Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - Câu chuyện thể chế và trách nhiệm người đứng đầu:

Bài 2: Vẫn còn hàng nghìn dự án gây thất thoát, lãng phí

Hàng nghìn dự án chậm tiến độ và có xu hướng tăng lên qua từng năm, trong đó hầu hết là các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm.
Bài 1: Từ cuộc giám sát quy mô lớn, trải rộng Báo cáo giám sát của Quốc hội: Hàng nghìn dự án gây thất thoát, lãng phí, 1086 dự án phải xử lý hình sự

Các dự án trọng điểm đều chậm tiến độ

Theo Đoàn giám sát chuyên đề: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”, bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; việc chấp hành pháp luật còn chưa nghiêm; trong một số trường hợp thất thoát, lãng phí là rất lớn, nghiêm trọng, làm mất đi cơ hội phát triển.

Bài 2: Vẫn còn hàng nghìn dự án gây thất thoát, lãng phí
Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021

Cụ thể như, việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm và hằng năm của các cấp, các ngành còn chậm, vẫn còn có tình trạng nặng về hình thức, chưa trọng tâm, trọng điểm; tổ chức triển khai, sơ kết, tổng kết đánh giá, nhân rộng mô hình tiên tiến còn nhiều hạn chế.

Công tác tham mưu, ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, có trường hợp còn sơ hở, dẫn đến lãng phí, thất thoát.

Bên cạnh đó, chưa khắc phục triệt để tình trạng chậm, chưa đầy đủ, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết; đặc biệt chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi không đầy đủ một số văn bản có nội dung chồng chéo, chưa thống nhất, khó khăn trong quá trình thực hiện. Hệ thống chính sách thuế chậm được sửa đổi để đáp ứng thực tiễn và triển khai lộ trình cải cách.

Những tồn tại, hạn chế khác phải kể đến như lập, thẩm định dự toán ngân sách nhà nước chưa sát thực tế. Nợ đọng thuế, thất thu, chậm thu, thu không đúng, không đủ; vi phạm các quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ còn diễn ra tương đối phổ biến. Kỷ luật, kỷ cương trong lập, chấp hành, tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm chưa nghiêm. Giao kế hoạch vốn đầu tư công chậm, nhiều lần trong năm. Công tác chuẩn bị đầu tư, lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập.

Đáng chú ý, hàng nghìn dự án chậm tiến độ và đang có xu hướng tăng lên qua các năm. Tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ của các bộ, ngành, địa phương năm 2016 có 1.448 dự án chậm tiến độ, năm 2017 là 1.609 dự án, năm 2018 là 1.778 dự án, năm 2019 là 1.878 dự án, năm 2020 là 1.867 dự án, năm 2021 là 1.962 dự án, trong đó hầu hết dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm đều chậm tiến độ.

Bên cạnh đó, hàng nghìn dự án phải điều chỉnh quyết định đầu tư, có dự án điều chỉnh nhiều lần, tổng mức đầu tư điều chỉnh cao gấp nhiều lần so với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu. Hàng trăm dự án vi phạm thủ tục đầu tư.

Hàng nghìn dự án có thất thoát, lãng phí, trong đó, năm 2016 là 590 dự án, năm 2017 là 840 dự án, năm 2018 là 422 dự án, năm 2019 là 125 dự án, năm 2020 là 923 dự án, năm 2021 là 185 dự án. Có nhiều dự án trong số 1.086 trường hợp phải xử lý hình sự, đã xét xử. Tỷ lệ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công thấp, đặc biệt là vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài giải ngân rất chậm, nhiều dự án phải gia hạn thời gian hoàn thành, giảm hiệu quả sử dụng vốn vay.

Nhiều dự án dở dang, dừng thực hiện dự án hoặc thi công đến điểm dừng kỹ thuật, nhưng chậm hoặc chưa kịp thời rà soát, cắt giảm, gây thất thoát, lãng phí. Quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, y tế chưa triệt để tiết kiệm, chưa hiệu quả, còn thất thoát, lãng phí. Số vốn không sử dụng hết, hủy dự toán và chuyển nguồn hằng năm còn lớn và có xu hướng gia tăng. Quản lý, sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương chưa chặt chẽ, hiệu quả, trong khi số chuyển nguồn cải cách tiền lương tiếp tục xu hướng tăng cao.

Công tác cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2016 -2020 rất chậm, còn nhiều bất cập. Giai đoạn 2016 - 2020, cổ phần hóa, thoái vốn chỉ đạt 30% kế hoạch. Vốn nhà nước đầu tư tại một số doanh nghiệp chưa được bảo toàn. Nhiều dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp còn thua lỗ, thất thoát, lãng phí.

Các dự án trọng điểm thuộc lĩnh vực dầu khí, điện, than, hóa chất chậm tiến độ nhiều năm,… rủi ro có thể gây thất thoát, lãng phí rất lớn và ảnh hưởng đến cân đối năng lượng nếu không có giải pháp xử lý kịp thời. Một số quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoạt động không hiệu quả, sắp xếp lại còn chậm, còn để xảy ra thất thoát, lãng phí.

Quy hoạch “treo, dự án treo còn khá phổ biến

Báo cáo của Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 còn chỉ rõ, việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ và công trình phúc lợi công cộng tại một số bộ, ngành, địa phương không đúng quy định, chưa hiệu quả; sử dụng sai mục đích, lãng phí; sắp xếp chậm, chưa xử lý dứt điểm tình trạng bị lấn chiếm, tranh chấp kéo dài nhiều năm.

Bài 2: Vẫn còn hàng nghìn dự án gây thất thoát, lãng phí
Tỷ lệ lấp đầy các khu kinh tế, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn thấp

Nhiều nhà, căn hộ tái định cư chưa đưa vào sử dụng hoặc không còn nhu cầu sử dụng, bỏ hoang, đang xuống cấp nghiêm trọng. Đơn cử như: Hà Nội vẫn còn 1.947 số căn hộ trống/17.863 căn nhà tái định cư chưa có quyết định bán nhà; 489 căn hộ chưa có phương án bố trí; Thành phố Hồ Chí Minh cũng có hàng nghìn căn hộ tái định cư ở các dự án đang bỏ hoang, vắng người ở, 1.274 căn hộ và 1.303 nền đất dùng làm quỹ dự phòng, có gần 5.000 căn hộ và nền đất đang làm thủ tục bán đấu giá…

Việc xác định giá trị để giao tài sản kết cấu hạ tầng quốc gia cho đối tượng quản lý còn rất chậm. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế. Các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, 5/6 quy hoạch vùng, hầu hết quy hoạch cấp tỉnh đến nay vẫn chưa được phê duyệt. Tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo” còn khá phổ biến.

Chỉ tính riêng 7/15 địa phương Đoàn giám sát làm việc có báo cáo đã có 1.739 công trình, dự án được UBND cấp tỉnh phê duyệt, nhưng không triển khai phải hủy bỏ, với tổng diện tích 12.015ha.

Tỷ lệ lấp đầy các khu kinh tế, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn thấp. Diện tích đất chưa sử dụng, để hoang hóa tại nhiều dự án, nhất là các khu đô thị còn lớn và kéo dài, có dự án kéo dài hàng chục năm. Nhiều khó khăn, vướng mắc, vi phạm trong quy hoạch xây dựng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, giao đất, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép, thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, làm ảnh hưởng đời sống, sinh kế người dân, gây thất thu ngân sách nhà nước và lãng phí trong sử dụng đất.

Hàng nghìn dự án thuộc đối tượng Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, nhưng chưa quan tâm xử lý, thu hồi. Theo báo cáo chưa đầy đủ của 61/63 tỉnh tính đến ngày 31/12/2021, có 908 dự án có khó khăn, vướng mắc với diện tích là 28.155 ha chậm hoặc chưa đưa đất vào sử dụng, nhưng mới xử lý thu hồi đất và chấm dứt hoạt động 172 dự án với diện tích là 6.922 ha; chưa xử lý 404 dự án với diện tích là 18.308 ha.

Quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường còn nhiều tồn tại, bất cập, sử dụng không hiệu quả và tiềm ẩn thất thoát lớn nguồn thu ngân sách nhà nước. Đến thời điểm tháng 12/2021, vẫn còn 28 địa phương chưa phê duyệt phương án sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp; vẫn còn 305.043 ha diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp có phương án bàn giao về địa phương chưa có Quyết định thu hồi và chưa có phương án sử dụng.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai còn hạn chế. Quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, tài nguyên nước chưa thật sự bền vững và hiệu quả, còn tình trạng khai thác quá mức, ảnh hưởng lớn đến yếu tố bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra. Cơ cấu tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang bộ và một số chính quyền địa phương còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian; chồng chéo, chưa hợp lý trong chức năng, nhiệm vụ. Tinh giản biên chế mới chủ yếu giảm về số lượng, chưa gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Việc quản lý, sử dụng biên chế, thời gian lao động ở nhiều Bộ, ngành, địa phương còn bất cập; cải cách hành chính chưa đạt kết quả như yêu cầu.

Nhiều vụ việc sai phạm trong đầu tư, đấu thầu, thẩm định giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính công, tài sản công, gây thất thoát, lãng phí rất lớn. Việc triển khai thực hiện các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước còn chậm. Tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước phát hiện qua điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa cao. Nhiều vụ việc thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án kéo dài nhiều năm, gây thất thoát, lãng phí, ách tắc, cản trở việc đưa các nguồn lực, tài nguyên vào khai thác, sử dụng hiệu quả.

Ông Lê Minh Nam - đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang: Do đổi mới cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện cho nên kết quả giám sát lần này đã giải quyết được rất nhiều vấn đề một cách hiệu quả, thiết thực. Theo đó, ngoài việc xác định cụ thể những tồn tại, hạn chế trong ban hành chính sách pháp luật, định mức, tiêu chuẩn chế độ thì báo cáo còn “bắt tận tay, day tận trán” để lượng hóa cụ thể giá trị, khối lượng, địa chỉ những hạn chế, tồn tại. Và qua đó, cũng khắc phục được tình trạng nêu chung chung. Vì cứ nêu chung chung thì dù nhiều nội dung vấn đề đã được đánh giá, kết luận nhưng nhiều người sẽ không nghĩ trong đó có “bóng dáng” của cơ quan, đơn vị, tổ chức của mình.

Bài 3: Nhận diện đúng nguyên nhân, chỉ đúng thực trạng

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Thủ hiến bang Hessen Boris Rhein

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Thủ hiến bang Hessen Boris Rhein

Chiều 27/11, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Thủ hiến bang Hessen Boris Rhein, Đức đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria mong muốn tham gia đầu tư thêm các khu chế xuất, khu công nghiệp, tuyến đường cao tốc và ngành chế biến lương thực thực phẩm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024

Chiều 27/11, tại Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương tới thăm và chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường, không chắc giảm được tỷ lệ thừa cân béo phì

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường, không chắc giảm được tỷ lệ thừa cân béo phì

Đại biểu cho rằng cần cân nhắc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường vì có thể giảm người sử dụng nhưng chưa hẳn giảm được tỷ lệ thừa cân béo phì.

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ chính thức trình Quốc hội tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Chính phủ chính thức trình Quốc hội tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Thường trực Nguyễn Hòa Bình, việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là cần thiết, có cơ sở và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10

Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10

Ngày 27/11, tại Hải Phòng đã diễn ra Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10.
Đề xuất bỏ quy định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ

Đề xuất bỏ quy định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ

Phát biểu tại hội trường Quốc hội chiều 27/11, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần loại bỏ điều hoà nhiệt độ ra khỏi danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy

Chiều 27/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Chiều 27/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lên 75%

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lên 75%

Đại biểu Quốc hội đề nghị nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lên 75%, bằng với mức hưởng lương hưu tối đa. Đây là mong mỏi của nhiều người lao động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào ngành bán dẫn, năng lượng tái tạo, logistics

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào ngành bán dẫn, năng lượng tái tạo, logistics

Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước.
Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Ban Nội chính Trung ương

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Ban Nội chính Trung ương

Sáng 27/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì buổi làm việc với Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Trình Quốc hội tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Trình Quốc hội tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Chiều 27/11, Quốc hội sẽ nghe tờ trình chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, sau khi Trung ương thống nhất chủ trương tái khởi động dự án.
Quốc hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Quốc hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Với tỷ lệ 89,77% đại biểu tán thành, sáng 27/11 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa.
Mở rộng quyền gia nhập công đoàn cho lao động là công dân nước ngoài

Mở rộng quyền gia nhập công đoàn cho lao động là công dân nước ngoài

Luật Công đoàn (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sáng 27/11 đã mở rộng quyền gia nhập công đoàn cho lao động là công dân nước ngoài.
Tách bạch quản lý xuất nhập khẩu thiết bị bay không người lái, phương tiện bay khác

Tách bạch quản lý xuất nhập khẩu thiết bị bay không người lái, phương tiện bay khác

Theo Luật Phòng không nhân dân được Quốc hội thông qua sáng 27/11, về quản lý xuất nhập khẩu thiết bị bay không người lái sẽ được tách bạch giữa các bộ.
Thủ tướng chỉ đạo bình ổn thị trường, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước

Thủ tướng chỉ đạo bình ổn thị trường, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường và các chính sách khuyến khích tiêu dùng để khơi thông thị trường trong nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024

Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất.
Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Chiều 26/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Công chứng (sửa đổi).
Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) theo hướng Cơ quan chủ trì thẩm tra đề xuất.
Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%

Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%

Với tỷ lệ 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Như vậy phân bón và máy nông nghiệp sẽ bị áp thuế VAT 5%.
Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Đây là nhận định nêu tại hội thảo tham vấn báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia 2030 vì sự phát triển bền vững.
Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại cuộc làm việc với tập đoàn, doanh nghiệp lớn Đan Mạch chiều 25/11 (giờ địa phương), tại Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động