Chiêu trò xuyên tạc mới về đội ngũ doanh nhân Việt Nam:

Bài 3: Cần tỉnh táo và kiên quyết đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, phản động

Nhận diện, bóc trần và phòng chống các hành vi xuyên tạc mới về đội ngũ doanh nhân Việt Nam của các thế lực thù địch đang là đòi hỏi cấp thiết từ cuộc sống.

Bài 1: Xuyên tạc đường lối của Đảng ta về doanh nhân

Bài 2: Thủ đoạn “gắp lửa bỏ tay… doanh nhân”

Để làm được điều này đòi hỏi mỗi doanh nhân phải tỉnh táo và kiên quyết đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, phản động.

Không chỉ ở Việt Nam mà tại tất cả các quốc gia trên thế giới, trong quá trình sản xuất kinh doanh đều không tránh khỏi việc một số chính sách và hoạt động điều hành của các cơ quan chức năng nhà nước còn hạn chế, bất cập. Một số doanh nhân và doanh nghiệp có sai phạm, trục lợi bất chính, gây bức xúc xã hội, méo mó môi trường đầu tư và gây thiệt hại cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân.

Thế nhưng, không công bằng khi có một số lực lượng chuyên “bới lông tìm vết”, nhặt nhạnh một số sự vụ việc tiêu cực được đăng tải trên báo chí, truyền thông và mạng xã hội để đưa ra các bình luận, giải thích cực đoan, xuyên tạc, kiểu “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”, lấy “con sâu làm rầu nồi canh”, để khái quát và áp đặt chủ quan, phủ định sạch trơn vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, quy kết, bôi đen, xuyên tạc vai trò, chức năng quan trọng của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, từ đó xuyên tạc chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

3.t3(4).jpg
Ảnh minh họa

Đối tượng bôi nhọ, xuyên tạc liên quan đến doanh nghiệp, doanh nhân có thể là các lực lượng chống đối Đảng và nhà nước ta xuất thân từ chế độ cũ, mang nặng tâm lý thù hận hay hoài nghi. Có người là cán bộ, nhân viên trong các cơ quan của nhà nước ta nhưng thoái hoá, biến chất hoặc có những mâu thuẫn cá nhân… dần dần thù ghét chế độ và Tổ quốc của mình, tìm cách chống phá đất nước. Những người này thường sử dụng các thông tin một chiều, thiếu chính xác rồi nâng cấp và quy chụp cho cho toàn bộ hệ thống doanh nhân Việt Nam là thành công chủ yếu nhờ hối lộ, móc ngoặc, ăn cắp của nhà nước, của dân… để cuối cùng quy chụp cho thể chế kinh tế - xã hội của Việt Nam là ăn chặn, ăn cướp của dân…

Trong một số trường hợp, đối tượng xuyên tạc các vấn đề về doanh nhân lại là chính doanh nhân hoặc là người thân của doanh nhân. Do có sự cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến thù địch cá nhân đã “chơi trò bẩn” khi giành giật hợp đồng và thị trường. “Bên thua cuộc” khi đó sẽ triển khai kịch bản hạ bệ “kẻ thắng cuộc” bằng cách viết đơn, thư tố cáo hoặc thuê người khác viết viết bài tung lên mạng để bôi nhọ đối thủ và nói xấu chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bài 3: Cần tỉnh táo và kiên quyết đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, phản động
Các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội luôn lợi dụng mạng xã hội làm công cụ để đẩy mạnh tuyên truyền quan điểm sai trái, xuyên tạc. Ảnh minh họa.

Có người còn thuê một số nhà báo thoái hóa biến chất viết bài đưa trên các cơ quan thông tin đại chúng nhằm nhiễu loạn thông tin. Đối thủ thua cuộc tiếp tục đưa những bài viết này kèm theo các bình luận thiếu thiện chí trên mạng xã hội… Cũng có doanh nhân tức nhau trong đời sống xã hội đã viết bài, livestream chửi bới, bêu xấu nhau trên mạng xã hội để bày tỏ thái độ.

Các doanh nhân “chơi trò bẩn” nói trên lại được sự tiếp tay của một số người thiếu ý thức chính trị, thiếu thông tin, thấy thông tin tiêu cực là câu view, like, đưa vào cho trang cá nhân của mình. Đặc biệt có những “anh hùng nấp sau bàn phím” mang nặng tâm lý đám đông, bầy đàn, hễ thấy thông tin mới, giật gân, không rõ đầu đuôi tranh luận thế nào, người trong cuộc với câu chuyện ai sai, ai đúng… đã “xung phong” trở thành “quan tòa” võ đoán, phản đối gay gắt rồi “dìm hàng”… Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị nhân cơ hội đó “tung hô” nhân vật chống đối để rồi “đổi trắng, thay đen”, nói xấu Đảng và Nhà nước ta.

Chính vì thế, việc nhận diện, bóc trần và phòng chống các hành vi xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước của các thế lực thù địch liên quan đến doanh nghiệp, doanh nhân đang là đòi hỏi cấp thiết từ cuộc sống. Để làm được điều này, phải có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng Nhà nước và đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân.

Trước hết, cần coi trọng công tác giáo dục tư tưởng và đề cao trách nhiệm công dân trong các chương trình giáo dục đào tạo và truyền thông xã hội. Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành đã khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân sử dụng họ tên thật của mình, tên hiệu thật của cơ quan tổ chức; đồng thời khuyến khích chỉ chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy; không đăng tải thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, không sử dụng ngôn ngữ phản cảm, quảng cáo trái phép...

Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành dù chỉ được xem là văn bản hướng dẫn, điều chỉnh hành vi để công dân tránh ngưỡng vi phạm pháp luật, không có giá trị bắt buộc thực hiện, nhưng đây sẽ là sự hướng dẫn tốt để tăng tính trách nhiệm trong mỗi nút like, bình luận hay chia sẻ, từ đó giúp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh khi tương tác trên mạng xã hội… Các cơ quan chức năng của Nhà nước, nhất là các cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường tuyên truyền Bộ quy tắc ứng xử này.

Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thông tin giả, thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc… cần tiếp tục được rà soát, hoàn thiện để tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc xử lý sai phạm.

Mặt khác, các cơ quan chức năng của Nhà nước và các địa phương cần tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng giữa các khu vực doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nhân tự do kinh doanh theo pháp luật, phát triển hợp tác cùng có lợi. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật và khích lệ, cổ vũ tinh thần dám nghĩ dàm làm, lập nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nhân trên cả nước.

Đồng thời, đẩy mạnh việc cải cách nền hành chính, sàng lọc, kiểm soát và trừng trị những kẻ thoái hóa, biến chất, nhũng nhiễu, vô trách nhiệm, sợ và né tránh trách nhiệm trong quản lý, cấp phép kinh doanh. Nghiêm trị kịp thời những hành vi bôi nhọ, xuyên tạc và làm tổn hại lợi ích hợp pháp của doanh nhân và doanh nghiệp.

Cần phát huy vai trò, trách nhiệm của các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp, doanh nhân, bảo đảm sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh. Đấu tranh không khoan nhượng với những doanh nhân vi phạm pháp luật, cạnh tranh không lành mạnh.

Bên cạnh việc chủ động cung cấp các thông tin chính thống, các cơ qua chức năng của Nhà nước, nhất là các cơ quan báo chí cần có các tác phẩm phản bác kịp thời những thông tin xấu độc, tiêu cực. Đồng thời kiểm soát và phối hợp với các đơn vị cung ứng dịch vụ nền tảng quốc tế và trong nước để xóa bỏ, ngăn chặn phát tán các bài, tin giả, các luận điệu xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, doanh nhân.

Tiến trình tự do hóa thương mại, mở cửa và hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, đó là thách thức khi phải đối mặt với việc cạnh trạnh không bình đẳng khi Chính phủ nước ngoài áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, tự vệ thương mại… Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phải có sự đoàn kết, liên kết chặt chẽ với nhau, liên kết chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng để tập hợp sức mạnh nhằm dễ dàng ứng phó khi các tình huống như vậy xảy ra.

Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) không chỉ đơn thuần là ngày tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, mà còn là ngày để các doanh nhân Việt Nam đoàn kết lại. Ngày Doanh nhân Việt Nam còn là ngày để mọi người đề cao cảnh giác, tỉnh táo trước các luận điệu xuyên tạc đội ngũ doanh nhân Việt Nam, là ngày đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam./.

Đỗ Phú Thọ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: mạng xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Nhiều cán bộ đảng viên, có cả cán bộ cấp cao trong bộ máy Đảng và Nhà nước ta do thoái hóa, biến chất, tham nhũng đã bị xử lý kỷ luật, cho thôi giữ các chức vụ.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác thông tin, tuyên truyền của Tổng cục Quản lý thị trường luôn bám sát sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.
Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Những hành động xuyên tạc các chủ trương điều hành kinh tế, trong đó có quản lý giá xăng dầu luôn nằm trong tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ngành Công Thương luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Những thành tựu trong gần 40 năm đổi mới là minh chứng, luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đột phá cơ bản về lý luận và được minh chứng tính đúng đắn bằng thành tựu đổi mới...
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã đưa ra nhiều điểm mới, tạo không gian thoáng hơn cho cụm công nghiệp phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban quý 2/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động