Thái Bình đừng để lỡ cơ hội vàng phát triển với “mặt tiền biển Đông”

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động

Thái Bình phải tiến ra biển và giàu mạnh từ biển. Đó không chỉ là truyền thống mà còn là câu hỏi mang tầm thời đại, là khát vọng của bao thế hệ người Thái Bình.
Bài 1: Phát triển kinh tế hướng ra biển là xu thế tất yếu của Thái Bình Thái Bình: Huyện Tiền Hải đề ra giải pháp cụ thể phát triển kinh tế biển

Mặt tiền biển Đông

Tại sao chúng tôi đặt tiêu đề cho loạt bài này có 4 chữ “mặt tiền biển Đông”? Đó cũng là thứ trời cho, là tiềm năng vô giá mà Thái Bình cần nắm lấy để phát triển hôm nay khi sở hữu hơn 52 km “mặt tiền biển Đông”. Khi câu chuyện những thông tin sai lệch xung quanh Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải diễn ra, khiến tôi nhớ đến tên của một loạt bài tôi từng viết cách đây ít lâu mang tên “Đánh thức mặt tiền Biển Đông” có đoạn:

Người xưa có câu nói khái quát địa lý nước ta: “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, tức là rừng núi chiếm ba phần, biển chiếm bốn phần, đất liền chỉ một phần.

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động

TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, từng tham gia nhóm cố vấn của Thủ tướng trong một cuộc tập huấn, trao đổi kinh nghiệm quản lý với doanh nghiệp quân đội đã kể lại câu chuyện đáng suy nghĩ. Thật bất ngờ khi “mặt tiền Biển Đông” lại chính là cụm từ được một giáo sư kinh tế uy tín của Đại học Havard (Hoa Kỳ) nhận xét khi tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam. TS Lê Xuân Nghĩa kể ông từng là thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng. Để hoạch định chính sách vĩ mô, lãnh đạo Đảng, Nhà nước từng giao cho các chuyên gia của tổ tư vấn tham khảo kinh nghiệm, khuyến nghị từ nhiều kênh khác nhau, trong đó có cả kênh từ những nước phát triển nhất.

Có lần nhóm nghiên cứu trong đó có TS. Lê Xuân Nghĩa tham gia được giao làm việc với một giáo sư kinh tế nổi tiếng của Đại học Havard (Hoa Kỳ) để trao đổi, lắng nghe những khuyến nghị về chính sách kinh tế chiến lược cho Việt Nam. Nhưng trước khi đưa ra ý kiến của mình, vị giáo sư này đề nghị được tham khảo, nghiên cứu nhiều văn bản, nghị quyết, chiến lược của Đảng, Chính phủ.

Sau khi đã nghiên cứu, tại cuộc làm việc, tổ tư vấn đặt câu hỏi:

– Xin ngài cho biết, Việt Nam có thể trở thành một quốc gia hùng cường được không?

Vị giáo sư đã trả lời:

– Hoàn toàn được!

Ông còn nói thêm: Điều đó được thể hiện rõ trong những chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông đã nghiên cứu và nhận thấy những chủ trương, chính sách mà Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đều là những điều tốt đẹp, tiến bộ, nếu thực hiện tốt thì sẽ giúp đất nước phát triển.

Tuy nhiên, khi tổ tư vấn hỏi sâu về những tiềm năng, lợi thế nào nổi bật nhất để Việt Nam phát triển thì thật bất ngờ, vị giáo sư này lại không nói nhiều về những thế mạnh như nguồn nhân lực dồi dào, nhân công rẻ, tài nguyên khoáng sản… mà nói:

– Về tài nguyên khoáng sản, đất nước các ngài cơ bản không có gì đáng kể. Nhưng các ngài có một thế mạnh không quốc gia nào có được. Đó chính là “mặt tiền” Biển Đông – lợi thế số một hoàn toàn giúp Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường! Việt Nam cần có những chính sách đột phá để phát triển kinh tế biển mà trước hết là chuỗi hành lang bờ biển, “mặt tiền” Biển Đông.

Việt Nam chưa hoá rồng vì chưa thực sự “ra biển lớn”

Với đường bờ biển dài hơn 3.200km, vùng biển rộng trên một triệu km2 cùng hơn 3.000 hòn đảo và 28/63 tỉnh, thành phố có biển, Việt Nam được các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá có lợi thế số một để “hóa rồng” – “mặt tiền” Biển Đông. Thế nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chỉ “đứng trước biển”, chưa thực sự “ra biển lớn” khi các ngành kinh tế thuần biển mới đóng góp 10% GDP cả nước (số liệu của Bộ TN&MT năm 2019).

Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X của Đảng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, một số chỉ tiêu, nhiệm vụ vẫn chưa đạt được. Tại Hội nghị Trung ương 8, khóa XII, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh.

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động
Bác Hồ thăm cán bộ chiến sĩ Hải quân bảo vệ bờ biển Đông Bắc (1959). Ảnh tư liệu

Trong “mặt tiền Biển Đông” ẩn chứa khát vọng của cả dân tộc đó, Thái Bình là tỉnh có “mặt tiền” khá lớn và ngày nay đang hội tụ những điều tốt nhất biến khát vọng thành hiện thực.

Tầm nhìn phát triển kinh tế biển của Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn quan tâm đến tỉnh Thái Bình. Thái Bình vinh dự được 5 lần đón Bác về thăm. Đặc biệt, vào thời điểm cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đang diễn ra ác liệt ở miền Bắc, ngày 31/12/1966, Bác về thăm Thái Bình lần thứ năm và căn dặn, mong mỏi: “Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt”.

Bác Hồ cũng luôn quan tâm đến phát triển kinh tế biển. Ngày 4/10/1956, Bác Hồ đã đến dự hội nghị cải cách miền biển và phát biểu nêu rõ việc cải cách để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân miền biển là rất quan trọng, “công việc này phải dựa vào chính lực lượng của nhân dân”.

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động
Bác Hồ tham gia kéo lưới với bà con ngư dân xóm Sơn, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa). Ảnh tư liệu

Ngày 2/8/1977, tại Hội nghị về biển lần thứ nhất ở Nha Trang, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề xuất: “Chúng ta cần phải nhanh chóng khắc phục sự lạc hậu trong hiểu biết về biển cả, để góp phần thúc đẩy việc khai thác tốt hơn những nguồn lợi mà biển cả sẽ đem lại cho đất nước ta”. “Tại Hội nghị khoa học về biển lần thứ III diễn ra ngày 8-6-1985, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích những giá trị to lớn của Biển Đông về kinh tế, quốc phòng, an ninh và thẳng thắn nhìn nhận chúng ta còn chưa chú trọng phát triển kinh tế biển, thiếu tư duy tiến ra biển. Đại tướng nói: “Là một đất nước có biển, diện tích vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền, nhưng chúng ta còn quay lưng lại với biển”.

Theo Đại tướng, cần xây dựng vùng biển vững mạnh về kinh tế, có đời sống văn hóa và tinh thần tốt đẹp, phát triển đồng đều trên suốt dải ven biển. Có xây dựng vùng biển giàu mạnh thì mới có thể giữ biển được vững chắc. Đại tướng cũng chỉ ra các phương hướng trọng điểm của kinh tế biển như: Kinh tế vùng biển phải từ đất liền mà phát triển ra biển và các hải đảo; đưa dân ra làm kinh tế biển đảo vừa cải thiện đời sống của dân, vừa có lực lượng để thực hiện quốc phòng toàn dân, giữ vững chủ quyền biển đảo. Đặc biệt, phải đẩy mạnh phát triển du lịch ven biển…

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bên phải) tại buổi lễ thành lập 2 thủy đội Sông Lô và Bạch Đằng, những đơn vị hải quân đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam (1954). Ảnh tư liệu

Tiến ra biển: Sự phát triển trong các nghị quyết của Đảng

Chủ trương hướng ra biển để phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước thông qua Nghị quyết số 09 năm 2007 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, với quan điểm “phải đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Nghị quyết đã đề ra 5 lĩnh vực ưu tiên phát triển trong đó có một nội dung quan trọng là “phát triển du lịch và nghỉ dưỡng biển”, rất nhiều các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp tập trung ven biển sau đó đã đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng chung của cả nước.

Tới năm 2018, Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tiếp tục nhấn mạnh quan điểm, Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển. Thậm chí, Nghị quyết nêu lên, biển là “là không gian sinh tồn”.

Riêng về du lịch và dịch vụ biển, Nghị quyết nhấn mạnh chủ trương: Đầu tư hạ tầng du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao tại các vùng ven biển.

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động
Biển vô cực ở Thái Thuỵ - Thái Bình

Đặc biệt năm 2023, Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh nhiều nội dung liên quan đến phát triển kinh tế biển ở Thái Bình như: “Thực hiện thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới vượt trội, cạnh tranh quốc tế cao nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng và tam giác động lực tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tập trung đầu tư phát triển các hành lang kinh tế, tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng, quốc tế gồm: Hành lang kinh tế Bắc - Nam; Hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình.”.

… “Phát triển bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển. Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, là cửa ngõ, động lực phát triển của vùng; chú trọng phát triển kinh tế biển khu vực Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình”.

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động

Tỉnh Thái Bình có 4.248,06ha rừng ven biển (Ảnh minh họa: Hà Lan)

Thái Bình có khoảng 52km bờ biển và 5 cửa sông lớn đổ ra biển tạo ra vùng bãi triều trên 16.000ha, qua đó tạo ra nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế biển. Đây là khu vực có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực; kết nối giao thông đường thủy, đường bộ thuận tiện với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; có các tuyến quốc lộ 37, 37B, 39, tỉnh lộ 456 đi qua và đặc biệt là tuyến đường bộ ven biển (được khởi công xây dựng từ đầu năm 2019 theo chủ trương của Chính phủ), giúp rút ngắn đáng kể khoảng cách và thời gian di chuyển từ khu vực ven biển Thái Bình đến cảng biển nước sâu Đình Vũ, Lạch Huyện và sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng), sân bay Vân Đồn, cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và các tỉnh, thành phố khu vực duyên hải Bắc Bộ, rất thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi hàng hóa. Đồng thời, khu vực ven biển của Thái Bình có lợi thế rất lớn về nguồn năng lượng điện, than và khí đốt tự nhiên với trữ lượng lớn, có thể khai thác lâu dài, cùng với quỹ đất ven biển, nguồn nhân lực tại chỗ khá dồi dào, thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như: sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh, sứ dân dụng, thủy tinh cao cấp, khí mỏ, hóa chất... Ngoài ra, còn có lợi thế về bờ biển dài, bãi triều bồi rộng và cảnh quan thiên nhiên ven biển thuần khiết, đa dạng sinh học, thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận cho biết, Quy hoạch tỉnh Thái Bình được xây dựng với mục tiêu phấn đấu cao trên tinh thần quyết tâm và khát vọng vươn lên để sánh ngang với các tỉnh trong khu vực.Lãnh đạo tỉnh Thái Bình cho biết, là địa phương “đất chật, người đông”, quy mô diện tích khá nhỏ (chiếm 0,48% diện tích cả nước), xếp thứ 54/63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên về dân số, Thái Bình xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; chiếm 1,9% dân số cả nước và có mật độ dân số gấp 4 lần trung bình cả nước. Vì vậy, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh Thái Bình thông qua hoạt động “lấn biển” là giải pháp được đơn vị tư vấn đưa ra trong dự thảo Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động
Một phần quy hoạch Khu đô thị, dịch vụ, nghỉ dưỡng sân golf Cồn Vành - Cồn Thủ

Hiện tại tỉnh Thái Bình có khoảng 16.637 ha đất mặt nước ven biển. Với đặc điểm địa hình, địa chất vùng ven biển Thái Bình, phần diện tích này rất thuận lợi để có thể khai thác lấn biển, mở rộng không gian phát triển thực hiện các dự án đô thị, du lịch, thương mại, công nghiệp.

Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ khai thác đưa 2.550 ha đất mặt nước ven biển vào sử dụng cho mục đích xây dựng các dự án trong khu kinh tế biển Thái Bình: Khu công nghiệp Thái Thượng, Khu công nghiệp Hoàng Long; Khu du lịch Cồn Đen, Khu du lịch sinh thái Cồn Vành - Cồn Thủ... Đặc biệt, Khu kinh tế ven biển Thái Bình trở thành một trung tâm công nghiệp của vùng với hệ thống khu, cụm công nghiệp được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh và thu hút được một số nhà đầu tư công nghiệp lớn của thế giới. Quy hoạch cũng lưu ý vấn đề môi trường, khi đề ra chỉ tiêu các khu công nghiệp, đô thị phát triển theo hướng sinh thái, xanh, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Với những định hướng rõ ràng và mạnh mẽ như vậy sẽ là cơ sở hết sức quan trọng để Thái Bình tiến nhanh, tiến mạnh ra biển và phát triển đột phá nhờ kinh tế biển!

PGS, TS Trần Đình Thiên: Cần tránh cách thức khai thác biển theo lối “con cò lặn lội bờ sông”, “đánh bắt ven bờ”, không dám vươn ra biển khơi, không mang tư tưởng tìm kiếm và chinh phục đại dương. Hướng ra biển, phát triển kinh tế biển một cách chiến lược phải trở thành một nhu cầu bức bách, đồng thời là một cơ hội lớn cho sự trỗi dậy mang tính bùng nổ của Việt Nam. Trong những khuyến nghị đưa ra, PGS, TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh: Cả hệ thống kinh tế “mặt tiền” – đô thị biển và du lịch biển (bờ, biển, đảo) – cũng phải phát triển mạnh.

Bài 3: Không để thông tin sai lệch cản trở bánh xe phát triển

Nguyên Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tối 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân gặp gỡ Hội hữu nghị Việt Nam - Bulgaria và bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria.
Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) đang lấy ý kiến Quốc hội, vấn đề phân cấp, phân quyền được nhiều đại biểu quan tâm.
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam (từ ngày 24-28/11) theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11 (IPTP 11).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Tin cùng chuyên mục

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung nhấn mạnh chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm đã củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho phát triển quan hệ Việt Nam-Malaysia.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Chiều 23/11, với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thống nhất thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước đầu tư có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm và xây dựng ngành hóa chất của chúng ta mang tính hiện đại hơn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Trường Đại học Quốc gia Malaya nhân chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21-23/11/2024.
Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Hóa chất (sửa đổi), theo đại biểu cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất.
Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy hai nước.
Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao và trân trọng những trăn trở, tâm huyết, trách nhiệm của bà con kiều bào nhằm góp phần xây dựng đất nước Việt Nam.
Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Tổng Bí thư mong muốn bà con tuân thủ các quy định pháp luật sở tại và hợp đồng lao động, nêu cao hình ảnh người Việt Nam.
Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Góp ý tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng đề nghị phải đổi mới tư duy, cách làm.
Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Tại phiên họp tổ Quốc hội sáng 23/11, ĐBQH cho hay, cần những quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Sáng ngày 23/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đi thị sát, kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.
Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Chuyến công tác tại Brazil và CH Dominica của Thủ tướng khẳng định tầm nhìn chiến lược và sẵn sàng tham gia, đóng góp trách nhiệm trước vấn đề toàn cầu.
Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất cần phải có quy định phát triển công nghiệp bán dẫn trong Luật Công nghiệp công nghệ số.
Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sáng 23/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã trình bày trước Quốc hội Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi).
Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, chiều 22/11, Phu nhân Ngô Phương Ly đã đến thăm Viện Tim quốc gia Malaysia.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động