nhân bán hàng, cộng tác bán hàng liên kết) nhưng không hoặc chưa đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, nếu thuộc đối tượng quản lý thì cơ quan thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn ấn định mức thuế khoán hàng năm.

Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có hoạt động TMĐT thì căn cứ vào doanh thu thực tế phát sinh, yêu cầu hộ cá nhân tự thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định. Tuy nhiên, cơ quan thuế rất khó giám sát và thu thập thông tin về mua bán kinh doanh trên nền tảng trực tuyến nên việc xảy ra thất thu NSNN đối với nhóm đối tượng này là khó tránh khỏi.

Theo quy định tại Thông tư số 100/2021/TT-BTC, trường hợp tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh, thì Cục Thuế phối hợp với sàn giao dịch TMĐT trong việc chia sẻ và cung cấp thông tin của cá nhân kinh doanh theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế để quản lý thuế.

Tuy nhiên đến hiện tại, chủ sở hữu sàn Shopee chưa thực hiện cơ chế khai thay, nộp thay cho cá nhân kinh doanh trên sàn theo ủy quyền dân sự. Một số Cục Thuế đã yêu cầu Shopee cung cấp thông tin, hoặc tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của sàn để khai thác thông tin đối với các giao dịch mua bán hàng trên sàn. Từ đó có thêm thông tin đối chiếu, phục vụ công tác quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh.

Mặc dù vậy, công tác quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh trên sàn TMĐT Shopee đang gặp nhiều khó khăn. Trước hết là số lượng cá nhân tham gia kinh doanh trên sàn rất lớn, phạm vi hoạt động rộng khắp trên toàn quốc, cùng lúc trên nhiều nền tảng, loại hình kinh doanh đa dạng, không ổn định, thời gian kinh doanh là 24/7, gây khó khăn trong việc xác định doanh thu, thu nhập của các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Chưa kể, khi tham gia bán hàng trên sàn, người bán không cần phải cung cấp mã số thuế mà chỉ cần phải cung cấp một số thông tin bắt buộc như: tên, số điện thoại, chứng minh nhân dân/căn cước công dân...

Trong khi đó, khâu kiểm duyệt thông tin của sàn lỏng lẻo, dẫn đến thông tin để xác định định danh cá nhân không chính xác, hoặc có tình trạng sử dụng giấy tờ của người khác để đăng ký kinh doanh trên sàn. Điều này khiến cơ quan thuế khó theo dõi, quản lý cũng như xác định đúng đối tượng.

Bên cạnh đó, nhiều cá nhân thuộc diện quản lý thuế đã lập nhiều tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội... với mục đích giảm doanh thu mỗi tài khoản không quá 100 triệu đồng/năm, gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc thu thập thông tin nộp thuế.

Ngoài ra, nhiều hóa đơn mua bán hàng hóa có giá trị nhỏ giữa cá nhân trong nước và nước ngoài, dẫn đến việc yêu cầu tuân thủ thuế không dễ dàng khi số tiền nộp thuế phải đóng rất nhỏ, thậm chí thấp hơn chi phí tuân thủ thuế. Cá biệt, các chủ sở hữu sàn cũng thường viện lý do người cung cấp dịch vụ, kết nối người mua và người bán bảo mật thông tin khách hàng mà chưa phối hợp cung cấp thông tin cho cơ quan thuế.

Rõ ràng, khả năng thất thu ngân sách nhà nước từ thuế đối với kinh doanh TMĐT là rất lớn khi các cơ quan quản lý khó giám sát và thu thập thông tin kinh doanh trên nền tảng trực trực tuyến.

Mặt khác, việc thực hiện cung cấp thông tin các giao dịch mua bán trên sàn Shopee theo yêu cầu của từng cơ quan thuế vẫn còn riêng lẻ, thiếu tính đồng bộ, khó tập hợp với thông tin thu thập từ các nguồn khác, khó xử lý và tổng hợp, đồng thời có thể khiến doanh nghiệp mất nhiều nguồn lực cho công việc này, tăng chi phí quản lý.

Liên quan đến việc các loại phí của Shopee đều đã bao gồm VAT, phóng viên đã liên hệ với Shopee qua số điện thoại 19001221. Tại đây, nhân viên tư vấn cho biết, cơ quan thuế là đơn vị có trách nhiệm về các loại phí đã bao gồm VAT theo quy định của Shopee cũng như vấn đề người bán phải đóng thuế khi nào.

daibieunhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.

Tin cùng chuyên mục

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant, bộ công cụ số thông minh nhằm tăng cường hiệu suất gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp SMEs đã ra mắt tại Việt Nam.
Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Sau hơn 2 năm ra mắt, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai đã có 40 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia với 300 sản phẩm.
TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

Sở Thông tin và Truyền thông cùng Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử trên địa bàn.
Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử đã và đang có sự bùng nổ trong những năm gần đây. Với các nhà phân phối, đây là một cơ hội vàng để phát triển sự nghiệp.
Bộ Công Thương: Quyết liệt giải pháp chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng

Bộ Công Thương: Quyết liệt giải pháp chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng

Nhằm ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.
67 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

67 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

Hai tháng đầu năm, nhà cung cấp nước ngoài nộp 2.030 tỷ đồng tiền thuế. Trong đó có những công ty công nghệ hàng đầu thế giới nộp thuế: Google, Apple, TikTok...
Tràn lan shop "ảo" giá siêu rẻ "lừa" người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Tràn lan shop "ảo" giá siêu rẻ "lừa" người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Hiện nay, tình trạng giả mạo sàn giao dịch, thương hiệu lớn diễn ra ngày càng nhiều, nhất là khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân ngày càng cao.
59% người dùng sử dụng mạng xã hội làm công cụ nghiên cứu sản phẩm

59% người dùng sử dụng mạng xã hội làm công cụ nghiên cứu sản phẩm

Tại Việt Nam, có tới 59% người tiêu dùng tin tưởng vào mạng xã hội để nghiên cứu thông tin về sản phẩm, trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động