Xốc lại đà tăng cho xuất khẩu những tháng cuối năm: Khuyến nghị từ thực tế và những giải pháp căn cơ

Bài 3: Doanh nghiệp cần vững tay chèo trước cơn bão lạm phát

Nền kinh tế thế giới dường như đang có những sự tái cấu trúc lại. Lạm phát vẫn diễn ra, xu hướng tiêu dùng thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp vững tay chèo
Bài 1: Bức tranh xuất khẩu hàng hóa kém sáng Bài 2: Cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị, chuyên gia hiến kế Dự báo lạm phát 2023 và những giải pháp thực hiện

Không chùn bước trước khó khăn

Năm 2023, Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 393 - 394 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2022. Kết thúc quý I/2023, chúng ta mới hoàn thành 20% chỉ tiêu, nghĩa là áp lực cho những quý tiếp theo chắc chắn sẽ nhiều hơn.

Bài 3: Doanh nghiệp cần vững tay chèo trước cơn bão lạm phát
Lạm phát vẫn diễn ra, xu hướng tiêu dùng, thị trường, sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp cần vững tay chèo.

Trong báo cáo mới công bố, Oxford Economics cho rằng tình trạng xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm vẫn chưa kết thúc, vì nhu cầu toàn cầu dự báo suy yếu cả năm 2023.

Nhiều chuyên gia trong nước cũng nhận định, tình trạng xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm vẫn chưa kết thúc, vì nhu cầu toàn cầu tiếp tục suy yếu cả năm 2023. Rủi ro suy thoái toàn cầu rõ ràng có thể ảnh hưởng đến đơn đặt hàng của các nhà máy - huyết mạch của nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), không phải cứ dự báo khó là xuất khẩu Việt Nam sẽ chùn bước. Bởi trong giai đoạn Covid-19 khó khăn như vậy, xuất khẩu Việt Nam vẫn "vượt được qua khe cửa hẹp", tăng 7% năm 2020 và 19% năm 2021.

Do đó, TS.Nguyễn Thị Thu Trang khuyến cáo các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm thị trường, linh hoạt chuyển đổi sản xuất cho phù hợp với tình hình (đơn nhỏ, giao nhanh), tìm cách khai thác thị trường 100 triệu dân nội địa… để vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.

Bức tranh không chỉ toàn màu xám

Bên cạnh những dự báo kém vui thì vẫn có những dự báo lạc quan về triển vọng phục hồi xuất khẩu nhẹ trong nửa cuối năm 2023 nhờ mức nền thấp trong nửa cuối năm 2022 và được hỗ trợ từ việc nhu cầu của Trung Quốc phục hồi mạnh sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại.

Theo số liệu công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 so với cùng kỳ ước tính tăng 3,32%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 xét trong giai đoạn 13 năm gần đây. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, chúng ta cần nhìn nguyên nhân của nó là xuất phát từ tháng 10/2022, thời điểm này, đơn hàng xuất khẩu của nhiều ngành nghề không tốt, không có đơn hàng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, cho công nhân nghỉ việc, thậm chí giải thể.

Tuy nhiên, sau thời gian tháng 1/2023, bắt đầu từ tháng 2 trở đi, số đơn hàng đã quay trở lại với nhiều doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã tuyển dụng lại công nhân, trong số đó, có những doanh nghiệp số công nhân đã quay trở lại làm việc đạt 100%.

Sản xuất đã tăng lên, vốn tín dụng cũng đã có tăng trưởng rất mạnh trong tháng 3, ngay cả vốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 3 cũng chiếm tới 2/3 lượng trái phiếu trong cả quý I/2023 phát hành được.

Về cơ bản, những tác động chính sách của Việt Nam vẫn đang theo chiều hướng rất tốt. Cụ thể, đồng tiền của Việt Nam vẫn đang ổn định, đây là cơ hội cho xuất nhập khẩu cũng như sản xuất. Lãi suất tín dụng đang hạ một cách tương đối nhanh chóng, việc này cũng góp phần kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính phủ cũng vừa ban hàng việc giãn hoãn thuế VAT, tiền thuê đất, đồng thời đề nghị với Quốc hội giảm 2% thuế VAT. Nếu Quốc hội thông qua, việc này sẽ kích thích tiêu dùng trong nước, kích thích cho sản xuất do yếu tố đầu vào cho sản xuất giảm.

“Thị trường chứng khoán có phiên lên, phiên xuống nhưng về cơ bản thị trường đang ấm lên. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang quay trở lại Việt Nam. Chúng ta cũng hi vọng sản xuất kinh doanh sẽ tốt trở lại và mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Chính phủ đề ra vẫn có thể được thực hiện”, ông Đinh Trọng Thịnh nhận định.

Bài 3: Doanh nghiệp cần vững tay chèo trước cơn bão lạm phát
Hoạt động sản xuất tôm xuất khẩu tại Công ty Sao Ta

Vấn đề hiện nay là sự vào cuộc của cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp. Để đẩy mạnh xuất khẩu, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Bộ Công Thương cùng với các Thương vụ Đại sứ quán các nước, các Hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phải nắm lại thị trường truyền thống, xem họ cần gì và chúng ta phải thay đổi gì để đáp ứng được yêu cầu thị trường. “Với thị phần của ngành dệt may đã bị rơi vào tay nước xuất khẩu khác, bản thân các doanh nghiệp phải nhìn nhận, rút kinh nghiệm và phải thay đổi”, ông Đinh Trọng Thịnh nói.

Song song với giữ thị trường truyền thống, hệ thống các Thương vụ, Đại sứ quán và Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng phải tích cực mở rộng các thị trường mới, nhất là tại các thị trường mà chúng ta ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, tận dụng các lợi thế của FTA.

Thứ ba, cần nắm bắt lại thị trường trong nước, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước. Với tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng trong quý I/2023 khoảng 15%, như vậy tốc độ tiêu dùng của người dân Việt Nam đang tăng trưởng rất mạnh. Các doanh nghiệp cần coi việc nắm bắt thị trường Việt Nam là chiến lược, là cứu cánh cho mình. Đây cũng là giải pháp để các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng GDP từ nay đến cuối năm.

Ngoài ra, việc liên kết giữa các doanh nghiệp, ngành nghề cần đi vào nề nếp để hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa. Bài toán chuỗi sản xuất kinh doanh và công nghiệp hóa nông nghiệp phải đi liền với nhau, khi đó, giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Hơn 2 năm đại dịch vừa qua, nhiều biến động địa chính trị cùng với thay đổi chính sách của những nước lớn dẫn đến nền kinh tế thế giới tất yếu có những sự tái cấu trúc. Ví dụ như chuỗi cung ứng, xu hướng tiêu dùng hay vấn đề sản xuất xanh và phát triển bền vững.

Do đó, việc đánh giá, rà soát và định vị lại sản phẩm, thị trường, quản trị, công nghệ, mô hình sản xuất là vấn đề các doanh nghiệp đang tính toán trong dài hạn. Về ngắn hạn, việc duy trì sản xuất, thích ứng với hoàn cảnh là những giải pháp được nhiều chủ doanh nghiệp xuất khẩu lựa chọn để lèo lái công ty vượt cơn bão lạm phát.

“Bên cạnh việc hướng tới sản xuất xanh nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Định hướng của công ty trong thời gian tới là tính toán việc sản xuất ra sản phẩm nào để đáp ứng nhu cầu, túi tiền của khách hàng trong nước. Với thị trường xuất khẩu, ngoài những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, doanh nghiệp cũng đang tìm kiếm thị trường mới, thị trường tiềm năng như Nam Phi, Trung Đông, Trung Quốc,… để tận dụng các FTA đã được ký kết”, ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 – chia sẻ.

Còn theo ông Nguyễn Liêm – Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), nhìn thấy phía trước mình, các con đường đều khó đi. Tuy nhiên, tôi cho rằng, sức chịu đựng, chống chịu, sự linh hoạt của doanh nghiệp Việt Nam cũng khá tốt. Các doanh nghiệp đang cố gắng “lách qua, lách lại” và sẽ vượt qua được những khó khăn này.

Để hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP và có hiệu lực từ ngày 21/4/2023 và thay thế Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 15/6/2016.

Nghị quyết số 58 đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai trong ngắn hạn như sau: Khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh; Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước; khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước;….

Trong trung và dài hạn, Nghị quyết đưa ra nhiệm vụ, giải pháp như: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; tăng cường hiệu quả triển khai các chính sách và nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, xu hướng thị trường mới,…

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 22/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024.
Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh trên toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng chảy thương mại và xu hướng thu hút đầu tư của Việt Nam.
Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm chưa tới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng số tại Trung Quốc sẽ giúp các nhà cung ứng Việt có thể bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng tại thị trường này.
Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Ukraine đứng đầu về thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Thời gian vừa qua, hàng Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nhiều hệ thống phân phối như Saigon Coop, AEON, Central Retail… và mang lại hiệu quả tốt.
Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Lũy kế trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 11.152 tấn hoa hồi với kim ngạch ước đạt 52,6 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến thời điểm giữa tháng 11/2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1674 tỷ USD. Toàn ngành xuất siêu 1,0218 tỷ USD.
Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Không chỉ nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm, thời điểm này, có những doanh nghiệp nhận được khoảng 60% đơn hàng của năm sau.
Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sau những thành công từ lô vaccine AVAC ASF LIVE nhập khẩu hồi tháng 8/2024, dự kiến, tháng 12 này, Philippines sẽ tiếp tục nhập khẩu 1 lô hàng nữa từ AVAC.
Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

cuối năm 2025 cửa khẩu A Pa Chải (Điện Biên – Việt Nam) và Long Phú (Vân Nam – Trung Quốc) sẽ đi vào hoạt động
Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Xuất nhập khẩu đã đi qua gần hết năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu mới của năm 2025.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm.
Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

10 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt FED mới đây giảm lãi suất kỳ vọng mang lại tác động tích cực hơn cho ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Theo thông từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng/2024 đạt 647,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,61 tỷ USD...
Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc đạt 164.334 tấn, với gần 66,85 triệu USD, tăng 174,5% về lượng và tăng 192,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2,09 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

4 yếu tố để phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Hạ tầng logistics, khung pháp lý, chính sách ưu đãi; tiêu chuẩn môi trường và chuyển đổi số.
Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD. Hiện, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đang dồn lực trong chặng đường về đích.
Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 594,8 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Với kim ngạch 335,59 tỷ USD, xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động