Chiêu trò xuyên tạc mới về đội ngũ doanh nhân Việt Nam:

Bài 1: Xuyên tạc đường lối của Đảng ta về doanh nhân

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang trở thành lực lượng xung kích trong phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Quản lý hiệu quả mạng xã hội để tạo sự đồng thuận, niềm tin của nhân dân với Đảng và ngành Công Thương Bác bỏ luận điệu "đường lối của Đảng chỉ là ý chí chủ quan của một bộ phận tinh hoa cầm quyền"

Là đại diện cho sức sản xuất mới, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang trở thành lực lượng xung kích trong phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thế nhưng đội ngũ quan trọng này lại luôn bị các thế lực thù địch “nhòm ngó”, xuyên tạc, bịa đặt về vị thế, về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Chúng còn “gắp lửa bỏ tay người” kích động, bôi đen, chia rẽ khối doanh nhân…

Loạt bài viết này sẽ giúp bạn đọc nhận diện các chiêu trò mới của các thế lực thù địch và đề xuất các giải pháp để đấu tranh bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, doanh nhân, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bài 1:Xuyên tạc đường lối của Đảng ta về doanh nhân
Ảnh minh họa

Thực tế đã chứng minh Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Đây là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ lịch sử của Cách mạng Việt Nam. Thế nhưng các thế lực thù địch và cơ hội chính trị lại ra sức xuyên tạc đường lối đúng đắn này.

Gần đây, nhân việc các cơ quan chức năng của Nhà nước ta tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, xử án đối với một số doanh nhân vi phạm pháp luật như: Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC; bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam; ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát; ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh…, trên một số trang mạng xã hội, các tổ chức và cá nhân chống phá đã đặt ra những câu hỏi nhằm đánh tráo bản chất, hướng lái các vụ án sang chiều hướng tiêu cực, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng ta với đội ngũ doanh nhân.

Bài 1:Xuyên tạc đường lối của Đảng ta về doanh nhân
Ảnh minh họa

Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị xuyên tạc việc khởi tố, điều tra các bị can trên là “nhắm vào giới doanh nhân, giới siêu giàu”. Trang của tổ chức khủng bố Việt Tân rêu rao “Chiến dịch đánh tư sản bắt đầu”, từ đó suy diễn: “Nhiều tỷ phú lần lượt bị bắt giam, một số khác đang được dự đoán sẽ xộ khám trong thời gian tới”. Nguy hiểm hơn, chúng còn bịa ra chuyện Nhà nước “khánh kiệt” tài sản nên phải “đưa giới nhà giàu lên thớt”. Từ đó chỉ trích Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay đều “nuôi doanh nhân béo để... thịt”, để “cướp vốn”… Đây là kiểu xuyên tạc nguy hiểm, cố tình đánh tráo bản chất vụ án, hướng lái sang vấn đề chính trị, từ đó kích động chống phá.

Các đối tượng bịa ra chuyện bắt các doanh nhân là do “đấu đá quyền lực trong đảng”, từ đó miệt thị “sống dưới chế độ độc tài cộng sản hiện nay, những đại gia, tài phiệt hoặc người giàu có tài sản đều là những người nằm trong tầm ngắm của các lãnh đạo Đảng Cộng sản, cho dù họ làm ăn chân chính cũng không thoát khỏi”.

Một số người nhẹ dạ, cả tin cũng đã đưa ra các bình luận cũng cổ suý cho luận điệu này, xuyên tạc vụ án hình sự sang “nghi vấn đấu đá nội bộ”…

Thực tế ở Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn các luận điệu phản động đó. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, ngày 18/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thời gian để gặp gỡ giới doanh nghiệp và doanh nhân Hà Nội (hồi đó gọi bằng cái tên là “giới Công Thương”) nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ đối với việc khôi phục, phát triển kinh tế đất nước. Như vậy, các nhà Công Thương Hà Nội đã là giới chức xã hội đầu tiên được Bác tiếp tại Phủ Chủ tịch. Sau cuộc gặp này, Chính phủ Hồ Chí Minh được giới Công Thương Hà Nội nói riêng và giới Công Thương cả nước nói chung ủng hộ rất lớn về vật chất, qua đó giảm bớt khó khăn về tài chính cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của giới Công Thương, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới Công Thương Việt Nam. Trong thư, Người viết: “Được tin giới Công - Thương đã đoàn kết lại thành Công - Thương Cứu quốc đoàn và gia nhập Mặt trận Việt Minh, tôi rất vui mừng. Hiện nay, Công - Thương Cứu quốc đoàn đang hoạt động làm nhiều việc ích nước lợi dân, tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt”.

Về vai trò, nhiệm vụ của giới Công Thương trong các giai tầng xã hội ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế, tài chính vững vàng và thịnh vượng”. Về trách nhiệm của các cơ quan công quyền đối với sự phát triển của giới công thương, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công - Thương trong công cuộc kiến thiết...”.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mặc dù bận rất nhiều công việc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân.

Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ, sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều đường lối, chủ trương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển.

Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 13/10 (ngày Bác Hồ gửi thư cho giới Công Thương) là Ngày Doanh nhân Việt Nam, để tôn vinh, ghi nhận những đóng góp của giới doanh nhân Việt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2011, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 09-NQ-TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Nghị quyết khẳng định: “Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Trong Văn kiện Đại hội XIII (năm 2021), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Vị trí của giới doanh nhân cũng lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Tại Khoản 3, Điều 51 của Hiến pháp năm 2013 hiến định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”.

Không chỉ như vậy, Hiến pháp năm 2013 còn đưa ra các quy định để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện các quyền sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể hóa Hiến pháp, Quốc hội và Chính phủ đã luôn đồng hành và đã thông qua nhiều văn bản luật pháp, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, để doanh nhân Việt Nam thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hiện thực hoá khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Nhờ đó mà số lượng doanh nghiệp, doanh nhân nước ta đã phát triển nhanh chóng.

Nếu năm 2000 cả nước có 39.000 doanh nghiệp, thì năm 2022, số doanh nghiệp tron cả nước đã ở mức gần 1 triệu. Cùng với đó có hơn 29.000 hợp tác xã, hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Nếu tính mỗi doanh nghiệp có 3 doanh nhân lãnh đạo cùng với đội ngũ cán bộ hợp tác xã, hộ kinh doanh thì đất nước ta hiện nay có đội ngũ doanh nhân khoảng 10 triệu người.

Đội ngũ này trực tiếp lãnh đạo, quản lý, điều hành các cơ sở kinh doanh trên cả nước thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, như quốc doanh, tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Chính đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp này đã góp phần tạo nên kỳ tích kinh tế của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta trong mấy năm gần đây đều ở mức cao so với thế giới. Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam hôm nay đã tự tin đầu tư ở nước ngoài, mua lại các doanh nghiệp nước ngoài. Việt Nam hôm nay đã nằm trong top 20 nền kinh tế có quy mô xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới. Hàng hoá Việt Nam sản xuất đã có hàng tỷ người trên thế giới sử dụng.

Thế nhưng các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị đã không biết hoặc cố tình không muốn biết các kết quả nói trên mà vẫn rêu rao rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam đang bóp chết doanh nhân”.

Bài 2: Thủ đoạn "gắp lửa bỏ tay... doanh nhân"

Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ - Ban chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tài dùng người của Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tài dùng người của Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhìn lại Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ''lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'' 70 năm trước, chúng ta càng cảm phục Bác Hồ về nghệ thuật dùng người.
Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Sau hơn hai thế kỷ, tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn có sức sống, những quy luật được ông vạch ra vẫn đang chi phối nhiều mặt của kinh tế thế giới
Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Ngày 30/4/1975 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, nhưng đâu đó vẫn âm ỉ những luận điệu hằn học về một ''ngày quốc hận''.
Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Nhiều cán bộ đảng viên, có cả cán bộ cấp cao trong bộ máy Đảng và Nhà nước ta do thoái hóa, biến chất, tham nhũng đã bị xử lý kỷ luật, cho thôi giữ các chức vụ.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác thông tin, tuyên truyền của Tổng cục Quản lý thị trường luôn bám sát sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Là Bộ kinh tế đa ngành, Bộ Công Thương đã bám sát và nghiêm túc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại đã góp phần xứng đáng vào hoạt động xuất khẩu, với bước đi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.
Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.
Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Những hành động xuyên tạc các chủ trương điều hành kinh tế, trong đó có quản lý giá xăng dầu luôn nằm trong tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ngành Công Thương luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động