Làm gì để xây dựng nền công nghiệp Việt Nam tự chủ?

Bài 3: Cần cơ chế "trợ lực" để hiện thực hóa mục tiêu tự chủ, tự cường

Bộ Công Thương đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc xây dựng thể chế đối với chiến lược phát triển công nghiệp cũng như các ngành công nghiệp chủ lực.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hải Dương cần tập trung thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại Chiến lược công nghiệp hóa mới giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035 theo góc nhìn của ngành công nghiệp Bài 2: Từng bước xây dựng nền tảng để những “sếu đầu đàn” tự tin sải cánh

Nền tảng của tăng trưởng trong dài hạn

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, nhiều ngành công nghiệp đã có bước tiến vượt bậc kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đến nay.

Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định mục tiêu đến năm 2025 tỷ trọng của doanh nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 25% và đặt ra nhiệm vụ cơ cấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là mục tiêu khó nhưng cũng đặt ra nhiệm vụ cho công nghiệp nước nhà, đòi hỏi sự nỗ lực và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thời kỳ mới. Đặc biệt, vai trò của các doanh nghiệp trong nước cần được nhìn nhận và phát huy hiệu quả hơn để có thể xây dựng được một nền công nghiệp tự chủ.

Bài 3: Cần cơ chế
Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu công nghiệp hóa, lấy công nghiệp chế biến, chế tạo làm trọng tâm, trong đó tập trung xây dựng nền sản xuất tự chủ

Chia sẻ về phát triển ngành công nghiệp trong dài hạn hướng tới mục tiêu xây dựng nền công nghiệp tự chủ, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong phân tích, Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. “Đây là mục tiêu khá thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cũng như những đột phá về hệ thống chính sách phát triển công nghiệp để thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới”- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nêu quan điểm.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu công nghiệp hóa, lấy công nghiệp chế biến, chế tạo làm trọng tâm. Trong đó tập trung xây dựng nền sản xuất tự chủ. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, cần thêm nhiều chính sách, cơ chế ưu đãi để trợ lực cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao nội lực về trình độ khoa học, công nghệ, nhân lực cũng như thúc đẩy liên kết, tham gia mạng sản xuất toàn cầu.

Ngoài ra, Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2030 được kỳ vọng sẽ là nền tảng vững chắc để Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030. Đến năm 2035, công nghiệp Việt Nam được phát triển thân thiện với môi trường, công nghiệp xanh...

Chiến lược sẽ huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo; điện tử và viễn thông; năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

Đáng chú ý, đến năm 2035, công nghiệp Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo.

Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn 2021-2025 đạt 7,0-7,5%/năm; giai đoạn 2026-2035 đạt 7,5-8,0%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021-2025 đạt 11,0-12,5%/năm và giai đoạn 2026-2035 đạt 10,5-11,0%/năm.

Công nghiệp tự chủ: Nhìn lại để đi tới

Với tầm nhìn dài hạn và những quyết sách của Đảng vì mục tiêu phát triển ngành công nghiệp đã được cả hệ thống chính trị vào cuộc trong suốt thời gian qua cũng như giai đoạn tới.

Theo các chuyên gia, nhà quản lý, muốn phát triển công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, cần có hệ thống giải pháp, chính sách đồng bộ, thống nhất từ lý luận đến thực tiễn để huy động nguồn lực và phát huy thế mạnh của các ngành công nghiệp Việt Nam.

Sâu xa hơn, để có một nền công nghiệp thực sự phát triển, đóng vai trò then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ góc độ của Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, cần có cách tiếp cận, tư duy mới về mô hình, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong bối cảnh và điều kiện mới của giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nền tảng; khuyến khích phát triển hài hòa/hợp lý các ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành công nghiệp mới; dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và công nghệ của cuộc CMCN 4.0.

Theo đó, các chính sách vĩ mô cần được điều chỉnh theo hướng tạo thuận lợi cho các nguồn lực xã hội (vốn, nguồn nhân lực…) hướng vào lĩnh vực sản xuất nói chung và các ngành công nghiệp nền tảng nói riêng. Sản xuất công nghiệp hiện nay được tổ chức theo chuỗi giá trị (thượng nguồn - trung nguồn - hạ nguồn) rất chặt chẽ, do đó, ưu tiên của việc phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp nền tảng là tham gia sâu nhất vào chuỗi giá trị của ngành, phù hợp với lợi thế cạnh tranh của đất nước so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, cũng như nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Đồng thời, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần định hướng mở rộng từ các cơ chế, chính sách truyền thống như ưu đãi tín dụng và miễn giảm thuế sang cơ chế, chính sách mới như hỗ trợ ngân sách. Định hướng xây dựng các tiêu chí, điều kiện, cơ chế để xác định và phát triển mạnh mô hình cụm liên kết ngành, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên biệt cho một số ngành công nghiệp nền tảng, dựa trên mức độ tập trung công nghiệp và tính kết nối theo chuỗi sản xuất để hình thành hệ sinh thái tổng thể cho ngành công nghiệp nền tảng phát triển, từ đó tạo tác động lan toả sang các ngành liên quan.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thăm Nhà máy Hyundai Thành Công số 2 đang trong giai đoạn hoàn thiện
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thăm Nhà máy Hyundai Thành Công số 2 đang trong giai đoạn hoàn thiện

Bên cạnh đó tập trung kiến thiết động lực tăng trưởng mới của ngành công nghiệp Việt Nam theo quan điểm phát triển bền vững: Tăng cường năng lực tự cường, tiến tới tự chủ cao thông qua việc chiếm lĩnh công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi sản xuất toàn cầu đi đôi với bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sống là một trong nhân tố quan trọng đưa công nghiệp Việt Nam vượt qua những tồn tại, nguy cơ, tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của nền kinh tế.

Đi vào mục tiêu cụ thể hơn, đối với các chính sách phát triển ngành công nghiệp Bộ Công Thương sẽ đề xuất trọng tâm, trọng điểm, tập trung phát triển những ngành và lĩnh vực công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên.

Bên cạnh đó Bộ Công Thương cũng sẽ kiến nghị Chính phủ xây dựng những khu, cụm liên kết ngành quy mô lớn để thu hút đầu tư cũng như là xây dựng các chuỗi sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, cần có những chính sách xây dựng các tập đoàn lớn để dẫn dắt theo các ngành công nghiệp đi theo. Song song với phát triển công nghiệp nền tảng, vẫn phải phát triển các ngành có sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như công nghiệp tự chủ, cơ khí, hóa chất và công nghiệp vật liệu.

Ngoài ra, những chính sách hỗ trợ cho các tập đoàn lớn, Bộ Công Thương cũng sẽ đề xuất hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp để khắc phục những điểm yếu cố hữu của các doanh nghiệp này như hỗ trợ vốn, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cũng như hỗ trợ về chuyển giao công nghệ để hình thành một hệ sinh thái công nghiệp hoàn chỉnh trong tương lai.

Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng Luật Phát triển công nghiệp, Luật này sẽ tập trung điều chỉnh các hoạt động phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, có tác động lan tỏa thúc đẩy tới các ngành công nghiệp và kinh tế khác.

Việc xây dựng và ban hành Luật Phát triển công nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo sự đồng bộ và tính liên kết, phát huy hết tiềm năng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, huy động tối đa nguồn lực phát triển, tạo sự đột phá để góp phần hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đáng chú ý, Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/02/2023. Đề án đặt mục tiêu tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh; Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững; Phấn đấu đến năm 2030 là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết đồng lòng của cả nước, nhất định ngành công nghiệp Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại của đất nước nhanh và bền vững.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, để có thể xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách công nghiệp, cần có những giải pháp đột phá, đổi mới hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động liên quan đến phát triển công nghiệp. Điều này nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thể chế hoá các định hướng phát triển công nghiệp đã được đề cập tại Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức theo Nghị quyết Đại hội XIII

Tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức theo Nghị quyết Đại hội XIII

Nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức càng trở nên quan trọng, trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác xây dựng Đảng.
Khắc phục “bệnh” ngại họp, ngại nêu ý kiến

Khắc phục “bệnh” ngại họp, ngại nêu ý kiến

Thực tế thời gian qua ở nhiều tổ chức cơ sở đảng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đã khắc phục “bệnh” ngại họp, ngại nêu ý kiến.
Đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

Đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

Lợi dụng thời gian qua xảy ra một số “đại án” và những quan chức “nhúng chàm”, các đối tượng chống phá đã cố tình xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Sự phi lý của luận điệu “Không thể có độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam”

Sự phi lý của luận điệu “Không thể có độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam”

Sự phi lý của luận điệu “Không thể có độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam”.
Longform | Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò của thị trường nội địa

Longform | Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò của thị trường nội địa

Đã có sự tăng trưởng tích cực trong thời gian qua, song thị trường nội địa được đánh giá là vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.

Tin cùng chuyên mục

Longform | Bài 2: Xúc tiến thương mại nội địa: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Longform | Bài 2: Xúc tiến thương mại nội địa: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại nội địa là giải pháp giúp duy trì đà tăng trưởng của thương mại nội địa trong bối cảnh xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn.
Longform | Bài 1: Trụ đỡ của nền kinh tế trong khó khăn

Longform | Bài 1: Trụ đỡ của nền kinh tế trong khó khăn

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết 13 của Đảng, thị trường nội địa đã khẳng định vai trò trụ cột quan trọng trong các thời điểm nền kinh tế gặp khó khăn.
Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta

Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta

Thắng lợi của Cuộc cách mạng Tháng Tám đã qua gần một thế kỷ, nhưng bài học "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta" vẫn nguyên giá trị.
Đợt sinh hoạt chính trị với sức lôi cuốn, lan tỏa mạnh mẽ

Đợt sinh hoạt chính trị với sức lôi cuốn, lan tỏa mạnh mẽ

Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng do Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy Bộ Công Thương phát động từ tháng 3/2023 đã có sức lôi cuốn, lan tỏa mạnh mẽ.
Công tác truyền thông trong lĩnh vực điện lực: Đấu tranh hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch

Công tác truyền thông trong lĩnh vực điện lực: Đấu tranh hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch

Điện là dạng năng lượng được sử dụng phổ biến nhất ngày nay. Ngành điện lực từ lâu đã trở thành một trong những trụ cột chính của ngành công nghiệp.
Bài 3: Chữ “dân” và tinh thần phụng sự nhân dân của Quốc hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Bài 3: Chữ “dân” và tinh thần phụng sự nhân dân của Quốc hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kế thừa quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng bằng sự thấu hiểu đặc điểm dân tộc và tinh thần sáng tạo.
"Vì nhân dân phụng sự” và cái giá của sự đi ngược - Bài 1: Lời thề và sự bội ước cần lên án

"Vì nhân dân phụng sự” và cái giá của sự đi ngược - Bài 1: Lời thề và sự bội ước cần lên án

Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc tinh thần “Dân là gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lấy lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân là mục tiêu quan trọng.
Tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt vào thị trường EU nhằm thực thi Hiệp định EVFTA

Tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt vào thị trường EU nhằm thực thi Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA không chỉ mang đến cơ hội về tăng trưởng xuất khẩu mà còn giúp cho ngành nông nghiệp nước ta đẩy mạnh công tác tái cơ cấu.
Bài 2: Nhân danh "giải cứu" hay "sự móc ngoặc công tư"?

Bài 2: Nhân danh "giải cứu" hay "sự móc ngoặc công tư"?

Quyết định truy tố của các CQ chức năng đối với 1 số cán bộ và những cái “bắt tay, móc ngoặc công tư, những vòi bạch tuộc” đã lộ diện dưới ánh sáng của công lý.
Nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, Đảng viên, cán bộ chủ chốt trong Đảng bộ Bộ Công Thương

Nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, Đảng viên, cán bộ chủ chốt trong Đảng bộ Bộ Công Thương

Đảng bộ Bộ Công Thương đã phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đảng bộ và từng cơ quan.
Nền tảng tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng là kim chỉ nam để hội nhập kinh tế quốc tế

Nền tảng tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng là kim chỉ nam để hội nhập kinh tế quốc tế

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nền tảng tư tưởng của Đảng là kim chỉ nam để đưa đất nước hội nhập kinh tế quốc tế.
Xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, Đảng viên Đảng Bộ Bộ Công Thương trong giai đoạn mới

Xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, Đảng viên Đảng Bộ Bộ Công Thương trong giai đoạn mới

Mục tiêu xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên Đảng bộ Bộ Công Thương theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn mới.
Đấu tranh đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện “tự diễn biến” trong ngành Công Thương

Đấu tranh đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện “tự diễn biến” trong ngành Công Thương

Nhiều cán bộ, đảng viên nói chung, ngành Công Thương nói riêng, trong đó có một bộ phận người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu.
Bài 2: Từng bước xây dựng nền tảng để những “sếu đầu đàn” tự tin sải cánh

Bài 2: Từng bước xây dựng nền tảng để những “sếu đầu đàn” tự tin sải cánh

Các chủ trương, quyết sách của Đảng, Chính phủ xây dựng nền công nghiệp tự chủ được triển khai mạnh mẽ, đã làm nên bức tranh công nghiệp với gam màu tươi sáng.
“Mạnh công đoàn – vững tư tưởng”

“Mạnh công đoàn – vững tư tưởng”

"Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phận sự của đảng viên trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phận sự của đảng viên trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”

Tháng 10/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, tác phẩm thể hiện sâu sắc tư tưởng của Người về công tác cán bộ trên các mặt.
Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

Quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc đối với thế hệ trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Bài 5: Quản lý tiên tiến để thúc đẩy tốc độ hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng

Bài 5: Quản lý tiên tiến để thúc đẩy tốc độ hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng

Những sản phẩm của ngành công nghiệp quốc phòng có được chính là nhờ việc đầu tư đúng hướng cho đội ngũ làm công tác khoa học; công tác nghiên cứu khoa học.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng trong công cuộc chuyển đổi số của lực lượng Quản lý thị trường

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng trong công cuộc chuyển đổi số của lực lượng Quản lý thị trường

Tổng cục Quản lý thị trường thêm một lần nữa khẳng định là cơ quan thuộc Bộ Công Thương luôn đi đầu trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Quản lý thị trường - Lực lượng tiên phong trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Quản lý thị trường - Lực lượng tiên phong trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Quản lý thị trường - Lực lượng chủ công trên mặt trận kiểm tra kiểm soát thị trường, tiên phong trong công tác Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động