Làm gì để xây dựng nền công nghiệp Việt Nam tự chủ?

Bài 2: Từng bước xây dựng nền tảng để những “sếu đầu đàn” tự tin sải cánh

Các chủ trương, quyết sách của Đảng, Chính phủ xây dựng nền công nghiệp tự chủ được triển khai mạnh mẽ, đã làm nên bức tranh công nghiệp với gam màu tươi sáng.
Xây dựng nền công nghiệp tự chủ và vai trò của các doanh nghiệp trong nước Bài 1: Những quyết sách chiến lược mở lối cho phát triển công nghiệp

Hình thành “sếu đầu đàn” từ quyết tâm bứt phá

Phát triển công nghiệp không chỉ là bài toán kinh doanh mà còn là khát vọng và lòng tự hào dân tộc để mang những sản phẩm Made in Vietnam ra thị trường thế giới. Theo đó, những chủ trương chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Đảng trong thời gian qua đối với phát triển ngành công nghiệp đã phát huy hiệu lực… tất cả đang dựng nên bức tranh với gam màu tươi sáng.

Bài 2: Vươn lên tự chủ - những con “sếu đầu đàn” tự tin sải cánh
Đến nay có hơn 40 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, lắp ráp xe ô tô; một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia tích cực vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu như Thaco, Vinfast

Khi Việt Nam đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng ngành công nghiệp ô tô vào năm 1991, thì các nước trong khu vực đã đi trước khoảng 30 năm. Đến nay, ngành công nghiệp này của nước ta đã có hơn 40 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, lắp ráp xe ô tô; một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia tích cực vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu như Thaco, Vinfast…

Điều đáng mừng là đa số các doanh nghiệp công nghiệp nói trên không chỉ dừng lại ở sản phẩm đơn giản mà đã sản xuất được những cụm chi tiết có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất đầu cuối trong chuỗi cung ứng của Nhật Bản, Mỹ, châu Âu… Từ chỗ nhỏ lẻ, lạc hậu, công nghiệp Việt Nam đã từng bước vươn lên. Cơ cấu ngành công nghiệp đã chuyển biến tích cực, giảm dần tỷ trọng các ngành thâm dụng tài nguyên, các ngành công nghệ thấp, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghệ trung bình và công nghệ cao.

Một trong những doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng như Thaco Trường Hải cho thấy khát vọng đưa sản phẩm công nghiệp sản xuất chế tạo Made in Vietnam ra toàn cầu chính là động lực thôi thúc doanh nghiệp vươn lên từ những ngày đầu.

Ghi nhận từ Thaco Trường Hải, tỉ lệ nội địa hoá của doanh nghiệp này còn cao hơn, có những dòng xe lên tới 70%. Các doanh nghiệp và đơn vị vệ tinh cho Trường Hải bao gồm: Trung tâm R&D; Trung tâm Cơ khí chế tạo và 17 nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng.

Nhờ vậy, Thaco đã chủ động nhiều loại linh kiện, phụ tùng ô tô, như ghế ô tô, linh kiện nội thất, kính, dây điện, nhíp; sản xuất khuôn, máy lạnh xe du lịch, máy lạnh xe tải, bus; linh kiện nhựa; thân vỏ ô tô, sơ mi rơ moóc, cản xe, dây, áo ghế, khung xương ghế, linh kiện cơ khí, linh kiện nhựa – composite và nhóm các thiết bị công nghiệp khác.

Năng lực nội sinh của Trường Hải còn được minh chứng thông qua cung ứng linh kiện OEM cho nhiều hãng ô tô, xe máy tại Việt Nam như: Hyundai, Toyota, Isuzu, Piaggio và các doanh nghiệp FDI như: General Electric, Doosan Vina, Makitech, Amann và xuất khẩu đi các thị trường trọng điểm như: Mỹ, Úc, Anh, Ý, Nga, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…doanh thu đạt 160 triệu USD, với mục tiêu đạt 1 tỉ USD vào năm 2025.

Nhìn lại lịch sử phát triển của Thaco chúng ta thấy quyết định đầu tư vào Chu Lai là một quyết định có tính lịch sử, không chỉ có ý nghĩa mở đường cho sự phát triển vượt bậc cho chính Thaco mà còn trong ngành công nghiệp ôtô và nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng khác"

Riêng tại dòng xe điện thì hiện nay Vinfast đang là đơn vị tiên phong với nội địa hoá được 60% từ khung gầm, nội thất, ngoại thất, hệ thống điện, hệ thống tự động hoá, các phần mềm nhúng ứng dụng AI, hệ thống JIG hàn thân vỏ xe của các nhà sản xuất trong nước, JIG là sản phẩm công nghệ cao kết hợp công nghệ thiết kế có mô phỏng, công nghệ tự động hóa điều khiển PLC, khí nén, lập trình robot, một công nghệ chứa hàm lượng chất xám cao và rất khó để đàm phán mua hoặc chuyển giao từ các nước ngoài. Ngoài ra, trong thời gian tới Vinfast cũng làm chủ hoàn toàn việc sản xuất pin sau khi khởi động nhà máy sản xuất pin tại Hà Tĩnh.

Những điều này chứng minh năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam là hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu khắt khe từ các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, vấn đề khó khăn chủ yếu do sản lượng đơn hàng và tính cam kết trong việc duy trì khiến cho doanh nghiệp Việt chưa mạnh dạn đầu tư dây chuyền, máy móc và nguồn lực kỹ thuật để đảm bảo sản xuất và duy trì hoạt động ổn định. Những doanh nghiệp tiên phong như Vinfast cũng có sự tự chủ nhất định trong việc sản xuất linh phụ kiện, thậm chí cả linh kiện động cơ và hộp số cũng đang có sự nghiên cứu, cải tiến và làm chủ một phần. Như vậy có thể thấy rõ ràng năng lực về cơ khí – chế tạo của doanh nghiệp Việt đang có những cải thiện rõ rệt.

Đến nay, Thaco là đối tác quan trọng của nhiều doanh nghiệp lớn như Kia, Mazda, Peugeot, Mercedes-Benz, BMW… Doanh nghiệp còn phát triển các dòng sản phẩm khác như: thiết bị công nghiệp, thiết bị nông nghiệp, linh kiện phụ tùng ôtô, linh kiện phụ tùng ngoài ngành ôtô, nguyên vật liệu và gia công cơ khí theo công đoạn của quy trình công nghệ sản xuất theo yêu cầu khách hàng.

Với những bước tiến như vậy, Thaco đang ngày càng chứng minh rằng doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ được công nghệ sản xuất ôtô, công nghiệp cơ khí đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đây cũng là những “viên gạch” đặt nền móng quan trọng để hướng tới xây dựng một nền kinh tế độc lập và tự chủ.

Hay như công nghiệp thép, từ một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào thép nhập khẩu, đến nay, ngành thép Việt Nam đã vươn lên làm chủ khoa học - công nghệ, làm chủ nền công nghiệp thép với tổng công suất sản xuất 25 triệu tấn thép thô/năm, xuất khẩu thu về hàng chục tỷ USD. Đặc biệt, từ chỗ phụ thuộc vào thép nhập khẩu, đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu thép với kim ngạch hàng tỷ USD mỗi năm. Năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 8,4 triệu tấn thép, trị giá gần 8 tỷ USD, tới 30 thị trường.

Không chỉ riêng ngành thép, các ngành công nghiệp khác của Việt Nam cũng đã có những bước tiến vượt bậc. Ví dụ, ngành công nghiệp hóa chất đã sản xuất các sản phẩm phân bón, hàng tiêu dùng, hóa chất, sản phẩm cao su… cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu tới 40 nước trên thế giới. Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Hữu Tú thông tin, mỗi năm, tập đoàn sản xuất 1,06 triệu tấn đạm, 660.000 tấn DAP, hơn 2 triệu tấn NPK, đóng góp vào sự phát triển của ngành Nông nghiệp. “Từ nay đến năm 2025, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam dự kiến đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng nhằm đẩy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao tính tự chủ của các doanh nghiệp”, ông Nguyễn Hữu Tú chia sẻ.

Vươn lên tự chủ chứ không nên phụ thuộc

Những quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp vươn lên tự chủ đã mang lại sức sống năng động, tươi mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, kết quả của việc triển khai chủ trương của Đảng vào thực tế chưa được như mong muốn. Mặc dù chúng ta có những chính sách phát triển các ngành công nghiệp “mũi nhọn”, nhưng thẳng thắn nhìn nhận thì các chính sách đó lại phân tán, ôm đồm nên thậm chí có ý kiến gọi là nền công nghiệp “gai mít”.

Thừa nhận thực trạng này, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) Phạm Tuấn Anh đánh giá: "Ngành công nghiệp cũng còn nhiều hạn chế, nội lực của các doanh nghiệp còn yếu. Các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa làm chủ và cạnh tranh được về các công nghệ nguồn trong sản xuất cũng như chưa có doanh nghiệp hay sản phẩm công nghiệp mang thương hiệu mạnh”.

Hơn nữa, ngành công nghiệp đang phát triển mất cân đối. Chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào khu vực FDI. Công nghiệp nặng là ngành quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng những năm qua đóng góp cho nền kinh tế rất thấp.

Mặt khác, sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào các nguyên liệu nhập khẩu khiến sản phẩm công nghiệp thiếu sự cạnh tranh, giá trị gia tăng không cao. Vì thế, sự chuyển dịch tái cơ cấu trong công nghiệp thời gian qua đến từ khu vực của các doanh nghiệp FDI mang lại chứ không phải là do các doanh nghiệp nội địa”- lãnh đạo Cục Công nghiệp cho biết.

Bài 2: Vươn lên tự chủ - những con “sếu đầu đàn” tự tin sải cánh
Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu công nghiệp hóa, lấy công nghiệp chế biến, chế tạo làm trọng tâm, trong đó tập trung xây dựng nền sản xuất tự chủ.

Nêu cụ thể hơn, ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp bày tỏ trăn trở về câu chuyện phụ thuộc khối FDI trong sản xuất công nghiệp. Các ngành công nghiệp của Việt Nam hiện nay phát triển mô hình kiểu cũ dựa vào xuất khẩu. Riêng ngành điện tử mỗi năm xuất khẩu khoảng 95 - 100 tỷ USD; dệt may xuất khẩu khoảng 40 tỷ USD; da giầy xuất khẩu khoảng 20 tỷ USD. Đây là 3 ngành Việt Nam tập trung chủ yếu ở khâu hạ nguồn, nhân công giá rẻ mà tổng kim ngạch xuất khẩu đã chiếm khoảng 150 tỷ USD/270 tỷ USD hàng năm.

Nhìn từ câu chuyện phát triển công nghiệp, ông Hoài nhìn nhận, mặc dù hiện nay FDI vào Việt Nam rất tốt nhưng nếu đặt trường hợp lương tăng quá cao, FDI rút đi thì Việt Nam sẽ còn lại gì? Trong trường hợp khi thu nhập trên đầu người của Việt Nam tăng cao lên, nguy cơ FDI rút khỏi Việt Nam là khá rõ ràng.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích, tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp FDI sẽ khiến nền kinh tế mất tự chủ và nội lực ngày càng trở nên suy yếu. “Với độ mở kinh tế lớn, nhưng quy mô còn hạn chế, sức chống chịu có hạn, buộc chúng ta phải xây dựng nền kinh tế tự chủ để chống chọi các tác động bên ngoài”- ông Ngô Trí Long nêu ý kiến.

Để phát triển công nghiệp thành ngành xương sống, đòi hỏi cả doanh nghiệp và chính quyền sự bền bỉ chịu khó, quyết tâm quyết liệt và tham gia vững chắc từng bước một. Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu công nghiệp hóa, lấy công nghiệp chế biến, chế tạo làm trọng tâm, trong đó tập trung xây dựng nền sản xuất tự chủ. Nâng cao nội lực về trình độ khoa học, công nghệ, nhân lực cũng như thúc đẩy liên kết, tham gia mạng sản xuất toàn cầu.

Nghị quyết số 29-NQ/TW đề cập và nhấn mạnh tính tổng thể, toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới.

Ðây cũng là những định hướng để cụ thể hóa các chủ trương của Ðảng nêu trong Văn kiện Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng; là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng trong việc định hướng những tư duy mới, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp mới nhằm tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ XIII.

Với bài toán hình thành được “sếu đầu đàn”, theo ông Võ Trí Thành- Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Chính phủ cần tạo dựng “cột kèo” cho các tập đoàn lớn mạnh đúng nghĩa. Đó là doanh nghiệp lớn không chỉ là có vốn nhiều mà phải có “chất”. Chất ở đây là doanh nghiệp phải làm chủ công nghệ, đổi mới sáng tạo và có thương hiệu quốc tế, có tính lan tỏa, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khác phát triển.

Bài 3: Cần cơ chế "trợ lực" để xây dựng ngành công nghiệp tự chủ, tự cường

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Ngót 40 năm đổi mới của cả dân tộc, cả đất nước hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” về tiềm lực, vị thế để bước vào kỷ nguyên mới vươn mình cùng thời đại.
Thắng

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đất nước 'chuyển mình', bước vào kỷ nguyên mới, cần chiến thắng được 'giặc nội xâm' – lãng phí là nhiệm vụ cấp bách được Tổng Bí thư Tô Lâm quan tâm sâu sắc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.
Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi chính luận “Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” lần thứ tư, năm 2024 đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Tổ chức phản động Việt Tân đã nhanh chóng lợi dụng việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để xuyên tạc thô bạo tình hình Việt Nam.
Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Suốt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn lấy phương châm nhập thế và phát huy tinh thần "Đạo pháp bất ly thế gian pháp" làm giá trị cốt lõi.
Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Lợi dụng sự phong phú, bao dung của giới luật Phật giáo để thủ lợi...thì cần phải lên án và có sự điều chỉnh của pháp luật ở tư cách công dân của người tu hành.
Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đúng đắn về Phật giáo ở Việt Nam.
Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Thay vì hướng tới việc xiển dương chính pháp, một số chư tôn tịnh đức đã lạc lối vào việc truyền bá các hành vi mê tín, thương mại hóa các nghi lễ tôn giáo.
Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Nhiều chức sắc tôn giáo và cả những người mạo danh nhà tu hành đã có các việc làm trái đời ngược đạo, gây tổn hại tới thanh danh Phật giáo…
Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo luôn nằm trong số những vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tài sản tinh thần không thể thiếu vắng trong mọi giai đoạn phát triển.
Không công khai do sợ sai

Không công khai do sợ sai

Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, quản lý điều hành để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động