Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - Câu chuyện thể chế và trách nhiệm người đứng đầu:

Bài 3: Nhận diện đúng nguyên nhân, chỉ đúng thực trạng

Việc buông lỏng quản lý, nể nang, né tránh… tại nhiều đơn vị, địa phương là một trong các nguyên nhân gây nên thực trạng thất thoát, lãng phí lớn, nghiêm trọng.
Bài 2: Vẫn còn hàng nghìn dự án gây thất thoát, lãng phí Bài 1: Từ cuộc giám sát quy mô lớn, trải rộng

Ai chịu trách nhiệm trước những lãng phí?

Dẫn chứng trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đại biểu Lê Văn Thìn - đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên cho biết, tuyến quốc lộ 1A qua tỉnh Phú Yên có chiều dài 136,4 km phần lớn chạy qua vùng đồng bằng, chỉ có một số đoạn qua đồi núi thấp với địa hình khá thuận lợi.

Bài 3: Nhận diện đúng nguyên nhân, chỉ đúng thực trạng
Đại biểu Trần Quang Minh - đoàn Quảng Bình cho biết: Nhiều đại án trong những năm qua làm cho chúng ta không khỏi giật mình về những thất thoát quá lớn

Đoạn đường được kỳ vọng là tuyến huyết mạch, động lực chính cho hoạt động giao thông vận tải. Tuy nhiên, trong những năm qua, cử tri Phú Yên liên tục phản ánh sự hư hỏng của tuyến đường này. Mùa khô mặt đường lồi lõm, chắp vá tạo rãnh mấp mô. Mùa mưa rất nhiều “ổ voi, ổ gà” xuất hiện chi chít chỉ sau vài cơn mưa.

Không chỉ gây khó khăn cho hoạt động đi lại, vận chuyển hàng hóa, nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra. Nguyên nhân được Khu quản lý đường bộ III của Cục Đường bộ Việt Nam đưa ra là do biến đổi khí hậu; điều kiện địa chất, đồi núi phức tạp và do hiện trạng đường sử dụng lâu, có nhu cầu sửa chữa lớn nhưng không được cấp kinh phí đầy đủ.

Những lý do này chưa được cử tri chấp nhận vì việc hư hỏng ở mặt đường diễn ra trong nhiều năm. Năm 2008, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã thống kê có trên 5.200 “ổ voi, ổ gà” trên toàn tuyến đường này và đến nay, sau nhiều năm tình trạng này vẫn liên tục tiếp diễn. Nhiều đoạn phải sửa chữa nhiều lần, nhiều chỗ vừa sửa chữa xong đã hư hỏng. Trong khi phần lớn đoạn đường chỉ vừa kết thúc bảo hành vào tháng 8/2022.

Cử tri cho rằng, còn có những nguyên nhân khác cần được quan tâm nhưng lại chưa được các cơ quan có liên quan nhắc đến. Đó là chất lượng xây dựng, chất lượng bảo trì, chất lượng sửa chữa và cách thức điều tiết, tổ chức hoạt động sửa chữa.

Theo báo cáo của Khu Quản lý đường bộ III, số kinh phí được cấp để sửa chữa vào các năm 2021, 2022 và dự kiến năm 2023 lần lượt phải chi trả là 63,5 tỷ đồng, 125,5 tỷ đồng và 173 tỷ đồng, chiếm khoảng 48% đến 66% nhu cầu sửa chữa.

Với diễn biến hư hỏng của đường vào những năm 2021, 2022 thì số kinh phí này bỏ ra chưa đến 1 năm đã mất toàn bộ. Số kinh phí này có thể không lớn so với những lãng phí đã được thống kê do chậm trễ của một số dự án lớn, nhưng nếu tính đầy đủ vào các chi phí mà người dân phải mất khi lưu thông qua đoạn đường này như: Chi phí hư hỏng hàng hóa, hư hỏng phương tiện vận chuyển và chi phí mất nhiều thời gian đi lại… con số đó sẽ hoàn toàn khác. “Đây thật sự là một sự lãng phí lớn và câu hỏi đặt ra ai phải chịu trách nhiệm cho sự lãng phí này” - đại biểu đoàn Phú Yên băn khoăn.

Theo đại biểu, biến đổi khí hậu và những nguyên nhân khác mà Cục Đường bộ Việt Nam đưa ra không phải là nguyên nhân chính của việc hư hỏng kéo dài, vì kỹ thuật thi công hiện nay có thể khắc phục được phần lớn vấn đề địa chất nếu chúng ta thực hiện đúng quy trình, quy định, không sửa chữa theo cách: mùa khô thì mải lo đầu tư, mùa mưa lại khẩn trương đi vá đường.

Chúng ta có những cây cầu treo, những đường hầm qua núi, không lẽ nào không có giải pháp lâu dài đối với một lớp đường bề dày vài cm. Vì vậy, cử tri Phú Yên đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải có giải pháp sửa chữa hiệu quả, bền vững, tiết kiệm hơn” - đại biểu Lê Văn Thìn kiến nghị.

Đại biểu Trần Quang Minh - đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Bình bày tỏ, cuộc giám sát tối cao thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vừa qua là một cuộc rà soát tương đối tổng thể, quy mô đối với lĩnh vực công. Không khó để nhận thấy sự lãng phí trong thực tế đối với cả công trình, dự án và các hoạt động cụ thể, từ việc lớn đến việc nhỏ, hầu khắp các lĩnh vực được giám sát và kể cả chưa được giám sát.

Nhiều đại án trong những năm qua làm cho chúng ta không khỏi giật mình về những thất thoát quá lớn. Trong khi đất nước còn khó khăn, một bộ phận người dân còn đang nghèo khó” - đại biểu Trần Quang Minh nói.

Theo đại biểu Trần Quang Minh, ngoài việc liên quan đến tham nhũng thì không loại trừ nhận thức, ý thức, trách nhiệm, lương tâm và trình độ, năng lực yếu kém của cán bộ lãnh đạo khi đưa ra những quyết định không phù hợp, gây ra lãng phí nặng nề, tổn hại khôn lường.

Điển hình như, hoạt động đầu tư ra nước ngoài, hợp tác với nước ngoài kém hiệu quả, thua lỗ trong thời gian vừa qua. Hay những con số thực sự cần phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc như: Giai đoạn 2016 đến 2021 có đến 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước có thất thoát lãng phí; 74.378,7 ha đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, vi phạm pháp luật và nhiều con số đáng suy ngẫm khác báo cáo giám sát chỉ rõ.

Phân tích thêm, ông Trần Quang Minh chia sẻ, thời gian qua, hầu hết các chủ trương ban đầu đưa ra cơ bản là hợp lý, đúng hướng. Tuy nhiên, khi thực hiện còn mang yếu tố chủ quan và nhiều lý do khác dẫn đến kém hiệu quả, thậm chí để lại hậu quả lâu dài, nhất là lãng phí về tài sản, đầu tư, nguồn lực và niềm tin trong nhân dân.

Chẳng hạn như việc sử dụng tàu vỏ sắt theo Nghị định 67, đây là một chính sách nhân văn, mang ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, bảo vệ chủ quyền biển đảo đối với ngư dân các tỉnh duyên hải miền Trung, nhưng khi triển khai thực tế gặp rất nhiều khó khăn, bất cập từ nhiều khâu dẫn đến thua lỗ kéo dài.

Hiện các ngân hàng thương mại đã tiến hành thanh lý các tàu với giá rất thấp, chỉ bằng 10% giá trị ban đầu, nhiều ngư dân đã trở thành “con nợ” sau vài chuyến đi biển. Điều đáng nói ở đây là sự lãng phí xảy ra khi chính sách chưa đi tới nơi, nhiều ngư dân bày tỏ sự tiếc nuối.

Ở Quảng Bình hiện có 69 tàu bị liệt kê vào nợ xấu, trong đó có 33 tàu nằm bờ cho hư hỏng, bị ngân hàng phong tỏa. Những ngư dân và thậm chí cả ngân hàng cho rằng cần thiết có sự điều chỉnh chính sách và đồng hành kịp thời bằng việc ban hành chính sách hỗ trợ mới tiếp nối để họ tiếp tục được đăng kiểm và vươn khơi, tránh lãng phí cơ sở vật chất và nguồn nhân lực” - ông Minh lưu ý.

Nhận định lĩnh vực đầu tư công ở nước ta được cho là gây ra thất thoát, lãng phí thuộc nhóm đứng đầu, đại biểu đoàn Quảng Bình nêu, tại các địa phương, nhiều công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, điện, nước đều trong tình trạng bố trí vốn không theo tiến độ dự án, dẫn đến tăng tổng mức đầu tư, giảm hiệu quả sử dụng vốn, tình trạng vốn “nhỏ giọt” nên nhiều công trình bỏ lửng hàng chục năm, tài sản xuống cấp, hư hỏng nhiều, có những công trình sau hàng chục năm “đắp chiếu” được chuyển đổi công năng sử dụng và sự chắp vá này dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả.

Khi đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và dứt điểm sẽ hạn chế tư tưởng cào bằng, cả nể trong phân bổ vốn đầu tư thì mới phát huy được sự tổng thể của nguồn vốn. “Ngoài chính sách pháp luật quy định thì việc tiết kiệm, chống lãng phí rất cần đến ý thức và lương tâm của người cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu của tổ chức cơ quan, đơn vị, địa phương” - ông Minh cho biết.

Nguyên nhân chủ quan vẫn là chính

Đại biểu Trần Đức Thuận - đoàn Nghệ An cho hay, nghiên cứu báo cáo của Đoàn giám sát cho thấy việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả quan trọng, tích cực, nhưng cũng còn có nhiều hạn chế, vướng mắc, bất cập. Lãng phí còn xảy ra nhiều trên các lĩnh vực cả công và tư, đặc biệt là lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản, tài nguyên quốc gia, sử dụng nguồn nhân lực.

Bài 3: Nhận diện đúng nguyên nhân, chỉ đúng thực trạng
Theo đại biểu Trần Đức Thuận - đoàn Nghệ An, nguyên nhân để xảy ra lãng phí có nhiều, cả khách quan và chủ quan, nhưng chủ quan là chính

Nguyên nhân để xảy ra lãng phí có nhiều, cả khách quan và chủ quan, nhưng chủ quan là chính” - đại biểu Trần Đức Thuận nói, đồng thời nêu, đáng chú ý là việc định mức, tiêu chuẩn, chế độ ở nhiều lĩnh vực chậm được sửa đổi, có định mức, tiêu chuẩn, chế độ quá lạc hậu, không phù hợp với thực tế, nhất là trong tình hình phát triển nhanh về nhiều mặt của đất nước ta như hiện nay.

Việc khảo sát, lập dự toán chưa sát nên quy mô dự án, công trình vượt quá nhu cầu, không sát thực tế nên hiệu quả thấp. Việc chậm tiến độ triển khai hoặc thi công kéo dài các dự án, công trình cũng là một trong những nguyên nhân gây lãng phí lớn.

Báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” chỉ rõ, những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh nguyên nhân do một số quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển thì nguyên nhân chủ yếu là việc tổ chức thực hiện.

Trong đó nguyên nhân chính là: Kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thực hiện chưa nghiêm; nhận thức pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa đầy đủ; còn có hiện tượng buông lỏng quản lý, nể nang, né tránh tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương; trình độ, năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ thực thi pháp luật còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.

Một số nơi chưa đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu và cơ quan tham mưu trong tổ chức thực hiện, chưa quyết liệt, kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh; sự phối hợp giữa các cơ quan ở cả trung ương, địa phương nhiều trường hợp còn chưa chặt chẽ, không kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh. Hiệu lực, hiệu quả thực hiện công vụ chưa đáp ứng yêu cầu.

Trách nhiệm chính của những tồn tại, hạn chế nêu trên thuộc về các tổ chức, cá nhân và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì tham mưu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không bảo đảm tiến độ, chất lượng; quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, biên chế, thời gian lao động, đất đai, tài nguyên, khoáng sản không hiệu quả, không đúng mục đích, gây thất thoát, lãng phí.

Các bộ, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm trong việc thiếu kiểm tra, giám sát, tham mưu, xử lý các vấn đề liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương có trách nhiệm trong chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện, trong một số trường hợp còn chậm, chưa kiên quyết xử lý các vi phạm và giải quyết các vướng mắc phát sinh.

Ngoài ra, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có phần trách nhiệm trong giám sát, kiến nghị và chưa giám sát đến cùng việc thực hiện các kiến nghị trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Cần tăng cường, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước để phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, xét xử việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xử lý nghiêm minh, kịp thời trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bài 4: Tạo sức lan tỏa, thực chất, hiệu quả

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung nhấn mạnh chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm đã củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho phát triển quan hệ Việt Nam-Malaysia.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Trường Đại học Quốc gia Malaya nhân chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21-23/11/2024.
Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Hóa chất (sửa đổi), theo đại biểu cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất.
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy hai nước.
Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao và trân trọng những trăn trở, tâm huyết, trách nhiệm của bà con kiều bào nhằm góp phần xây dựng đất nước Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Chiều 23/11, với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thống nhất thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước đầu tư có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm và xây dựng ngành hóa chất của chúng ta mang tính hiện đại hơn.
Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Tổng Bí thư mong muốn bà con tuân thủ các quy định pháp luật sở tại và hợp đồng lao động, nêu cao hình ảnh người Việt Nam.
Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Góp ý tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng đề nghị phải đổi mới tư duy, cách làm.
Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Tại phiên họp tổ Quốc hội sáng 23/11, ĐBQH cho hay, cần những quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Sáng ngày 23/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đi thị sát, kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.
Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Chuyến công tác tại Brazil và CH Dominica của Thủ tướng khẳng định tầm nhìn chiến lược và sẵn sàng tham gia, đóng góp trách nhiệm trước vấn đề toàn cầu.
Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất cần phải có quy định phát triển công nghiệp bán dẫn trong Luật Công nghiệp công nghệ số.
Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sáng 23/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã trình bày trước Quốc hội Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi).
Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, chiều 22/11, Phu nhân Ngô Phương Ly đã đến thăm Viện Tim quốc gia Malaysia.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas).
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn Malaysia

Chiều 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức Thống nhất Dân tộc Mã lai (UMNO) Zahid Hamidi.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ thăm, làm việc tại Vương quốc Đan Mạch và Cộng hòa Phần Lan từ ngày 24-29/11 nhằm tăng cường, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thị sát một số dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thị sát một số dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị

Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long dẫn đầu đã đến thăm một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Xung lực mới nâng tầm quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Bulgaria

Xung lực mới nâng tầm quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Bulgaria

Chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria tới Việt Nam sẽ thúc đẩy, làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Bulgaria.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động