Thái Bình đừng để lỡ cơ hội vàng phát triển với “mặt tiền biển Đông”

Bài 3: Không để thông tin sai lệch cản trở bánh xe phát triển

Trong khi tìm hướng đi đột phá phát triển, Thái Bình đang có dấu hiệu bị lặp lại “vết xe đổ” không đáng có bởi thông tin thiếu chính xác…
Bài 1: Phát triển kinh tế hướng ra biển là xu thế tất yếu của Thái Bình Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động

Là một nhà báo đã tìm hiểu, viết bài về nhiều địa phương tìm hướng đi đột phá phát triển, tôi khá ngạc nhiên khi câu chuyện ở Thái Bình đang có dấu hiệu bị lặp lại “vết xe đổ” không đáng có bởi thông tin thiếu chính xác…

Những nỗi tiếc nuối khi để mất “thời cơ vàng” đột phá

Năm 2019 hẳn còn để lại những câu chuyện khó quên đối với nhiều lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc khi địa phương này đang quyết liệt triển khai dự án Khu du lịch sinh thái Tam Đảo 2 thì trên một số phương tiện truyền thông, mạng xã hội rộ lên những thông tin dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường, đa dạng sinh học, thậm chí tiềm ẩn “lợi ích nhóm”. Trên không gian mạng còn xuất hiện cả những nhóm người viết đơn, ký bản thỉnh nguyện tập thể, lập nhóm Save Tam Đảo, đòi “cứu lấy Tam Đảo” dù sau này cơ quan công an vào cuộc, họ hầu hết không ở địa phương chẳng hiểu sao lại “thương vay khóc mướn” rất bài bản.

Bài 3: Không để thông tin sai lệch cản trở bánh xe phát triển
Sơ đồ dự án Tam Đảo 2

Các bộ, ngành, địa phương vào cuộc làm rõ dư luận. Bộ Tài nguyên và Môi trường sau đó khẳng định, đây là dự án đã được xem xét phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vì dự án liên quan đến rừng quốc gia Tam Đảo, trong quá trình thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định cẩn thận, chặt chẽ; phối hợp với các chuyên gia trong nước và quốc tế để đánh giá tính đa dạng sinh học ở các khu vực của dự án; đã lấy ý kiến các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa - Thể thao và Du Lịch và Xây dựng…

Tuy thông tin dư luận là sai, nhưng vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác tác động thêm, dự án Tam Đảo 2 sau đó đã không được triển khai đúng tiến độ dự kiến ban đầu. Giờ đây nhìn lại, không ít người dân trong khu vực và lãnh đạo các cấp ở địa phương vẫn cảm thấy tiếc nuối bởi vì nếu như dự án được triển khai sớm, trước thời điểm Covid-19, Vĩnh Phúc có lẽ đã có thêm một bước phát triển đột phá về kinh tế, nhất là phát triển thêm mũi nhọn du lịch.

Tương tự như thế là câu chuyện khai thác tiềm năng du lịch hang động ở Quảng Bình, ý tưởng triển khai dự án du lịch lớn có từ năm 2014 nhưng vừa manh nha thì lại rộ lên chuyện làm du lịch cáp treo sẽ phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng môi trường. Rồi cũng lại xuất hiện các nhóm hoạt động xã hội với tên gọi “Save Sơn Đoòng” với những kêu gọi tương tự ở Vĩnh Phúc. Một lãnh đạo tỉnh khi đó đã giãi bày với công luận: “Chúng tôi đã tham khảo vấn đề xây dựng cáp treo trong di sản thế giới từ một số chuyên gia Thụy Sĩ, cho thấy ở hầu hết các di sản thiên nhiên trên thế giới hiện nay đều có cáp treo. Và cáp treo là phương án khai thác du lịch bảo đảm tốt nhất về cảnh quan môi trường và bảo tồn di sản, ít phá vỡ và đụng chạm đến hiện trạng di sản nhất vì chạy trên cao, không vướng bận gì với dưới đất…”. Ông Lê Như Tiến, khi đó là Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội cũng nêu quan điểm nên làm ở vùng ngoài mà không ảnh hưởng gì đến cảnh quan môi trường, đến vùng lõi của di sản. Song cũng không nên vì di sản mà không làm bất kỳ cái gì.

Nếu như phát triển được dự án đó, có lẽ du lịch hang động của Quảng Binh đã có bước phát triển thần tốc hơn rất nhiều so với thu các tua mạo hiểm bằng đường bộ mỗi năm chỉ 100-200 người khi ấy. Bất chấp thực tế trên thế giới hình thức vận chuyển khách đi bằng cáp treo đến các địa điểm di sản (đã được Unesco công nhận) rất phổ biến với hơn 80 điểm, cuối cùng dự án cũng đã không thể triển khai.

Chuyện “chọc gậy, ném đá” vào bánh xe phát triển là có thật

Để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hầu như địa phương nào cũng phải phát triển các dự án khu công nghiệp, khu đô thị, dịch vụ thì mới có thể làm thay da đổi thịt các vùng miền của đất nước. Song với âm mưu thủ đoạn chống phá nham hiểm, các thế lực thù địch và phản động luôn tìm cách lợi dụng các vấn đề như bảo vệ môi trường, xử lý quy hoạch để bóp méo, kích động người dân, chọc gậy, ném đá vào bánh xe phát triển. Lĩnh vực kinh tế du lịch, tăng trưởng xanh thời gian qua là một trong những chiêu bài được chúng áp dụng chống phá.

Người viết bài này đã từng nhiều lần làm việc với các cơ quan chức năng của Bộ Công an và công an một số địa phương như Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng…để thu thập thông tin về những đối tượng chuyên lợi dụng vấn đề môi trường để kích động, phá hoại nhiều dự án kinh tế xã hội lớn ở một số địa phương.

Trên không gian mạng từng xuất hiện nhiều trang web, trang mạng xã hội với danh nghĩa bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã, vì hệ sinh thái và sự phát triển bền vững. Cứ ở đâu có các dự án du lịch, du lịch sinh thái gắn với các danh lam thắng cảnh thì ở đó lại xuất hiện một số trang mạng "chuyên đề" phản đối. Từ chuyện làm cáp treo ở chùa Hương, ở Phanxipang đến chuyện bảo vệ Sơn Trà, Tam Đảo hay hang Sơn Đòng… Tham gia viết bài có cả những cây bút chuyên nghiệp, những hot facebooker nhưng nhiều hơn cả vẫn là những "nhà dân chủ", những người tự xưng là nhân sĩ, trí thức có tiếng nói đối lập với chính quyền.

Một người dân bình thường, nhất là những bạn trẻ đang ở độ tuổi thanh niên đầy nhiệt huyết, khát khao cống hiến, khát khao với cái mới sẽ rất dễ bị cuốn hút bởi những lời kêu gọi có cánh vì môi trường, vì dân sinh, vì văn minh, dân chủ. Với những người dân ở một số địa phương từng có nhiều bức xúc bởi vấn nạn môi trường, sự xuất hiện những trang mạng đó như đánh trúng vào "chỗ ngứa", vào sự quan tâm của họ, thậm chí còn trở thành nơi "xả bức xúc" bởi sự không hạn chế của môi trường Internet.

Nhưng hẳn những người dân đang đọc các trang phản biện các dự án ở Vĩnh Phúc, Quảng Bình hay Đà Nẵng sẽ không khỏi giật mình nếu biết tác giả của những bài viết, những trang mạng ấy là ai?

Người ta hẳn sẽ bất ngờ khi nhiều trang mạng, trang facebook đều có chỉ dẫn đến với trang của cái gọi là Greentrees, họ xưng là một tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, phi lợi nhuận và độc lập với nhà nước, chuyên hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhưng thực chất từ năm 2015 đến nay đã trở thành một tổ chức chuyên kích động biểu tình, chống phá Đảng, Nhà nước. Một số tổ chức phản động khác như Việt Tân, các nhóm phản động trong nước như Con đường Việt Nam, Hội anh em dân chủ, Dòng chúa cứu thế, Voice…cũng thường xuyên chia sẻ, đăng tải những bài viết ấy.

Ứng xử với thông tin bằng quan điểm và tầm nhìn phát triển

Trở lại với câu chuyện ở Thái Bình hiện nay, thông tin không chính xác về các khu bảo tồn thiên nhiên và những cách hiểu sai đã khiến cho dư luận nóng lên. Theo giải thích của cơ quan chức năng ở địa phương, Thái Bình sau khi quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình được Chính phủ phê duyệt năm 2019 bằng Quyết định 1486 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký thay Thủ tướng, các sở ngành Thái Bình đã phải rà soát, điều chỉnh các quy hoạch liên quan.

Bài 3: Không để thông tin sai lệch cản trở bánh xe phát triển
Ông Lawrence Sting đang trình bày dự án phát triển thành phố hướng ra Biển Đông với Thủ tướng Võ Văn Kiệt (Nguồn: Phan Chánh Dưỡng: TP.HCM 40 năm Phát triển, 2005)

Một trong những kết quả rà soát là Quyết định 731/2023, xác định rõ vị trí, quy mô ranh giới cho khu rừng đặc dụng Tiền Hải, với quy mô 1.320ha, chứ không phải là 12.500 ha mà Quyết định 2159 năm 2014 có phần chưa đúng do kế thừa từ Quyết định 666 năm 1995 của Bộ Lâm nghiệp. Nếu hiểu sai, vận dụng cứng nhắc các thông tin cũ thì có lẽ toàn bộ mặt biển kéo dài từ huyện Thái Thuỵ sang Tiền Hải đều là khu bảo tồn thiên nhiên, đều là rừng phòng hộ, hoàn toàn không đúng với thực tế.

Trên thực tế các địa phương có phát triển bứt phá nhờ hướng ra biển thời gian qua, hầu như địa phương nào cũng vấp phải những thông tin trái chiều về câu chuyện bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. Đơn cử như ở TP. Hồ Chí Minh, từ năm 2017, dự án phát triển khu đô thị 2.870ha ra hướng biển được đề xuất song 3-4 năm trước đây vẫn từng rộ lên chuyện phát triển kinh tế biển ở huyện Cần Giờ có nguy cơ dẫn đến những hệ lụy khôn lường cho vùng đất được mệnh danh “lá phổi xanh” của TP.Hồ Chí Minh nơi đang sở hữu “kho báu” là Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và nhiều giá trị di sản độc đáo...Song giờ đây, TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất chủ trương lấn biến, hướng ra biển và Đô thị lấn biển Cần Giờ sẽ khởi công vào năm 2025.

Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm không đánh đổi môi trường lấy phát triển; bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.

Bài 3: Không để thông tin sai lệch cản trở bánh xe phát triển
Phối cảnh Khu đô thị lấn biển Cần Giờ (Ảnh: Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh)

Song cũng phải luôn có quan điểm và tầm nhìn phát triển, không nên cực đoan, cứng nhắc đến mức cái gì cũng phải bảo vệ, bảo tồn, bất chấp quy hoạch, kế hoạch và các quy chuẩn quốc gia, quốc tế, chỉ chạy theo dư luận thiếu căn cứ. Như ở đầu bài viết, không ít địa phương ở cả Việt Nam và trên thế giới từng đánh mất, bỏ lỡ cơ hội vàng phát triển chỉ vì những thông tin sai lệch. Nếu không có tầm nhìn phát triển, không vượt lên và giải quyết thấu đáo những ý kiến, kiến nghị, phản ánh về các vấn đề liên quan đến môi trường một cách hợp lý, khách quan thì tỉnh Hà Tĩnh hẳn không để có sự lột xác bằng công nghiệp thép và bốn ngành trọng điểm: Công nghiệp luyện thép, công nghiệp hỗ trợ, chế tạo sau thép và sản xuất điện; nông, lâm nghiệp và thủy sản; dịch vụ logistics; du lịch như ngày hôm nay. Tỉnh Thanh Hoá cũng không thể có các khu đô thị du lịch sinh thái đẹp đẽ thay da đổi thịt như ở Sầm Sơn, Quảng Ninh cũng không thể có nền kinh tế chuyển từ nâu sang xanh và phát triển mạnh mẽ các khu đô thị du lịch sinh thái ven biển Hạ Long, Vân Đồn…

Thái Bình là địa phương có truyền thống lấn biển, hướng ra biển hàng trăm năm nay. Nhưng giờ là lúc không thể hướng ra biển với đôi chân trần hay những dụng cụ thô sơ như cái cày, cái cuốc, mái chèo…được nữa. Đúng như Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận khẳng định khi trao đổi với phóng viên Báo Công Thương: “Không tiến ra biển, chẳng lẽ Thái Bình cứ mãi thế này!”.

Bài 3: Không để thông tin sai lệch cản trở bánh xe phát triển
Rừng ngập mặn ở Thái Bình

Gần 10 năm trước, khi Thái Bình lấn biển, sử dụng hơn 300 ha ven biển làm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ven biển Thái Thuỵ từng có những lo ngại tương tự như hiện nay nhưng cùng với thời gian, thực tiễn đã chứng minh đó là lựa chọn đúng. Đơn cử như khu công nghiệp Liên Hà Thái đã trở đầu tàu về thu hút vốn FDI của tỉnh và trở thành khu công nghiệp xanh về cảnh quan và sạch về công nghệ.

Thái Bình đã đề ra quyết tâm và khát vọng vươn lên để sánh ngang với các tỉnh trong khu vực. Và để đạt mục tiêu đã đề ra, Thái Bình xác định 3 khâu đột phá - 4 trụ cột tăng trưởng - 5 nền tảng - 6 quan điểm phát triển và 7 nhóm giải pháp tổ chức thực hiện. Nhưng có lẽ mô hình 34567 ấy khó thành hiện thực nếu không có được yếu tố số 1, đầu tiên là sự đồng thuận, thống nhất nhận thức. Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế nhưng không vì những cách hiểu, những thông tin chưa đầy đủ mà không làm gì để bỏ lỡ cơ hội phát triển. Đôi khi, một hạt cát có thể làm hỏng một cỗ máy, một nhận thức sai lầm có thể kéo lùi sự phát triển hàng chục, hàng trăm năm.

Lịch sử đang trao cho lãnh đạo và người dân Thái Bình cơ hội đứng trước biển và lựa chọn đúng để phát triển đột phá, giàu mạnh lên từ biển!

Nguyên Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đã truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Hai nước đã xác lập ''định vị mới'' cho quan hệ song phương, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Thủ tướng: Các nhà thầu

Thủ tướng: Các nhà thầu ''đã nói phải làm, cam kết phải thực hiện'', đảm bảo dự án đúng tiến độ

Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng đề nghị Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hiện tỉ lệ giải ngân của 3 địa phương đạt dưới mức bình quân chung.
Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa đề nghị kỷ luật các ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. HCM; Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, Nguyên Chủ tịch UBND TP. HCM.

Tin cùng chuyên mục

Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất sẽ được lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng để hoàn thiện.
Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất thành phố mở rộng đường Láng từ khoảng 21m lên 53,5m, có chiều dài 3,8km, chi phí dự kiến hơn 17.000 tỷ đồng.
Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính sáng 8/5 nhằm rà soát tiến độ đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh; phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum sẽ tiến hành kiểm tra việc quản lý thuê bao di động trả trước tại VNPT Kon Tum và Viettel Kon Tum, trong quý II/2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Để gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị liên quan triển khai ngay 3 giải pháp cấp thiết.
Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xe điện 4 bánh nên áp dụng nguyên tắc hài hòa, công nhận theo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của loại phương tiện.
Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt là nguồn động lực để Việt Nam quyết tâm xây dựng một đất nước hùng cường.
Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Chiều 7/5, Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận và chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2 nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án này.
Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12 ngàn người tham dự diễn ra sáng 7/5 tại tỉnh Điện Biên.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3

Sáng 7/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối theo hình thức trực tuyến.
Viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh lập nên những kỳ tích

Viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh lập nên những kỳ tích ''Điện Biên Phủ mới''

Phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng từ Chiến thắng Điện Biên Phủ, toàn dân chung sức, đồng lòng, tận dụng thời cơ, vận hội để lập nên những kỳ tích mới.
Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại Điện Biên đã diễn ra lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

7 thập kỷ đi qua trong dòng lịch sử, âm hưởng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn sáng ngời, vẫn vẹn nguyên vang vọng trong biết bao thế hệ người Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.
Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Những chiến công thầm lặng ấy đã tô thắm truyền thống ngành Tình báo quốc phòng, mãi mãi là niềm tự hào của thế hệ kế tiếp sau này.
Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Thắng lợi của cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, có sự đóng góp của lực lượng Điệp báo chiến lược và Quân báo trinh sát.
Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Với nỗ lực hai bên cùng gác lại quá khứ, hướng đến tương lai cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm có sự đóng góp không nhỏ của ngành Tình báo quốc phòng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động