Giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia - Để chính sách thực sự phát huy hiệu quả

Bài 3: Cần tạo chuyển biến căn bản, tập trung toàn lực thực hiện

3 chương trình mục tiêu quốc gia đã cho thấy vai trò quan trọng, do đó, việc đẩy nhanh thực hiện các chương trình này luôn nhận được sự quan tâm lớn.
Tiến độ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia chậm so với mục tiêuBài 1: Huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"

Thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp

Đoàn giám sát đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đó là, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức, thay đổi tư duy cho cán bộ và người dân, đặc biệt là phát triển kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ đơn giá trị sang đa giá trị; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững thiết thực, hiệu quả”.

Bài 3: "Hiến kế" đẩy nhanh tiến độ triển khai
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các ngành, các địa phương, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế để đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả chương trình. Chỉ đạo các địa phương khẩn trương hoàn thành ban hành các văn bản cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Trung ương.

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt cán bộ cơ sở. Trong phát triển sản xuất, cần chú trọng các chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi trường, chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch nông thôn, phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế, bảo tồn các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc…

Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và với địa phương trong công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương, Tổ công tác trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện chương trình.

Thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực, trong đó, huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước cho việc triển khai các nội dung về an sinh xã hội; các dự án đầu tư, hỗ trợ trực tiếp về phát triển nhân lực, hỗ trợ sản xuất.

Cả 3 chương trình đều có điểm chung là hướng đến người nghèo, vùng nông thôn, dân tộc thiểu số khó khăn. Vì vậy giải pháp về sinh kế, nâng cao thu nhập cần phải được chú trọng và ưu tiên hàng đầu. Song song với quá trình đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, phải có giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang làm việc ở khu vực công nghiệp, dịch vụ; thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập; thu hút lao động có trình độ về làm việc ở vùng này.

Nghiên cứu, rà soát, sắp xếp lại mô hình chỉ đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương đối với các chương trình mục tiêu quốc gia. Xây dựng trang thông tin điện tử phục vụ quản lý, giám sát chung cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong đó các tài liệu, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện được cập nhật và phổ biến thường xuyên; công khai ý kiến phản ánh, kiến nghị của các địa phương và hướng dẫn, trả lời của Chính phủ, các bộ, ngành. Đây là cơ sở để Quốc hội, đại biểu quốc hội, các tổ chức chính trị xã hội tham gia giám sát chương trình.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình ở các cấp, các ngành. Kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt, đồng thời có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện chương trình.

Đoàn Giám sát cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, các bộ, ngành liên quan có phương án giao kế hoạch thực hiện nguồn vốn sự nghiệp hoặc thông báo nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 - 2025 để các địa phương chủ động trong công tác phân bổ vốn.

Chỉ đạo dứt điểm việc hoàn thành giải quyết các khó khăn, vướng mắc, nhất là sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp trong các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Đồng thời, chỉ đạo nghiên cứu, tham mưu thực hiện các nội dung liên quan đến 3 chương trình mục tiêu quốc gia đã được Quốc hội; khẩn trương xây dựng, ban hành bộ tài liệu/cẩm nang/sổ tay hướng dẫn chi tiết, tích hợp cụ thể các văn bản triển khai 3 chương trình.

Nghiên cứu, xây dựng Trang thông tin điện tử riêng về 3 chương trình mục tiêu quốc gia thuộc Cổng thông tin điện tử Chính phủ để thông tin trao đổi, phản hồi nhanh, kịp thời, công khai, minh bạch về kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại từng địa phương. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đã nêu tại các báo cáo kiểm toán về 3 chương trình mục tiêu quốc gia và thông tin về kết quả thực hiện cho Đoàn giám sát trước khi diễn ra phiên họp tháng 9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cùng với đó, sớm triển khai Nghị quyết số 100/2023/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trong đó đối với lĩnh vực dân tộc có nội dung về nghiên cứu, đề xuất thực hiện thí điểm việc phân cấp cho cấp huyện chủ động quyết định, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, danh mục dự án đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

Mặt khác, đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc vận động sự tham gia của xã hội và cộng đồng trong công tác giảm nghèo; vận động các đoàn thể, tổ chức, cộng đồng dân cư quan tâm giúp đỡ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để giúp đỡ cho từng hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững; tăng cường giám sát và phản biện xã hội trong quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo.

Cùng với đó, đề nghị các địa phương tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền; có biện pháp quyết liệt thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn Trung ương và nguồn vốn địa phương đã được phân bổ cho các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đánh giá kết quả việc thực hiện quy định cơ chế lồng ghép giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác; cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để thúc đẩy việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Cần trả lời được câu hỏi: “Vì sao chậm, điểm nghẽn ở đâu?"

Phát biểu tại phiên họp cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát bước đầu việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, mong muốn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là có một Nghị quyết sắc sảo, kiến nghị, đề xuất đúng và trúng để thúc đẩy các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó, tập trung vào các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia như xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo giai đoạn này khác gì so với giai đoạn trước?

“Hiện nay có nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, quan điểm xây dựng nông thôn mới đặt trong tam nông, nông dân là chủ thể, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, mục tiêu giai đoạn này đã khác với giai đoạn trước - Chủ tịch Quốc hội nêu.

Bài 3: "Hiến kế" đẩy nhanh tiến độ triển khai
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì cuộc làm việc với Chính phủ về 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng, phát huy mô hình nông thôn mới cấp thôn bản ở những vùng khó khăn, gắn kết với chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ và miền núi, làm rõ quan điểm chính sách dân tộc theo đối tượng hay theo địa bàn hoặc theo cả 2. Kết hợp nhuần nhuyễn các chính sách đó trong các dự án, tiểu dự án như thế nào?

Về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, điểm mới trong kết luận gần đây của lãnh đạo liên quan đến nội dung này còn gắn với trách nhiệm UBND cấp tỉnh, do đó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần làm nổi bật lên trong Báo cáo.

Bên cạnh tiến độ thực hiện Chương trình, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần quan tâm đến chất lượng của các chương trình mục tiêu quốc gia. Đề nghị cần làm rõ các quan điểm lớn như: Quan điểm xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu mạnh mẽ ngành nông nghiệp; phải có ít nhất 1 Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, hoạt động có hiệu quả, gắn với sinh kế và đời sống ở đó; xây dựng nông thôn mới phải đặt trong quan hệ với phát triển đô thị và kinh tế đô thị… Xem chương trình đi có đúng hướng hay không? Đồng thời, xem xét sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong các nội dung này như thế nào?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, cần làm rõ và trả lời được câu hỏi: “Vì sao chậm, vì sao vướng mắc, các điểm nghẽn ở đâu, việc tháo gỡ như thế nào? Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng dường như quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo có suy giảm hơn so với trước không?...”. Vì vậy, đề nghị Báo cáo cần chỉ rõ các vấn đề này.

Chủ tịch Quốc hội mong muốn phân tích rõ các hạn chế, vướng mắc, tồn tại, yếu kém trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, đề nghị cần đưa ra các sáng kiến để thực hiện tốt công tác giám sát, do đó cần làm rõ: Còn xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong các chương trình này như các lần trước không? Còn vấn đề trục lợi chính sách không? Chính sách nào để duy trì được giảm nghèo bền vững?

Đáng lưu ý, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá sâu việc sau dịch Covid-19 tình trạng nghèo/tái nghèo có tăng lên hay không, tác động, tỉ lệ nghèo hiện nay là bao nhiêu. "Giám sát là phải xác định rõ trách nhiệm, không thể chung chung, trách nhiệm của ai (Quốc hội, Chính phủ hay các bộ ngành) cần được chỉ rõ" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, sau giám sát cần tạo chuyển biến căn bản, tập trung toàn lực cho việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đến việc phối hợp, có cần thay đổi gì không? Ở địa phương cũng vậy.

"Hiến kế" đẩy nhanh tiến độ chương trình

Đại biểu Hà Đức Minh - đoàn Lào Cai cho hay, thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, các nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Thủ tướng Chính phủ về 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, thời gian vừa qua, các địa phương trong cả nước đã tích cực chủ động điều hành, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bài 3: Cần tạo chuyển biến căn bản, tập trung toàn lực thực hiện
Đại biểu Hà Đức Minh - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những khó khăn, vướng mắc dẫn đến tỷ lệ giải ngân đến nay còn thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả mục tiêu của chương trình.

Phân tích cụ thể, đại biểu Hà Đức Minh nêu, đối với nguồn vốn sự nghiệp mới được giao trong năm 2022 và 2023 mà chưa được giao cả giai đoạn. Do vậy, địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng các danh mục sử dụng vốn sự nghiệp, nhất là các dự án có thời gian thực hiện trong nhiều năm.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính quyết định giao dự toán bổ sung có mục tiêu vốn sự nghiệp cho địa phương, phân bổ cho từng dự án, từng lĩnh vực chi, khi triển khai có nhiều nội dung chưa phù hợp, nhiều lĩnh vực thừa kinh phí, nhiều lĩnh vực còn có khả năng chi nhưng lại thiếu về kinh phí.

Nghị định số 27 của Chính phủ và hệ thống các thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã ban hành, nhiều nội dung còn chưa rõ ràng nên khó khăn cho địa phương trong công tác tổ chức triển khai thực hiện.

Tại khoản 3 Điều 53 Luật Ngân sách nhà nước về thời hạn điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách có quy định hoàn thành trước ngày 15/11 năm hiện hành. Tuy nhiên, thực tế để giải ngân vốn kế hoạch, việc xác định được cụ thể khối lượng chính thức hoàn thành trong năm, điều chỉnh quy hoạch vốn, dự toán kinh phí giữa các dự án, các hoạt động cho phù hợp thì phải đến hết thời điểm tháng 12.

Vì vậy, đề nghị Quốc hội trong quá trình sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước nghiên cứu bổ sung thêm nội dung quy định riêng đối với thời hạn điều chỉnh dự toán thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp địa phương hoàn thành trước ngày 31/12 năm hiện hành.

Cùng với đó, để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ một số nội dung như sau: Thứ nhất, giao vốn sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cả giai đoạn 2021-2025 giống như đầu tư công cho địa phương để địa phương chủ động trong công tác lập và triển khai thực hiện.

Thứ hai, giao vốn sự nghiệp hàng năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Cần giao tổng kinh phí từng dự án thành phần, không giao chi tiết đến lĩnh vực chi để các địa phương được chủ động phân bổ cho từng lĩnh vực phù hợp với thực tế của từng địa phương.

Đồng thời, nguồn vốn sự nghiệp không có khả năng thực hiện giải ngân trong giai đoạn 2021-2025 và nguồn vốn hỗ trợ sản xuất giai đoạn 2026-2030, đề nghị thực hiện theo hướng không hỗ trợ vốn trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân mà có cơ chế sử dụng, ủy thác thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi.

Thứ ba, hiện nay, các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như vốn đầu tư công khác, tiến độ thực hiện chậm, trong đó nguyên nhân chính là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ dự án, cần nghiên cứu quy định tách dự án giải phóng mặt bằng thành dự án riêng đối với tất cả các dự án, không chỉ là các dự án trọng điểm của quốc gia.

Cùng với đó, Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chủ quản chủ động xây dựng khung đánh giá kết quả, hiệu quả của chương trình để các địa phương có căn cứ đánh giá, từ đó kịp thời chỉ đạo nhằm phát huy được hiệu quả mục tiêu của chương trình.

Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với các xã khu vực vùng 2, vùng 3 được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trở thành xã khu vực 1 và thôi hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ, dẫn đến đời sống của nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức, học sinh trên địa bàn các xã này gặp nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến các mục tiêu giảm nghèo bền vững.

"Cá nhân tôi và nhiều đại biểu đã có ý kiến về vấn đề này, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được giải quyết" - đại biểu nói, đồng thời đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ đối với các xã thuộc các huyện, tỉnh có yếu tố đặc thù về biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, các xã thuộc các huyện nghèo ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn do đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 861 hoặc cho phép các xã này tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách đã ban hành để đảm bảo trong công tác an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững ở tại các địa phương.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao quá trình triển khai Đoàn giám sát cũng là quá trình Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia trong 2 năm qua. Đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra giám sát, nhiều cuộc giao ban, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc từ 339 kiến nghị của các địa phương; đồng thời, đã tập trung xử lý kịp thời nhiều văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành phù hợp với thực tiễn, các Quyết định của Chính phủ, các thông tư, hướng dẫn, các công văn chỉ đạo khác đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình mục tiêu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Nội vụ: Tiến tới trả lương theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ: Tiến tới trả lương theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm.
Hà Nội triển khai phong trào

Hà Nội triển khai phong trào 'Bình dân học vụ số'

Hà Nội triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm nâng cao kỹ năng số cho người dân, phát triển chính quyền và xã hội số hiệu quả.
Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Chiều 6/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế cho rằng, khâu quản lý giám sát thực phẩm phần lớn đã phân cấp, ủy quyền cho các tỉnh, thành phố và các sở y tế.
Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Việc triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại vùng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng sống và đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí sau chỉ đạo của Tổng Bí thư

Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí sau chỉ đạo của Tổng Bí thư

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn viện phí cho toàn dân là mục tiêu mà ngành Y tế đang quyết tâm thực hiện.
Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường đã qua đời tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày.
Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào

Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào 'tầm ngắm' kiểm tra

Tranh cãi lòng se điếu dùng hóa chất, cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra nguồn gốc, lấy mẫu kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Từ nông dân, hợp tác xã đến doanh nghiệp, tất cả đang từng bước ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn, tạo nền tảng bền vững phát triển kinh tế.
Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Trên diện tích cà phê quen thuộc, nông dân Kon Tum đã mạnh dạn đưa cây mắc ca trồng xen canh, mang lại thu nhập ổn định, gấp đôi so với canh tác thông thường.
Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức, đại diện Liên Hợp Quốc mong muốn Đại lễ Vesak 2025 là cơ hội để hướng tới hòa bình và bền vững,
Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông giảm mạnh

Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông giảm mạnh

Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn cả nước xảy ra 6.121 vụ tai nạn giao thông. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 28,2%.
Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Tọa lạc tại Bến Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh là nơi lưu dấu bước chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác.
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,67 triệu lượt người, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.
PCI 2024: Hải Phòng lần đầu tiên đoạt ngôi vị quán quân

PCI 2024: Hải Phòng lần đầu tiên đoạt ngôi vị quán quân

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 lần đầu tiên ghi nhận thành phố Hải Phòng vươn lên đứng đầu với 74,84 điểm.
Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi vào chiều tối và đêm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Sơn La, Hoà Bình có nắng nóng.
Thời tiết biển hôm nay 6/5/2025: Cảnh báo gió giật cấp 6

Thời tiết biển hôm nay 6/5/2025: Cảnh báo gió giật cấp 6

Dự báo thời tiết biển hôm nay 6/5/2025, vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang có mưa rào, dông rải rác, khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7.
Xu hướng

Xu hướng 'tiêu dùng xanh' tạo làn sóng mới trên thị trường

Tiêu dùng xanh đang trở thành làn sóng mới trên thị trường Việt, khi người trẻ và tiểu thương cùng chuyển dịch nhận thức, chủ động thay đổi hành vi mỗi ngày.
‘Giọt hồng yêu thương

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Mới đây, tại Hà Nội, Đức Tín Group đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức chương trình hiến máu “Giọt hồng yêu thương 2025”.
Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Không ít doanh nghiệp chân chính bị thiệt hại nặng nề vì những thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng từ những “nấm độc” núp bóng review.
Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Nông nghiệp và Môi trường đưa ra 7 nhiệm vụ trọng tâm để tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ tổ chức truyền thống sang mạng lưới đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số.
Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Chiếc xe đưa tang đang lưu thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc thì bốc cháy dữ dội.
Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Bộ Nội vụ cho biết, tất cả các tỉnh, thành đã gửi hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính, gồm 23 hồ sơ cấp tỉnh và 63 hồ sơ cấp xã.
Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2025 với tên gọi “Pháp luật với mọi người” diễn ra từ 00h00’ ngày 06/5 đến 23h59 ngày 25/5/2025.
Mobile VerionPhiên bản di động