Đi tìm lời giải bài toán đứt gẫy nguồn cung xăng dầu

Bài 4: Doanh nghiệp Nhà nước và vai trò “trụ đỡ" khi giải bài toán khó cung ứng xăng dầu

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng đứt gãy, các doanh nghiệp xăng dầu nhà nước đã phát huy vai trò chủ đạo, trụ đỡ của nền kinh tế lúc thị trường khó khăn, dị biệt.
Bài 1: Toàn cảnh bức tranh thiếu hụt, đứt gẫy chuỗi cung ứng xăng dầu Bài 2: Hệ thống phân phối xăng dầu “5 tầng”: Liều thuốc trước mắt và “cuộc đại phẫu” Bài 3:“Xe cứu thương vượt đèn đỏ” và bài học tôn trọng quy luật kinh tế trong "cú sốc" xăng dầu

Doanh nghiệp Nhà nước - công cụ khắc phục khuyết tật, thiếu hụt của kinh tế thị trường

Khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiên được nêu tại Đại hội IX của Đảng (4/2001), trong đó khẳng định: “Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.” Trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta xác định, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo (bên cạnh kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).

Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước một lần nữa xác định, doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau hơn 35 năm thực hiện sắp xếp, đổi mới, doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam vẫn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự hiện diện của doanh nghiệp nhà nước trong các ngành, lĩnh vực nhằm đảm bảo mục tiêu chiến lược về quốc phòng, an ninh quốc gia, an toàn xã hội. Doanh nghiệp nhà nước là công cụ khắc phục những thất bại hoặc thiếu hụt của thị trường (như các thành phần kinh tế khác không muốn tham gia hoặc không có khả năng tham gia; không có thị trường hoặc chưa hình thành được thị trường cạnh tranh).

Bài 4: Doanh nghiệp Nhà nước và vai trò “trụ đỡ
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã nỗ lực tăng nguồn cung dầu thô để đáp ứng nhu cầu thị trường

Luận điểm này càng được chứng minh trong câu chuyện cụ thể của ngành xăng dầu hơn 2 năm trở lại đây. Trong bối cảnh một số doanh nghiệp đầu mối không nhập hàng hoặc nhập hàng hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, những doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh xăng dầu “đầu tàu” như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL), Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn… đã phát huy vai trò, tăng nhập khẩu, tìm kiếm nguồn nguồn hàng, tăng công suất nhà máy nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước.

Tại cuộc họp giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên với các doanh nghiệp đầu mối, sản xuất, kinh doanh xăng dầu thuộc Nhà nước ngày 2/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thẳng thắn: “Thời gian qua, xuất hiện một số doanh nghiệp đã thoái thác trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo tổng giao xăng dầu mà Bộ đã giao cho. Song đây cũng là thời điểm, doanh nghiệp nhà nước thể hiện vai trò của mình, từ doanh nghiệp sản xuất đến doanh nghiệp đầu mối đều phải nỗ lực hết mình. Các doanh nghiệp sản xuất phải tiếp tục, nỗ lực đạt và vượt xa sản lượng đã cam kết, càng nhanh càng tốt”.

Do đó, các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu, phân phối xăng dầu ngoài việc cung ứng đầy đủ xăng dầu cho thương nhân phân phối, đại lý của mình còn được giao trách nhiệm phải vươn ra các thị trường đang thiếu hụt cục bộ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này, phải vươn lên để bảo đảm nguồn cung trong mọi hoàn cảnh, dù gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là cơ sở để sàng lọc lại doanh nghiệp đầu mối, sau đó là sàng lọc thương nhân phân phối.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp nhà nước bao gồm: PVN, Petrolimex, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty Cổ phần thương mại dầu khí Đồng Tháp, Công ty TNHH MTV Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh Saigon Petro, Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ và Công ty cổ phần Xăng dầu Sài Gòn khẩn trương xem xét để xuất dự trữ thương mại, đáp ứng nhu cầu cho hệ thống của mình và ứng cứu cho những địa bàn đang thiếu hụt cục bộ trong thời điểm hiện tại.

Bộ trưởng cũng đề nghị PVN khuyến khích, động viên các doanh nghiệp sản xuất (Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn và Nghi Sơn) tiếp tục tăng sản lượng sản xuất và tăng sản lượng cung ứng ra thị trường thông qua hệ thống phân phối của mình.

Trong câu chuyện vô vàn khó khăn của ngành xăng dầu thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã thừa nhận: “Chúng ta phải dựa vào các doanh nghiệp xăng dầu Nhà nước, đặc biệt là Petrolimex, PVOIL, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn. Bộ Công Thương đã làm việc trực tiếp, động viên và giao nhiệm vụ chính trị cho họ để giữ vững dòng chảy cho xăng dầu”.

Đơn cử, khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn gặp vấn đề đầu năm 2022, Bộ Công Thương đã lập tức giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong Quý II cho 10 doanh nghiệp đầu mối, hay đã liên tục họp với các doanh nghiệp để đánh giá tình hình thực hiện tổng nguồn và phân giao kế hoạch Quý IV nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước. Theo đó, với nhiệm vụ này, hầu hết các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối nhà nước đã thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong Quý IV năm 2022 phục vụ nhu cầu thị trường, Bộ Công Thương tiếp tục phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu (bao gồm nhập khẩu, mua từ các Nhà máy lọc dầu trong nước, tự sản xuất, pha chế) cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Tổng cộng lượng xăng dầu là 5.500.000 m3, tấn; bình quân 1.833.333 m3, tấn/tháng.

Khi vai trò chủ đạo tỏa sáng trong tình huống khó khăn, cấp bách

Là một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn trong ngành xăng dầu, Petrolimex luôn tuân thủ đúng chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, đặt ưu tiên hàng đầu là đảm bảo nguồn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, đáp ứng kịp thời cho nền kinh tế và an ninh năng lượng.

Ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc Petrolimex cho hay, trong bối cảnh Chính phủ và các Bộ, ngành thời gian qua đã vào cuộc hết sức quyết liệt để “xắn tay” cùng xử lý, tháo gỡ vướng mắc nhằm bình ổn thị trường, Petrolimex đã nghiêm túc triển khai, thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Bài 4: Doanh nghiệp Nhà nước và vai trò “trụ đỡ
Petrolimex nỗ lực cung ứng xăng dầu cho thị trường

Trong nước, Petrolimex đã đề nghị hai nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn có những cam kết chắc chắn về khả năng đảm bảo nguồn theo hợp đồng đã ký kết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đối với nguồn nhập khẩu từ nước ngoài, với bề dày lịch sử kinh doanh xăng dầu và uy tín trên thị trường trong nhiều năm, Petrolimex đã tích cực tìm kiếm nguồn hàng tin cậy, ký kết hợp đồng mua hàng sớm hơn thông lệ. Bên cạnh đó, tập đoàn liên tục nắm bắt thông tin, bám sát diễn biến của thị trường để linh hoạt xử lý, kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn hàng trong mọi tình huống.

9 tháng đầu năm, Petrolimex đã nhập khẩu gần 3,383 triệu m3/tấn xăng dầu từ nước ngoài, mua của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hơn 2,513 triệu m3/tấn xăng dầu và hơn 2,165 triệu m3/tấn xăng dầu từ Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn. Tỷ trọng nhập khẩu và mua trong nước tương ứng lần lượt là 42%, 31% và 27%.

Để đảm bảo nguồn hàng cho quý IV/2022, Petrolimex đã chủ động tạo nguồn cho thị trường nội địa dự kiến khoảng gần 3 triệu m3/tấn tương ứng khoảng 140% so với phân giao tối thiểu của Bộ Công Thương tại Văn bản số 6733/BCT-TTTN ngày 28/10/2022.

Đặc biệt, ngay trong giai đoạn thị trường xăng dầu diễn biến phức tạp, doanh nghiệp lỗ nặng, nhiều chuỗi cửa hàng đóng cửa, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) khẳng định toàn bộ gần 2.700 cửa hàng xăng dầu Petrolimex vẫn mở bán bình thường, đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân cả nước. Bức ảnh: “Khi họ đóng cửa chúng tôi phục vụ. Sau này hãy đến với chúng tôi” dưới hình ảnh chữ P kiêu hãnh và màu xanh đặc trưng của Petrolimex đã thực sự giúp xoa dịu bớt tình hình căng thẳng của thị trường xăng dầu những ngày nóng bỏng nhất.

Bài 4: Doanh nghiệp Nhà nước và vai trò “trụ đỡ" khi giải bài toán khó cung ứng xăng dầu
Bức ảnh: “Khi họ đóng cửa chúng tôi phục vụ. Sau này hãy đến với chúng tôi” thể hiện nỗ lực lớn của Petrolimex

Bên cạnh đó, tập đoàn đang cung cấp xăng dầu cho khoảng 120 thương nhân phân phối và 1.800 thương nhân nhượng quyền. Với các thương nhân phân phối và thương nhân nhượng quyền này, tập đoàn luôn đảm bảo cung ứng đầy đủ nguồn hàng theo đúng cam kết về sản lượng trong hợp đồng.

Tại một số địa phương, trước tình trạng người dân dồn về các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex với số lượng tăng cao, lượng hàng bán lẻ tại một số nơi tăng đột biến như: Tại TP. Hồ Chí Minh, trong một số ngày tháng 10 sản lượng xăng dầu xuất bán tăng đến 2,4 lần so với trước đây. Nhằm đảm bảo nguồn hàng phục vụ thị trường các tỉnh, thành phố phía Nam, 9 tháng đầu năm, lượng xăng dầu nhập qua Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè đạt 4.500.000 m3 (bình quân tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2021); sản lượng xuất bán đạt 1.080.000 m3 (tăng 38% so cùng kỳ 2021).

Đáng chú ý, từ ngày 18/10 đến hết tháng 10/2022, Petrolimex Sài Gòn nhập hàng với tổng sản lượng khoảng 190.000 m3, cùng với tồn kho hiện tại trên 300.000 m3 và những kế hoạch nhập hàng của các tháng tiếp theo đủ để đảm bảo nguồn cung ứng ổn định cho hệ thống phân phối Petrolimex phía Nam. Bên cạnh đó, Petrolimex Sài Gòn đã triển khai kế hoạch tăng nguồn cung nhằm góp phần chia sẻ áp lực thị trường và "gồng gánh" cho những cửa hàng xăng, dầu trở lại hoạt động bình thường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Tại Hà Nội, có những ngày đầu tháng 11 lượng xăng dầu xuất bán tăng trung bình từ 35 đến gần 40% so với tháng 10. Cũng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là khi một số cửa hàng của doanh nghiệp tư nhân nghỉ bán cục bộ, hoặc bán nhỏ giọt, tất cả các cửa hàng xăng dầu Petrolimex trên địa bàn TP. Hà Nội đã mở cửa phục vụ phục vụ khách hàng 24/24h. Petrolimex khuyến nghị khách hàng lựa chọn thời gian và địa điểm mua hàng phù hợp để hỗ trợ công tác bán hàng tại của hàng xăng dầu Petrolimex đảm bảo đúng quy trình với chất lượng phục vụ tốt nhất.

Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, do điều kiện vận chuyển khó khăn, có một số thời điểm, đã xảy ra tình trạng đứt hàng cục bộ tại Lào Cai, Sơn La… Đơn cử như trên địa bàn tỉnh Sơn La, hiện có 33 cửa hàng xăng dầu trực thuộc Chi nhánh Xăng dầu Sơn La (Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình – Petrolimex Hà Sơn Bình), trong đó có nhiều cửa hàng ở vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện như Sông Mã, Sốp Cộp… việc vận chuyển xăng dầu rất khó khăn. Đơn cử như huyện Sốp Cộp, để đưa xăng dầu đến nơi phải mất gần 2 ngày.

Chính vì vậy, khi một số cửa hàng xăng dầu thuộc các doanh nghiệp đầu mối khác trên địa bàn ngưng bán hoặc bán nhỏ giọt trong một số thời điểm nhất định thì lượng khách hàng đổ dồn vào các cửa hàng xăng dầu Petrolimex tăng cao, khiến sản lượng bán ra tăng vọt.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Vũ Quang Tuấn – Chủ tịch Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình – cho biết, trước đây, mỗi ngày trên địa bàn Sơn La tiêu thụ khoảng gần 200m3 xăng dầu nhưng thời gian gần đây, sản lượng tiêu thụ tăng vọt. Trước tình hình đó, Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình nỗ lực nhập hàng lên đến hơn 300m3/ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, kinh doanh. Đáng chú ý, các cửa hàng xăng dầu ở huyện Mộc Châu, Mai Sơn và tại TP. Sơn La đã mở bán 24/24h phục vụ khách hàng, đến hết ngày 13/11/2022.

Thực tế, mỗi cán bộ công nhân viên Petrolimex đã phải căng mình trong tất cả các công đoạn để đưa từng lít xăng dầu đến tay người tiêu dùng: Từ khâu tạo nguồn, đến hoạt động vận chuyển từ kho, cảng về các cửa hàng xăng dầu và cuối cùng là bán lẻ đến tay người tiêu dùng, doanh nghiệp. Mỗi giọt xăng dầu đã thấm đẫm những giọt mồ hôi cũng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của người lao động Petrolimex.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lý giải: “Xăng dầu có đặc thù, mỗi doanh nghiệp họ có hệ thống của mình. Cho nên ở đâu đó, ở một thời điểm nào đó, hệ thống của doanh nghiệp này hay doanh nghiệp kia hết xăng, nhưng Petrolimex luôn cam kết bán 24/24h, ở mọi địa điểm với lượng mua không hạn chế”.

Bài 4: Doanh nghiệp Nhà nước và vai trò “trụ đỡ
Dự kiến đến tháng 12 tới đây, sản lượng tạo nguồn của PVOIL sẽ đạt 3,6 triệu m3/tấn, đáp ứng nhu cầu xăng dầu tăng cao trong nước

Cùng với Petrolimex, PVOIL cũng đã và đang khẳng định vai trò của mình trong hệ thống phân phối. Chủ tịch HĐQT PVOIL Cao Hoài Dương cho biết, năm 2022, Bộ Công Thương phân giao cho PVOIL đảm bảo sản lượng tạo nguồn là 3 triệu m3/tấn xăng dầu.

Tuy nhiên đến hết tháng 10 vừa qua, sản lượng tạo nguồn xăng dầu của PVOIL đã vượt con số Bộ Công Thương phân giao cả năm. Dự kiến đến tháng 12 tới đây, sản lượng tạo nguồn của PVOIL sẽ đạt 3,6 triệu m3/tấn, đáp ứng nhu cầu xăng dầu tăng cao trong nước.

Giống như Petrolimex, ngay giai đoạn thị trường xăng dầu gặp nhiều khó khăn nhất, PVOIL đã nỗ lực cung ứng xăng dầu ra thị trường. Đặc biệt, trong 02 ngày 08, 09/10/2022, nhiều cây xăng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đóng cửa, khách hàng ồ ạt chuyển qua các cây xăng PVOIL quá đông, tăng gấp 3 lần so với bình thường, gây áp lực lớn cho công tác điều độ hàng hoá. Chỉ tính trong 02 ngày này, sản lượng bán lẻ của PVOIL Sài Gòn và TIMEXCO tăng rất cao so với bình quân các ngày trước đó (xăng tăng 60%, dầu DO tăng 25%).

Mặc dù PVOIL liên tục đưa hàng về các cây xăng nhưng đôi lúc cũng không kịp đáp ứng nhu cầu tăng đột biến nên xảy ra hiện tượng một số cây xăng hết mặt hàng xăng trong khoảng thời gian ngắn khi chờ xe bồn đến nhập hàng; tuy nhiên, tuyệt đối không có việc cây xăng PVOIL đóng cửa.

Trong những ngày tiếp theo và hiện nay, PVOIL vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực khắc phục các khó khăn chung của thị trường nhằm đảm bảo nguồn hàng và duy trì hoạt động ổn định của các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng như toàn hệ thống.

Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, riêng trong tháng 10 vừa qua, sản lượng xăng dầu cung ứng ra thị trường của PVOIL đã tăng hơn 40% so với mức bình thường do nhiều cây xăng tư nhân thiếu xăng dầu hoặc tạm đóng cửa, khiến khách hàng đổ dồn về các cây xăng của doanh nghiệp nhà nước như PVOIL.

Vượt khó nâng công suất, tăng nguồn cung

Bên cạnh khâu phân phối, các doanh nghiệp nhà nước cũng nỗ lực đáp ứng tối đa nguồn cung xăng dầu nội địa. Theo ông Lê Mạnh Hùng - Tổng giám đốc PVN, trong bối cảnh các mỏ dầu ở Việt Nam đang suy giảm sản lượng một cách nghiêm trọng, việc duy trì khai thác dầu thô để tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định cho các nhà máy lọc dầu trong nước là một sự nỗ lực rất lớn của PVN.

Theo đó, PVN đã nỗ lực lớn để đưa sản lượng khai thác dầu thô trong 10 tháng đạt 9,03 triệu tấn, vượt 3% kế hoạch cả năm 2022 và tiệm cận mức thực hiện cùng kỳ năm 2021 (bằng 99,4%). Sản lượng khai thác dầu về đích sớm do các mỏ khai thác chủ lực đã duy trì nhịp độ khai thác; công tác quản trị sản lượng, các giải pháp kỹ thuật được áp dụng liên tục, đồng bộ và kịp thời, gắn với công tác phát triển mỏ, từ đó đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy lọc đầu Dung Quất.

Song song với đó, PVN còn chỉ đạo và làm việc với 2 Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn và Nghi Sơn tiếp tục vận hành tối đa và vận hành vượt công suất để tiếp tục cung ra thị trường xăng dầu thành phẩm, đáp ứng nhu cầu của đất nước.

Bài 4: Doanh nghiệp Nhà nước và vai trò “trụ đỡ
PVN phải đảm bảo duy trì nhịp độ khai thác, đặc biệt là ở các mỏ khai thác chủ lực

Để tăng công suất của các nhà máy lọc dầu không dễ, vì còn liên quan đến nguồn dầu đầu vào, song ông Bùi Ngọc Dương – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn cho hay, trung bình 9 tháng đầu năm, để góp phần đảm bảo nhu cầu xăng dầu trong nước, nhà máy sản xuất vượt kế hoạch 106% mặc dù những tháng đầu năm còn thấp do nhu cầu sản phẩm trong nước rất cao.

Sau đó, ngay khi Bộ Công Thương có Công văn số 6327/BCT-TTTN ngày 13/10 gửi Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Lọc hóa dầu Bình Sơn về việc bảo đảm nguồn cung xăng dầu, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã liên tục tăng công suất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường xăng dầu đang thiếu hụt trong thời gian qua. Đặc biệt, từ đêm 4/11 đến rạng sáng 5/11/2022, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã nâng dần công suất lên 112% để góp phần giảm áp lực nguồn cung xăng dầu cho đất nước.

Thực tế, việc nâng 12% công suất thiết kế của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vẫn đảm bảo trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, việc nâng công suất để tăng sản lượng xăng dầu lại đòi hỏi sự đầu tư và nỗ lực lớn về con người, tiềm lực kinh tế. Đồng thời, việc nâng công suất cũng đặt ra thách thức mới về nguồn nguyên liệu đầu vào, nhất là tại thời điểm nguồn cung dầu thô thế giới bị đứt gãy và giá cả biến động khôn lường như hiện nay.

Bài 4: Doanh nghiệp Nhà nước và vai trò “trụ đỡ
Lọc hóa dầu Bình Sơn liên tục tăng công suất

Trong khi đó, việc tính toán mua dầu thô nguyên liệu đều phụ thuộc vào kế hoạch sản lượng sản xuất đã được tính toán từ đầu năm và thông thường Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chỉ mua dự phòng thêm 5% để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Hiện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất mua khoảng 70% dầu thô từ các mỏ trong nước, phần nguyên liệu đầu vào 30% còn lại chủ yếu mua từ nguồn dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ và của một số nước Tây Phi.

Công điện số 1085/CĐ-TTg ngày 11/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chỉ đạo Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn có phương án phân phối xăng dầu hợp lý, ưu tiên nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp đã và đang nhập khẩu xăng dầu để hỗ trợ bù đắp chi phí.

Với nguồn dầu thô mua từ các nước cách xa Việt Nam như vậy, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thường phải ký hợp đồng trước từ 2-3 tháng để đối tác nước ngoài có thể chuẩn bị cũng như có thời gian vận chuyển về Việt Nam. Tuy nhiên, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Công Thương, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã và đang tập trung đàm phán với các chủ mỏ trong nước và nước ngoài tại Việt Nam để tăng sản lượng khai thác, bổ sung thêm nguồn dầu thô tháng 11 và 12/2022 cho nhà máy Lọc dầu Dung Quất, rút ngắn thời gian vận chuyển xuống còn một nửa và chấp nhận giá cao. Nếu các đàm phán thành công, đây sẽ là nguồn nguyên liệu bổ sung nhanh nhất phục vụ cho nhu cầu trong nước.

Cần trợ lực kịp thời cho doanh nghiệp

Nỗ lực là vậy, song hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xăng dầu cũng đang phải chịu những áp lực lớn do bài toán chi phí đè nặng lên hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi các doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Đơn cử, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thông tin, để đảm bảo nguồn cung cho hệ thống vận hành không bị gián đoạn 24/24h; đảm bảo người dân mua xăng dầu không phải hạn chế số lượng, Petrolimex vừa phải đặt một lô hàng để phục vụ cho nhu cầu trong tháng 12, chấp nhận lỗ đến 600 đồng/lít. Petrolimex cũng dự tính, năm nay, họ có thể phải chấp nhận con số lỗ lên đến 1.400 tỷ đồng.

“Biết là lỗ, tuy nhiên, Petrolimex vẫn chấp nhận nhập khẩu về để thực hiện nhiệm vụ chính trị. Doanh nghiệp cũng đề xuất rằng sau này khi nhìn nhận lại thì Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Chính phủ ghi nhận doanh nghiệp không làm thất thoát vốn nhà nước mà đang thực hiện nhiệm vụ chính trị” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Hoạt động điều hành xăng dầu từ trước đến nay luôn phải đảm bảo hài hòa lợi ích của 3 nhóm đối tượng người dân, người sử dụng xăng dầu; doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; Nhà nước (bao gồm mục tiêu tăng trưởng và đảm bảo CPI). Tuy nhiên, trước mắt, có lẽ, đối tượng cần và nên được ưu tiên nhiều hơn chính là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Vì nếu các doanh nghiệp lỗ, không có xăng dầu để bán thì ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân sinh cũng như sự phát triển kinh tế. Ngược lại, nếu được tính đúng, tính đủ chi phí, nếu được chia sẻ kịp thời, các doanh nghiệp sẽ có đủ nguồn lực để vực dậy sau giai đoạn khó khăn, tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu trong ngành xăng dầu nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung.

Vì lẽ đó, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu định kỳ trước ngày 20 hàng tháng rà soát, tổng hợp, thống kê các chi phí liên quan đến kinh doanh xăng dầu và chủ động xem xét việc điều chỉnh theo quy định, bảo đảm sát với thực tiễn của thị trường và hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Thực hiện ngay nhiệm vụ này để phục vụ kỳ điều hành giá ngày 21 tháng 11 năm 2022. Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm báo cáo kịp thời, trung thực, chính xác các thông tin theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

Song song với đó, cú sốc xăng dầu vừa qua cũng đặt ra những yêu cầu thực sự cấp thiết cho công tác dữ trữ quốc gia mặt hàng xăng dầu. Bởi hiện nay, nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia tại Việt Nam chỉ khoảng 5-7 ngày, được đặt ở doanh nghiệp. Trong khi các quốc gia khác, nguồn dự trữ lên đến 90 ngày. Do đó, Chính phủ đã giao các Bộ Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia, hoàn thiện phương án nâng mức dự trữ quốc gia xăng dầu theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ và quy định của Luật dự trữ quốc gia và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Song song với đó, cơn sốc của thị trường xăng dầu còn là cơ hội để thanh lọc các doanh nghiệp không làm tròn trách nhiệm của mình trong xăng dầu – một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ ngành, địa phương rốt ráo xin ý kiến sửa đổi Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, trong đó một trong những nội dung quan trọng là làm rõ quyền và nghĩa vụ của các thương nhân phân phối xăng dầu; quyền và nghĩa vụ của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Từ đó sàng lọc, giảm bớt tầng nấc, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.

Phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước trong ngành xăng dầu: Nhìn ra các nước

Từ câu chuyện phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong câu chuyện đứt gẫy nguồn cung xăng dầu, nhìn ra các quốc gia lân cận, có thể thấy, ở nhiều nước, các doanh nghiệp nhà nước đều đóng vai trò chủ đạo trên thị trường xăng dầu.

Đơn cử, người láng giềng khổng lồ Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu ròng về dầu thô và dầu tinh chế, tuy nhiên để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững cho đến nay quốc gia này vẫn thực hiện cơ chế quản lý đối với giá bán lẻ xăng dầu.

Trong các thời điểm khủng hoảng về xăng dầu, Bộ Thương mại Trung quốc thường đưa ra thông báo đề nghị tất cả các thành phố thực hiện chế độ khẩn cấp về dầu và các chính quyền tỉnh, thành phố phải giữ ổn định cung và cầu. Hai doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn nhất của Trung Quốc là Tổng công ty xăng dầu Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tổng công ty xăng dầu và hóa chất Trung Quốc (Sinopec) sẽ được yêu cầu hạn chế việc xuất khẩu và tăng nhập khẩu dầu tinh chế để duy trì sự ổn định của thị trường.

Tại Nhật Bản, là một quốc gia không có tài nguyên dầu mỏ, phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu lại thường xuyên gánh chịu thiên tai, Nhật Bản lại đạt được những thành công kỳ diệu về phát triển kinh tế khiến cả thế giới phải khâm phục. Trong quản lý giá xăng dầu, Nhà nước Nhật Bản can thiệp sâu rộng và chặt chẽ. Nhiều đạo luật được ban hành như Luật kinh doanh xăng dầu, Luật doanh nghiệp phát triển dầu khí… chi phối mạnh mẽ hoạt động của các công ty xăng dầu. Tuy là nước không có tài nguyên dầu mỏ, nhưng Nhật Bản lại sở hữu rất nhiều các nhà máy lọc dầu, hoạt động xăng dầu chịu sự chi phối mạnh mẽ của nhà nước.

Các nội dung chính trong điều hành giá xăng dầu của Nhật Bản bao gồm: Thống nhất quản lý thông qua Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản. Nhà nước quản lý giá sản xuất cũng như giá bán lẻ, điều tiết lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu; thu nhiều loại thuế liên quan xăng dầu như: thuế nhập khẩu, thuế xăng dầu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế cầu đường tạm thời… Đây cũng là những công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho việc điều chỉnh giá cả; kiểm soát nguồn cung dầu thô đầu vào cho các nhà máy lọc dầu, hạn ngạch sản xuất đầu ra, thậm chí kiểm soát cả quy mô, đầu tư mới, đầu tư mở rộng các nhà máy lọc dầu, các trạm xăng, cây xăng; hạn chế đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lọc dầu; không cho phép đầu tư nước ngoài tham gia phân phối và quảng bá.

Malaysia là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có trữ lượng dầu thô lớn, khoảng 3 tỷ thùng. Quốc gia này có 6 nhà máy lọc dầu trong đó có 3 công ty nhà nước thuộc sở hữu của Tập đoàn dầu khí quốc doanh Petronas với công suất chế biến khoảng 540 nghìn thùng/ngày. Về chính sách gia nhập thị trường, Malaysia chỉ thành lập duy nhất một doanh nghiệp nhà nước có toàn quyền sở hữu về ngành dầu khí và độc quyền thăm dò tìm kiếm dầu khí trên đất liền và ngoài khơi thuộc chủ quyền của Malaysia, đó là hãng Petronas. Đây là một công ty dầu khí tổng hợp đảm nhận từ thăm dò, khai thác, chế biến và tiêu thụ cũng như các hoạt động khác thuộc lĩnh vực công nghiệp dầu khí. Petronas do chính phủ Malaysia điều hành thông qua bộ máy tham mưu là “Hội đồng cố vấn dầu khí quốc gia”, các bộ của chính phủ chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tùy theo chức năng của từng bộ liên quan đối với Petronas.

Những minh chứng trên cho thấy, vai trò của doanh nghiệp nhà nước đối với ngành xăng dầu là vô cùng quan trọng ở bất cứ quốc gia nào. Trong câu chuyện đứt gẫy nguồn cung xăng dầu càng cho thấy quan điểm định hướng XHCN làm hỏng thị trường, đòi tư nhân hóa, xóa bỏ định hướng XHCN là sai lầm. Trong bối cảnh khó khăn của thị trường, vai trò của doanh nghiệp nhà nước càng được khẳng định là trụ đỡ, là động lực để giảm bớt khó khăn, duy trì chuỗi cung ứng xăng dầu được bền vững.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước nêu rõ:

- Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối; được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước. Tách bạch nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông thường và nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công ích.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước để làm tốt vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, bảo đảm doanh nghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm được coi là giải pháp tối ưu hóa hạ tầng kho chứa, cảng biển; tăng hiệu quả, chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia.
Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hiện thực hóa hiệu quả 4 quy hoạch ngành quốc gia sẽ góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.
Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Ngày 21/12/2024, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã tổ chức đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống.
EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Theo EVNNPT, việc hoàn thành đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2 sẽ tăng cường cấp điện cho tỉnh Kiên Giang, đảo ngọc Phú Quốc.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Tờ trình, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về giấy phép hoạt động điện lực.

Tin cùng chuyên mục

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

Ngày 21/12, EVNNPT đã đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm (Nghệ An), thiết thực chào mừng 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam.
70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau 70 năm hình thành và phát triển, ngành điện Việt Nam luôn là một trong những trụ cột an ninh năng lượng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Tạp chí Luật sư Việt Nam đã tổ chức Toạ đàm với chủ đề tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý để phát triển các dự án điện khí LNG.
Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Bộ Công Thương đang tích cực xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn nhằm sớm triển khai hiệu quả Luật Điện lực.
Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Ngày 20/12, diễn ra Lễ trao giải “Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng và Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024".
Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Về nhiệm vụ, giải pháp trung và dài hạn, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí.
Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện với tổng vốn hơn 1.600 tỷ đồng.
Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Cứ đến tháng 12 hàng năm cùng với các công ty điện lực trên toàn quốc, Công ty Điện lực Cao Bằng lại có nhiều hoạt động thiết thực nhằm tri ân khách hàng.
Lào Cai: Điện lực Bắc Hà

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Chương trình "Thắp sáng làng quê” do Điện lực Bắc Hà triển khai tại các vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực.
Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là yếu tố quan trọng để có nguồn năng lượng bền vững và góp phần vào mục tiêu xây dựng Đà Nẵng- thành phố môi trường.
Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn Chuỗi phân phối LNG toàn cầu và vị thế Việt Nam, tổ chức ngày 18/12/2024 tại Hà Nội.
Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Năm 2024, Vietsovpetro đạt gia tăng trữ lượng trên toàn Lô 09-1 là hơn 2,5 triệu tấn dầu, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất sớm 20 ngày.
Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Chiều 17/12, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024.
Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Chiều 17/12, Bộ Công Thương và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao 'Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả' năm 2024.
Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

Cuối năm, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã và đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện đầy đủ với chất lượng tốt nhất.
EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư các dự án và cung cấp dịch vụ O&M cho các nhà máy điện tại nước CHDCND Lào.
Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Thời gian qua PC Điện Tuyên Quang tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các công trình điện, đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế địa phương.
Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Theo nghiên cứu và dự báo từ các nhà khoa học chỉ ra, năng lượng sinh khối sẽ đóng vai trò chủ lực tại khu vực nông thôn.
Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Ngày16/12, tại Hà Nội, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh đã tổ chức Lễ xuất xưởng và gắn biển công trình 'Thiết kế, chế tạo máy biến áp 500kV - 3x300MVA'.
Nhà máy xử lý rác thải

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành

Không khí thải, không tro xỉ thải, không nước thải, không phát tán mùi hôi, Nhà máy xử lý rác thải 4 không đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành tại Bắc Giang.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động