Tiết kiệm điện: Mệnh lệnh cuộc sống giữa mùa khô hạn lịch sử 2023

Bài 3: Kinh nghiệm tiết kiệm điện trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Tiết kiệm điện là giải pháp hữu hiệu đã được nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy còn ở Việt Nam, ngoài ý thức, chúng ta cần làm gì?
Bài 1: Từ lời dạy của Bác Hồ đến việc tiết kiệm điện - mạch máu nền kinh tế Bài 2: Kiểm soát hiệu suất thiết bị để chống lãng phí năng lượng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát động tiết kiệm điện toàn quốc

Trước tình trạng khủng hoảng năng lượng diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đối mặt với nguy cơ thiếu điện trước các đợt nắng nóng như thiêu đốt, nhiều quốc gia đã phát động các chiến dịch tiết kiệm điện với những biện pháp đơn giản, thú vị mà rất hiệu quả và thiết thực.

Kinh nghiệm tiết kiệm điện trên thế giới

Hành vi tiết kiệm điện gồm hai khía cạnh cơ bản là hành động theo thói quen như cắt giảm trực tiếp và điều chỉnh hành vi, thay đổi thói quen sử dụng, đầu tư vào thiết bị công nghệ tiết kiệm điện mà không thay đổi lối sống. Điển hình như người tiêu dùng sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn cho các thiết bị có gán nhãn tiết kiệm điện. Để thay đổi và điều chỉnh hành vi tiết kiệm điện của người dân, chính phủ các nước đã tăng cường tuyên truyền và khuyến khích người dân thực hiện tiết kiệm điện.

Nhật Bản được đánh giá là quốc gia thành công trong nỗ lực kêu gọi và thuyết phục người dân tiết kiệm điện. Chính phủ Nhật Bản thường xuyên kêu gọi các gia đình và các ngành công nghiệp thúc đẩy tiết kiệm điện trong mùa hè cao điểm. Nổi tiếng phải kể đến chiến dịch "Cool Biz" (Công sở mát mẻ) do Thủ tướng Koizumi phát động vào mùa hè năm 2005, theo đó, khuyến khích các nhân viên ăn mặc những bộ quần áo đơn giản, mát mẻ và giảm sử dụng điều hoà trong những tháng mùa hè. Thủ tướng Koizumi đã cam kết sẽ không đeo cà vạt trong suốt chiến dịch, ngoại trừ những cuộc họp cấp cao. Trong chiến dịch Cool Biz lần thứ nhất, Nhật Bản đã cắt giảm được 460.000 tấn khí thải carbon dioxide, tương đương lượng khí thải của 1 triệu hộ gia đình thải ra trong mỗi tháng.

Bài 3: Kinh nghiệm tiết kiệm điện trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Chiến dịch "Cool Biz" (Công sở mát mẻ) do Thủ tướng Koizumi phát động vào mùa hè năm 2005

Nhật Bản khuyến khích các nhà hàng, văn phòng trồng các loại cây xanh để tạo bóng râm và làm mát không phí bên trong. Sử dụng các thiết bị điện thông minh, tiết kiệm năng lượng là lựa chọn được đa số người dân Nhật Bản lựa chọn. Số đông người dân Nhật xem việc tiết kiệm nhiên liệu là trách nhiệm cá nhân và họ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để mua các loại máy móc, vật dụng “sạch”.

Nhật Bản cũng có sự chênh lệch lớn về nhu cầu điện năng giữa giờ cao điểm và thấp điểm. Giải pháp điều chỉnh chiến lược của quốc gia này là sử dụng thủy điện tích năng, nghĩa là nước được bơm lên cao vào ban đêm bằng điện dư thừa vào giờ thấp điểm và cho chảy xuống phát ra điện vào giờ cao điểm. Để giảm đỉnh phụ tải, các công sở ở Tokyo cho nhân viên đi làm vào ngày nghỉ để tránh tình trạng điện cao điểm và nhân viên cũng được nghỉ trưa dài hơn. Chính quyền thành phố Gifu, tỉnh Gifu (Nhật Bản) cũng đã yêu cầu tất cả các nhân viên văn phòng trong thành phố nghỉ làm việc từ 13h-16h hàng ngày nhằm giảm lượng điện tiêu thụ trong những ngày hè.

Thú vị hơn, gần đây các công ty điện lực Nhật Bản đưa ra các phần thưởng để khuyến khích các hộ gia định giảm sử dụng điện. Theo báo chí địa phương, chính phủ Nhật Bản có kế hoạch thưởng khoảng 2.000 yên (14,5 đô la Mỹ) cho các hộ gia đình tiết kiệm năng lượng.

Hàn Quốc - Quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào dầu nhập khẩu – đã đưa ra những quy định mạnh mẽ hơn trong việc tiết kiệm điện. Các tòa nhà tư nhân không được điều chỉnh máy điều hòa dưới 26 độ C và nhiệt độ tại các tòa nhà văn phòng công cộng cũng bị giới hạn ở trên 28 độ C từ tháng 6 đến tháng 9. Các tòa nhà tư nhân sử dụng hơn 100 kWh sẽ bị giới hạn nhiệt độ như các doanh nghiệp tiêu dùng 2.000 tấn dầu quy đổi năng lượng mỗi năm. Đối tượng nào vi phạm sẽ bị phạt tới 3 triệu won. Bên cạnh đó, các cửa hàng bách hóa, cà phê, quần áo, mỹ phẩm, các phòng giao dịch bảo hiểm, ngân hàng… sẽ bị phạt tiền nếu bật điều hòa mà không đóng cửa. Tên của cơ quan, bộ phận không tuân thủ quy định này sẽ được nêu công khai.

Các công ty tư nhân của Hàn Quốc, vốn nổi tiếng khắt khe trong ăn mặc song cũng bị ảnh hưởng bởi làn sóng Cool-Biz từ Nhật Bản. Chiến dịch tương tự dưới tên gọi “Coolmaepsi”, nghĩa là “phong cách mát mẻ” cũng được phát động. Theo đó, đàn ông lẫn phụ nữ được phép mặc áo phông, quần ngắn và đi dép sandal đến nơi làm việc. Không mấy người biết rằng, chiến dịch Coolmaepsi đã giúp làm giảm nhiệt độ hợp lý xuống 2 độ C và giảm việc sử dụng điều hòa. Đồng thời, nó còn giúp cắt giảm 1,97 triệu tấn khí thải CO2.

Một số quốc gia châu Âu còn luật hóa việc tiết kiệm điện. Tại Bỉ, Công cộng Liên bang về Y tế, An toàn chuỗi thực phẩm và Môi trường đã luật hoá việc áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện như: bắt buộc học các biện pháp thực hành tiết kiệm điện khi sử dụng phương tiện đối với người tham gia giao thông; lắp đặt các thiết bị tiết kiệm năng lượng khi xây dựng và vận hành toà nhà…Ngoài gia, quốc gia này còn xây dựng trang web năng lượng là Guzzler (www.energivores.be), có chức năng tính toán lượng CO2 nhằm đánh giá hiệu suất năng lượng của các thiết bị/sản phẩm hiện có trong một ngôi nhà, văn phòng hoặc doanh nghiệp; đưa ra lời khuyên về việc sử dụng hoặc thay thế thiết bị tiết kiệm điện; gợi ý giúp người dùng lựa chọn những thiết bị/sản phẩm phù hợp trong không gian sống; tính toán khoản tiết kiệm hàng năm và thời gian hoàn vốn khi sử dụng.

Chính phủ Pháp thì triển khai "Kế hoạch An toàn Năng lượng" nhằm cắt giảm 10% mức tiêu thụ năng lượng. Nội dung đáng chú ý là quy định nhiệt độ hệ thống sưởi và điều hòa ở mức tương ứng là 19 độ và 26 độ. Ngoài ra, công chức nhà nước được yêu cầu có trách nhiệm hơn, tắt đèn không cần thiết và các thiết bị không sử dụng ở chế độ chờ, sử dụng phương tiện giao thông công cộng bất cứ khi nào có thể và làm việc từ xa. Riêng tại Paris, thành phố đưa ra mức phạt 150 euro đối với các doanh nghiệp để mở cửa sổ và cửa ra vào khi đang mở điều hòa. Nổi bật, Pháp còn thực hành tiết kiệm điện bằng “Câu lạc bộ cải thiện nhà ở” – một nền tảng học nghề trực tuyến dành cho các chuyên gia xây dựng áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện.

Bài 3: Kinh nghiệm tiết kiệm điện trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Tháp Eiffel tắt đèn sớm hơn 1 tiếng để tiết kiệm điện

Tại Tây Ban Nha, chính phủ nước này đã chính thức công bố các quy định tiết kiệm điện giữa tuần này. Doanh nghiệp không được phép bật điều hóa làm mát dưới 27 độ C hoặc làm ấm trên 19 độ C vào mùa đông. Quy định có hiệu lực đến tháng 11/2023. Nước này cũng yêu cầu ngừng chiếu sáng các tượng đài. Các cửa hàng phải tắt đèn sau 10 giờ tối và có màn hình hiển thị nhiệt độ bên trong cho người qua lại biết.

Nhà cung cấp năng lượng Octopus Energy (Anh) thì triển khai kế hoạch trả tiền cho khách hàng không sử dụng điện trong thời gian nhu cầu điện tăng cao để giúp tiết kiệm điện. Theo đó thì 1,4 triệu khách hàng sử dụng đồng hồ thông minh và khoảng 5.000 khách hàng doanh nghiệp của Octopus đã được gửi email và tin nhắn để thông báo về các khoảng thời gian họ có thể được trả tiền cho việc giảm mức sử dụng năng lượng. Khách hàng sẽ được trả trung bình khoảng 4 bảng Anh (tương đương 4,46 USD) cho mỗi số điện được tiết kiệm trong giờ cao điểm.

Vào tháng 7 năm ngoái, Chính phủ Italy công bố kế hoạch tiết kiệm điện bao gồm: nhiệt độ sưởi tối đa các tòa nhà và văn phòng vào mùa Đông là 19 độ C; nhiệt độ làm mát vào mùa Hè giới hạn ở mức 27 độ C; giảm đèn chiều sáng công cộng vào ban đêm; các cửa hàng tắt đèn các biển hiệu vào lúc đêm muộn. Tại Italia, chiến dịch Thermostat đưa ra một số biện pháp tiết kiệm năng lượng, bao gồm cả việc tắt các đài phun nước công cộng. Chính phủ Italy yêu cầu các hộ dân giảm nhiệt độ sưởi thêm 1 độ C và tắt thêm một giờ mỗi ngày. Italy cũng khuyến khích mọi người tắm nhanh hơn, chỉ sử dụng máy rửa bát và máy giặt khi đã đầy tải cũng như không để các thiết bị gia dụng ở chế độ chờ.

Bài 3: Kinh nghiệm tiết kiệm điện trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Người Italy chỉ sử dụng máy rửa bát khi đã đầy tải, không để các thiết bị gia dụng ở chế độ chờ

Cơ quan chức năng Đan Mạch đã đưa ra nhiều đề xuất tiết kiệm điện, bao gồm: giảm tắm nước nóng từ 15 phút xuống 5 phút, sử dụng dây phơi quần áo thay cho máy sấy, sử dụng các thiết bị như máy rửa bát vào ban đêm để tận dụng điện giá thấp hơn. Các biện pháp này được cho là giúp các gia đình tiết kiệm trên 1.000 USD mỗi năm.

Tại Đức, các điểm tham quan như Cổng Brandenburg ở Berlin, các tòa nhà công cộng và bảng quảng cáo chỉ được chiếu sáng từ 16h đến 22h, trừ các lễ hội văn hóa. Hệ thống sưởi trong hành lang tòa nhà công cộng sẽ bị tắt. Nhiệt độ tối đa tại các trụ sở hành chính công là 19 độ C. Các bể bơi tư nhân không làm nóng bằng điện hoặc khí đốt trừ khi “cần thiết khẩn cấp cho mục đích điều trị hoặc để tránh làm hỏng công nghệ bể bơi”. Thành phố Hanover cho biết, các vòi nước công cộng sẽ không sử dụng nước nóng.

Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) là nước nằm ở khu vực Trung Đông, có khí hậu khắc nghiệt (mùa hè rất nóng). Đây cũng là một trong những quốc gia có mức tiêu thụ điện năng vào loại cao nhất thế giới. Vì vậy, các cơ quan quản lý điện lực nước này đã triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng. Cụ thể, quốc gia này đã thường xuyên tuyên truyền về “mẹo” tiết kiệm điện như, sử dụng điều hòa ở mức ít nhất 25 độ C, chuyển sang sử dụng bóng đèn LED tiết kiệm điện hơn 85% so với bóng đèn sợi đốt, thực hiện nhiều chương trình như: Dịch vụ sáng tạo ứng dụng công nghệ mới, phát triển bền vững… giúp người tiêu dùng kiểm soát việc sử dụng điện hiệu quả hơn.

Đối với Indonesia, từ năm 2016, Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản nước này cũng đã khởi xướng phong trào “Tiết kiệm 10% năng lượng điện”, kêu gọi những hành động thiết thực, hướng đến các đối tượng chủ yếu như cơ quan của chính phủ, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân. Theo nội dung tuyên truyền, mỗi hộ gia đình chỉ cần tiết kiệm 10% lượng điện tiêu thụ, sẽ tương đương với việc xây được 1 nhà máy điện công suất khoảng 900 MW và có thể cung cấp điện cho khoảng 2,5 triệu hộ gia đình (10 triệu người) với khẩu hiệu “Dùng xong là tắt”.

Giống như nhiều nơi khác trên thế giới, các công ty điện lực ở Mỹ đã tăng giá bán điện để hạn chế nhu cầu nhưng điều đó là chưa đủ. Vì vậy họ đã hợp tác với các nhà cung cấp phần mềm như OhmConnect, công ty này giúp các hộ gia đình hạn chế sử dụng điện bằng cách lắp đặt các thiết bị thông minh có kết nối với ứng dụng, cho phép theo dõi sử dụng năng lượng theo thời gian thực, giúp họ điều chỉnh từ xa bộ điều nhiệt và các đồ gia dụng điện khác trong giờ cao điểm và trao những quà tặng hấp dẫn cho khách hàng giảm sử dụng điện tiết kiệm như xe đạp, thẻ quà tặng mua hàng ở siêu thị hay vé mời tham dự các trận đấu của Giải bóng chày. Ngoài ra truyền thông Mỹ cũng chia sẻ mẹo tiết kiệm năng lượng hiệu quả, thiết thực như: sử dụng các thiết bị thông minh, tiết kiệm điện, lái xe đúng tốc độ giúp tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng nước phù hợp như vào lúc sáng sớm, khi gió lặng và nhiệt độ chưa tăng cao giúp hạn chế đáng kể lượng nước thất thoát do bay hơi, Đặt khách sạn tiết kiệm năng lượng, Xả ít rác hơn và tái sử dụng nhiều hơn, Tích trữ củi để đốt lò sưởi vào mùa đông tránh sử dụng máy sưởi- thiết bị tiêu tốn điện năng vô cùng lớn.

Trung Quốc đã nổi lên là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về đầu tư "điện sạch" sau khi chi 127 tỷ USD vào năng lượng tái tạo từ năm 2020, từ đó nhiều biện pháp tiết kiệm điện đã được áp dụng như: không được giữ máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp trên cả tàu điện lẫn nhà ga, cường độ đèn chiếu sáng nơi công cộng giảm, các văn phòng tăng nhiệt độ điều hoà lên trên 26 độ C, đóng cửa các dịch vụ thang máy ở ba tầng đầu tiên để tiết kiệm điện, rút ngắn giờ mở cửa xuống từ 16:00-21:00 hàng ngày tại hơn 500 trung tâm thương mại và các điểm kinh doanh. Các doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng sẽ bị đóng cửa hoặc yêu cầu giảm khối lượng sản xuất, các ngành công nghiệp tiêu thụ ít năng lượng sẽ được khuyến khích phát triển. Chính quyền sở tại sẽ điều hành công tác tiết giảm điện, với nguyên tắc thực hiện là cắt giảm công nghiệp trước, ưu tiên đảm bảo đảm điện cho dân sinh, việc tiết giảm điện được lập kế hoạch theo tháng, tuần.

Bài 3: Kinh nghiệm tiết kiệm điện trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Tàu điện ngầm Trung Quốc tắt đèn để tiết kiệm điện

Trong khi các biện pháp tiết kiệm của các quốc gia khi triển khai nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo người dân thì một số đã phản đối. Theo những thiểu số này việc tiết kiệm điện, như tắt ánh sáng nơi công cộng, sẽ gây mất an ninh, ngăn cản du lịch, kéo theo là “bóng tối, nghèo đói và hiu quạnh”. Số khác thì cho rằng, tiết kiệm điện của mỗi cá nhân không phải là giải pháp căn cơ, không khả thi mà phải có chiến lược dài hạn của chính phủ như xây dựng nhà máy, chuyển đổi hệ thống năng lược quốc gia, áp dụng công nghệ “xanh”…

Bài học cho Việt Nam

Mặc dù toàn bộ hệ thống điện Việt Nam đang phải căng mình bảo đảm cung cấp điện, song vẫn không thể đáp ứng được hết nhu cầu phụ tải điện trên toàn quốc, do đó tiết kiệm điện vẫn là giải pháp quan trọng và cấp bách. Đặc biệt khi Việt Nam là một trong những nước có mức lãng phí điện vô cùng lớn, nhu cầu điện năng tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm.

Qua kinh nghiệm các nước cho thấy, giải pháp đầu tiên cho Việt Nam trong việc tiết kiệm điện là tuyên truyền, giáo dục để người dân nhận thức rõ sự cần thiết của tiết kiệm điện, từ đó tiến tới thay đổi hành vi.

Các hoạt động tiết kiệm điện phải được thực hiện thường xuyên, liên tục tại các cơ quan, công sở, tòa nhà văn phòng, trường học, bệnh viện... trong chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời, chiếu sáng giao thông; thực hiện tiết kiệm điện tại các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ, cơ sở sản xuất. Quán triệt việc tiết kiệm điện tới toàn thể cán bộ, đưa nội dung tiết kiệm điện vào chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật nội bộ, khen thưởng và đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khen thưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có thành tích trong công tác tiết kiệm điện. Huy động nguồn lực lắp đặt và sử dụng thiết bị thông minh, tiết kiệm điện năng, hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình, mạng xã hội đẩy mạnh tuyên truyền liên tục, rộng rãi về tiết kiệm điện, đưa ra những kiến thức, mẹo tiết kiệm điện hiệu quả, thiết thực. Bởi "phần rất lớn do bà con nông dân chưa hiểu về giải pháp tiết kiệm điện này một cách đầy đủ." (Theo ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh Doanh, EVN).

Bài 3: Kinh nghiệm tiết kiệm điện trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Một tác phẩm trong Cuộc thi truyền thông về tiết kiệm điện trong nhóm Đồng nghiệp EVN năm 2022

Việc tiết kiệm điện không chỉ đơn thuần là kêu gọi nâng cao ý thức, mà cần có những chế tài cụ thể cho người sử dụng điện. Trong đó cần sớm có quy định để các ngành sản xuất, tiêu thụ nhiều điện như sắt, thép, xi măng... chuyển đổi công nghệ, giảm tiêu hao năng lượng, tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải để sử dụng hiệu quả, hợp lý hơn nguồn điện; ban hành các quy định, hướng dẫn về định mức tiêu hao năng lượng, danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ.

Đi kèm với yêu cầu người dân sử dụng điện có trách nhiệm thì các bộ ngành, đơn vị liên quan cũng có trách nhiệm hơn để lo bảo đảm cung ứng điện cho đất nước với tầm nhìn dài hạn, bền vững.

Chỉ khi thực sự nhìn vào những vướng mắc để tháo gỡ một cách thực chất trong cả đầu tư nguồn và lưới điện, tạo ra hạ tầng sạch và thị trường điện hoàn chỉnh; chỉ khi thực sự cùng hành động để lo nguồn điện cho tương lai, gắn với thực thi có hiệu quả các yêu cầu sử dụng điện tiết kiệm, thì lúc đó bài toán thiếu điện mới được giải quyết một cách triệt để.

Có thể thấy, dù quốc gia có hệ thống năng lượng hiện đại đến đâu, xuất khẩu hay nhập khẩu năng lượng đều có chủ trương tuyên truyền người dân tăng cường tiết kiệm điện. Từ những biện pháp tuyên truyền, khuyến khích tạo thái độ tích cực đối với việc tiết kiệm điện từ đó tạo thay đổi, kiểm soát hành vi trong tiết kiệm, đến những quy định, luật ban hành liên quan đến hành vi tiết kiệm điện. Việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị trong toàn xã hội. Thực hiện tiết kiệm điện không chỉ riêng một cá nhân nào, một đơn vị nào mà phải thực hiện đồng bộ từ các cơ quan, công sở, từ mọi người dân. Ở đó, phải có sự quyết liệt nhưng thấu đáo từ trên (chính phủ), sự thấu hiểu, đồng lòng từ dưới (người dân).

Hết.

Minh Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
PC Trà Vinh: Tiết kiệm hơn 7 triệu kWh điện trong quý I/2024

PC Trà Vinh: Tiết kiệm hơn 7 triệu kWh điện trong quý I/2024

Công ty Điện lực Trà Vinh cho biết, trong quý I/2024 đã tiết kiệm được 7,05 triệu kWh, đạt tỉ lệ 2,21% sản lượng điện thương phẩm.
Gia Lai: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mùa nắng nóng 2024

Gia Lai: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mùa nắng nóng 2024

Công ty Điện lực Gia Lai cho biết, dự kiến phụ tải trong năm 2024 có thể đạt 320 MW, tăng khoảng 10,3% so với năm 2023.
Bình Dương tiết kiệm điện lên gần 93 triệu kWh

Bình Dương tiết kiệm điện lên gần 93 triệu kWh

Trong 3 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bình Dương tiết kiệm được 92,6 triệu kWh điện, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 2,39% điện thương phẩm.
Hải Dương: 90% doanh nghiệp tiêu thụ điện lớn cam kết điều chỉnh phụ tải điện

Hải Dương: 90% doanh nghiệp tiêu thụ điện lớn cam kết điều chỉnh phụ tải điện

Đến nay đã có 350 trên tổng số 386 khách hàng là doanh nghiệp có sản lượng điện tiêu thụ hàng năm đạt 1 triệu kWh tham gia ký cam kết điều chỉnh phụ tải điện.

Tin cùng chuyên mục

Phát động Giải Báo chí toàn quốc về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Phát động Giải Báo chí toàn quốc về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Sáng 22/4 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng TK&HQ 2024.
Phát động Giải báo chí tuyên truyền về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Phát động Giải báo chí tuyên truyền về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Lễ Phát động Giải Báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024 sẽ diễn ra tại trụ sở Bộ Công Thương (Hà Nội) vào sáng 22/4.
Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 2-Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 2-Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

Tình hình nắng nóng ngày càng phức tạp, nhất là ở miền Nam, cùng với các giải pháp đảm bảo cấp điện, công tác tiết kiệm điện đang được quyết liệt triển khai.
Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 1-Chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện

Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 1-Chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện

Dự báo năm 2024 có khả năng xảy ra khô hạn kéo dài trong các tháng mùa khô tại miền Nam, ngành điện đã và đang quyết liệt triển khai phương án đảm bảo cấp điện.
Tiền Giang: Đặt mục tiêu tiết kiệm 5% tổng số điện năng tiêu thụ trong năm

Tiền Giang: Đặt mục tiêu tiết kiệm 5% tổng số điện năng tiêu thụ trong năm

Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang đề nghị các sở, ngành phải triển khai kế hoạch tiết kiệm điện, đảm bảo tối thiểu tiết kiệm 5% tổng điện năng tiêu thụ trong năm.
Máy điều hòa mở chế độ nào để tiết kiệm điện?

Máy điều hòa mở chế độ nào để tiết kiệm điện?

Mùa nắng nóng đang đến gần, việc sử dụng điều hoà như thế nào để tiết kiệm điện đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Nhu cầu phụ tải dự báo tăng 13%, Bộ Công Thương làm gì để đảm bảo cung ứng điện?

Nhu cầu phụ tải dự báo tăng 13%, Bộ Công Thương làm gì để đảm bảo cung ứng điện?

Dự báo nhu cầu phụ tải có thể tăng 13% vào cao điểm mùa khô, cùng với các giải pháp đảm bảo cấp điện thì công tác tiết kiệm điện đang được ráo riết triển khai.
Nhu cầu phụ tải tăng cao, Bộ Công Thương kêu gọi tiết kiệm điện

Nhu cầu phụ tải tăng cao, Bộ Công Thương kêu gọi tiết kiệm điện

Sáng 10/4 tại trụ sở EVN, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Sử dụng điện tiết điện và hiệu quả trong giai đoạn nhu cầu phụ tải điện tăng cao năm 2024.
Phát động cuộc thi viết “Tiết kiệm điện thành thói quen” lần 2 - 2024

Phát động cuộc thi viết “Tiết kiệm điện thành thói quen” lần 2 - 2024

Công tác tiết kiệm điện và sử dụng điện hiệu quả rất cần được người dân cả nước chung tay thành thói quen để mọi người, mọi nhà đều có đủ điện dùng.
TP. Hồ Chí Minh: Tiêu thụ điện liên tục phá kỷ lục, ngành điện kêu gọi tiết kiệm điện

TP. Hồ Chí Minh: Tiêu thụ điện liên tục phá kỷ lục, ngành điện kêu gọi tiết kiệm điện

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, sản lượng điện tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh trong những ngày đầu tháng 4/2024 liên tiếp tăng cao và đã vượt đỉnh năm 2023.
Bộ Công Thương chỉ đạo tăng cường thực hiện Tiết kiệm điện

Bộ Công Thương chỉ đạo tăng cường thực hiện Tiết kiệm điện

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm điện.
An Giang: Tiết kiệm được 9,49 triệu kWh

An Giang: Tiết kiệm được 9,49 triệu kWh

Tính đến tháng 2/2024, toàn tỉnh An Giang tiết kiệm được 9,49 triệu kWh, đạt 2,21% sản lượng điện thương phẩm, tương đương 105,15% so với kế hoạch được giao.
Gần 4.000 doanh nghiệp ở miền Bắc tham gia điều chỉnh phụ tải điện

Gần 4.000 doanh nghiệp ở miền Bắc tham gia điều chỉnh phụ tải điện

Gần 4.000 doanh nghiệp tham gia ký DR đã góp phần vào thành công của Tổng công ty Điện lực miền Bắc trong công tác tiết kiệm điện năm 2023.
Hội nghị khách hàng sử dụng điện khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị khách hàng sử dụng điện khu vực phía Bắc năm 2024

Sáng 4/4 tại Thanh Hóa, EVNNPC sẽ tổ chức Hội nghị khách hàng với hơn 4.000 doanh nghiệp, khách hàng, khách mời đến từ 27 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
PC Cà Mau: Tiết kiệm 2,52% sản lượng điện thương phẩm trong 2 tháng đầu 2024

PC Cà Mau: Tiết kiệm 2,52% sản lượng điện thương phẩm trong 2 tháng đầu 2024

Theo Công ty Điện lực Cà Mau, trong 2 tháng đầu 2024 đơn vị tiết kiệm được 7,354 triệu kWh, đạt 2,52% sản lượng điện thương phẩm.
Đồng Nai: Hơn 35.200 khách hàng ký cam kết tiết kiệm điện

Đồng Nai: Hơn 35.200 khách hàng ký cam kết tiết kiệm điện

Tại Đồng Nai, hơn 35.200 khách ký cam kết tiết kiệm điện; 965 khách có mức tiêu thụ điện từ 1 triệu kWh/năm trở lên ký cam kết tham gia điều chỉnh phụ tải điện.
Đắk Nông: Quyết liệt thực hiện giải pháp tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng

Đắk Nông: Quyết liệt thực hiện giải pháp tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng

Thời gian qua, thời tiết trên địa bàn Đắk Nông hanh khô và nắng nóng kéo dài. Do đó, nhiều giải pháp trong công tác tiết kiệm điện được PC Đắk Nông triển khai.
Gia Lai: Tiết kiệm hơn 12,6 triệu kWh điện trong quý 1/2024

Gia Lai: Tiết kiệm hơn 12,6 triệu kWh điện trong quý 1/2024

Sở Công Thương Gia Lai cho biết, sản lượng điện tiết kiệm trên toàn tỉnh trong quý 1/2024 ước đạt hơn 12,6 triệu kWh so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ Công Thương: Đào tạo nhân lực quản lý hệ thống hơi công nghiệp

Bộ Công Thương: Đào tạo nhân lực quản lý hệ thống hơi công nghiệp

Ngày 25/3/ tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp UNIDO khai giảng khóa đào tạo về tối ưu hoá hệ thống hơi trong công nghiệp cho khu vực phía Nam.
Hà Giang tiết kiệm được hơn 8.000 kWh trong Giờ Trái đất 2024

Hà Giang tiết kiệm được hơn 8.000 kWh trong Giờ Trái đất 2024

Công ty Điện lực Hà Giang cho biết, sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2024 từ 20h30 - 21h30 ngày 23/3, toàn tỉnh đã tiết kiệm được 8.666 kWh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động