Bài 3: Định hướng ngành công nghiệp sâm Ngọc Linh theo hướng nào?
Mỗi xã phường một sản phẩm-OCOP 16/03/2023 15:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bài 1: Hành trình từ cây bản địa đến dòng sâm quý Việt Nam Bài 2: “Thủ phủ” sâm Ngọc Linh - Nan giải quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu |
Sâm Ngọc Linh chủ yếu mới dừng ở chế biến thô
Mặc dù sâm Ngọc Linh là loại cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên tại tỉnh Quảng Nam, hiện việc sản xuất, bảo quản, chế biến sâm Ngọc Linh còn hạn chế.
Các sản phẩm từ sâm chưa đa dạng hóa và mới chỉ dừng lại ở chế biến thô khiến giá trị gia tăng chưa cao. Các sản phẩm trên thị trường hiện nay chủ yếu là sơ chế, chế biến theo phương pháp truyền thống như: Ngâm rượu, ngâm mật ong, sấy khô để tiêu thụ…
![]() |
Các sản phẩm Sâm trên thị trường hiện nay chủ yếu là sơ chế, chế biến theo phương pháp truyền thống |
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến các sản phẩm sâm còn hạn chế, doanh nghiệp ít quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ chế biến, bảo quản, chưa phát huy hết công dụng, giá trị của cây sâm Ngọc Linh.
Ông Trần Út - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam tỉnh Quảng Nam cho rằng, nói tới ngành công nghiệp sâm Ngọc Linh thì phải đảm bảo được 2 mặt chính: tạo ra lượng hàng hóa lớn (nghĩa là phải phát triển vùng nguyên liệu) và tạo ra cơ sở chế biến gắn với xây dựng thương hiệu chuỗi giá trị. Ông cũng thừa nhận rào cản trong mở rộng diện tích trồng sâm nằm ở khâu giống, còn với chế biến thì thiếu nguyên liệu đầu vào. Chính vì thế, để sâm Ngọc Linh phát triển xứng đáng với sản phẩm thương hiệu quốc gia thì không thể chỉ dừng lại ở thị trường bán thô mà bắt buộc phải tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu
Hiện nay, một số doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Nam bước đầu hình thành được chuỗi sản xuất từ trồng, thu hoạch, chế biến và phân phối sản phẩm đối với Sâm Ngọc Linh.
Đơn cử, Công ty TNHH Sâm Sâm đã đầu tư nhà máy chế biến sản phẩm trong khu công nghiệp chế biến khoảng 10 sản phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe dưới dạng viên nang, ngâm rượu, mật ong có nguồn gốc từ sâm Ngọc Linh, như: Saphraton, Savigout, Savitim, Sapentol... đã được Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cấp phép. Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu và áp dụng thành công phương pháp nhân giống vô tính với năng lực sản xuất 1 triệu cây giống/ năm, mục tiêu đến năm 2030 đạt năng suất 5 triệu cây giống/năm, đáp ứng nguồn cung cho chiến lược phát triển ngành công nghiệp sâm quốc gia.
![]() |
Quy trình nuôi cấy mô sâm Ngọc Linh của Công ty TNHH Sâm Sâm. Ảnh: Công ty Sâm Sâm |
Theo đại diện công ty TNHH Sâm Sâm, những sản phẩm chức năng từ sâm của công ty được nghiên cứu chuyên sâu, đã đánh giá tác dụng tiền lâm sàng. Trong đó, sản phẩm Saphaton viên nang mềm có tác dụng bồi bổ sức khỏe, sản phẩm Sapentol hỗ trợ điều trị tiểu đường, sản phẩm Savitim hỗ trợ chức năng tim mạch, sản phẩm Savigoul hỗ trợ người bệnh gout hay viên ngậm Savina giảm ho.
Đại diện Công ty TNHH Sâm Sâm cho rằng, cần có nhìn nhận đúng đắn để nâng tầm sản phẩm sâm Ngọc Linh lên đúng với giá trị của nó. Phải kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh với quy mô lớn, chuyên nghiệp hơn. “Không dừng lại ở việc sản xuất thô, chúng ta cần nghiên cứu, chế biến sâu thành phẩm, kết hợp với các dược liệu quý khác để tăng tối đa giá trị và các tính năng của sâm Ngọc Linh”, vị này đề xuất.
Về định hướng phát triển sâm Ngọc Linh, Ông Trần Út - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho hay hiện Quảng Nam chú trọng vào công tác chế biến sâm, xây dựng sâm Ngọc Linh thành một ngành công nghiệp hiện đại để tạo nhiều sản phẩm có giá trị lớn. Đồng thời, nhân rộng diện tích sản xuất, phát triển thị trường đầu ra sản phẩm, xứng tầm với thương hiệu “Sản phẩm Quốc gia”.
![]() |
Phải hướng phát triển sâm Ngọc Linh thành một ngành công nghiệp hiện đại để tạo nhiều sản phẩm có giá trị lớn. Ảnh: T.L |
Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh: “Cần phải tuyên truyền hơn nữa để người dân bảo vệ nguồn gen gốc, bảo vệ nguồn giống sâm Ngọc Linh đảm bảo chất lượng; qua đó đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm không chỉ trong nước mà còn phải hướng tới xuất khẩu. Đồng thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản phẩm sâm theo hướng chế biến sâu để xuất khẩu”.
Bài 4: Kỳ vọng “sâm Ngọc Linh - Thương hiệu quốc gia” mở ra hành trình mới
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thái Bình: Liên kết để tạo đột phá về thương mại, dịch vụ

Liên kết vùng: “Lực đẩy” trong tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Thương mại hóa, nâng tầm cho bánh Pía

Những cánh én báo hiệu mùa xuân mới cho thị trường sản phẩm OCOP Việt
Tin cùng chuyên mục

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với cây dược liệu tại huyện miền núi Quảng Nam

Longform | Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Bài 4: Kỳ vọng “sâm Ngọc Linh - Thương hiệu quốc gia” mở ra hành trình mới

Bài 2: “Thủ phủ” sâm Ngọc Linh - Nan giải quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Đà Nẵng có chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm OCOP theo chính ngạch đầu tiên đi Trung Quốc

Bài 1: Hành trình từ cây bản địa đến dòng sâm quý Việt Nam

Hưng Yên: Nâng tầm sản phẩm OCOP

Lào Cai: Phát triển Chương trình OCOP gắn với sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn

Bộ tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP có những điểm mới gì?

Chương trình OCOP- Mỗi sản phẩm là một viên gạch tạo dựng nông thôn mới

Hà Nội: 2 điểm dịch vụ du lịch cộng đồng được công nhận sản phẩm OCOP

Longform | Quảng Ninh: Phát triển thị trường bền vững cho sản phẩm OCOP

Longform | Chương trình OCOP trên địa bàn Hà Nội: Điểm tựa cho sản phẩm làng nghề Thủ đô

Trà Vinh phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế nông thôn

Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Tỉnh Quảng Ninh: Phát huy hiệu quả Chương trình OCOP nhờ chu trình thường niên

Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: Nâng tầm cho sản phẩm OCOP

Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 2: Nâng cao hiệu quả chương trình OCOP
