Xây dựng thương hiệu nông sản để đẩy mạnh xuất khẩu: Tầm nhìn chiến lược và những giải pháp căn cơ

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt Nông sản xuất khẩu: 80% chưa xây dựng được thương hiệu

Khó từ thương hiệu cấp quốc gia

Theo định hướng của Chính phủ trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cùng với định hướng các trục hàng nông sản chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 xác định 13 mặt hàng nông nghiệp chủ lực quốc gia, bao gồm: Gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, rau quả, sắn và sản phẩm từ sắn, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm, cá tra, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Nông lâm thủy sản đã hiện diện ở 180 thị trường
Nông lâm thủy sản đã hiện diện ở 180 thị trường

Tuy nhiên, sau 6 năm triển khai Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT, hiện mới chỉ có 2 sản phẩm trong tổng số 13 sản phẩm nông sản chủ lực quốc gia đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam gồm: nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” (Hiệp hội Cao su Việt Nam làm chủ sở hữu) và nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Việt Nam” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ sở hữu). Các sản phẩm còn lại như cà phê, tôm, cá tra... vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Với chứng nhận “Gạo Việt Nam”, ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - thông tin, thực hiện theo Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng được Nhãn hiệu chứng nhận gạo, ban hành Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gạo tại Quyết định số 1499/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 2/5/2018.

Ngày 9/8/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ sở hữu và có hiệu lực trong 10 năm. Sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nộp hồ sơ để đăng ký quốc tế nhãn hiệu chứng nhận “GẠO VIỆT NAM/ VIETNAM RICE” vào hơn 100 quốc gia theo Hệ thống Madrid, hồ sơ đã được chuyển tới Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Kết quả, đã có 21 quốc gia công nhận Nhãn hiệu Gạo Việt Nam dưới hình thức Nhãn hiệu thông thường và Nhãn hiệu chứng nhận.

Mặc dù, quá trình từ xây dựng, đăng ký một nhãn hiệu đến xây dựng, phát triển thành thương hiệu uy tín, nổi tiếng cần nhiều thời gian, đầu tư về nhân lực, vật lực với quá trình bền bỉ, tích cực của chủ thể và các bên liên quan. Tuy nhiên, từ năm 2018, công bố Nhãn hiệu GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE đã gặp một số khó khăn dẫn đến việc chậm triển khai.

Thứ nhất, về việc quản lý, triển khai sử dụng Nhãn hiệu “GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1499/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 2/5/2018 về Quy chế sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE.

Theo Quy chế này, chương II, Điều 7 và 8 đã có quy định về các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đối với các loại gạo trắng, gạo thơm trắng và gạo nếp trắng. Theo quy định, việc xây dựng và áp dụng quy chuẩn hay tiêu chuẩn về nông sản nói chung và gạo quốc gia nói riêng cần có Hội đồng gồm các chuyên gia đánh giá, thẩm định các yêu cầu về kỹ thuật, kinh tế - xã hội,…. để đảm bảo xác định rõ yêu cầu lý thuyết và thực tế cho việc xây dựng một tiêu chuẩn/quy chuẩn.

Tuy nhiên, riêng đối với nội dung liên quan đến rà soát thủ tục hành chính, ngày 16/6/2018, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5722/VPCP-KSTT cho rằng việc quy định thủ tục chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia Gạo Việt Nam tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 1499 nói trên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chứa thủ tục hành chính và chưa đảm bảo các tiêu chí quy định thủ tục hành chính để thực hiện (căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính).

Vì vậy, việc triển khai, sử dụng Nhãn hiệu “GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE” tại thị trường trong nước đến nay vẫn chưa thực hiện được. Mặt khác, do Quyết định 1499/QĐ-BNN-CBTTNS không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên chưa giao đơn vị quản lý sử dụng để triển khai cấp thủ tục sử dụng Nhãn hiệu Gạo.

Thứ hai, Nhãn hiệu “GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE” hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang là chủ sơ hữu. Trong thời gian từ năm 2019 - 2021, đã có một số ý kiến về việc chuyển thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu/quyền quản lý sử dụng từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Tuy nhiên, căn cứ Khoản 4 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 quy định: cơ quan/tổ chức quản lý sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cần phải có chức năng kiểm soát, chứng nhận sản phẩm, không tiến hành sản xuất kinh doanh.... Theo đó, việc chuyển nhượng quyền sở hữu Nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE sang cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam quản lý, sử dụng cần phải tiến hành sửa đổi Điều lệ hoạt động của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, theo đó cần bổ sung chức năng kiểm soát, chứng nhận sản phẩm trong Điều lệ hoạt động của Hiệp hội.

Do đó, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ sở hữu Nhãn hiệu GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE, cần trình Chính phủ một văn bản về quy phạm pháp luật đối với việc sử dụng và quản lý sử dụng Nhãn hiệu GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 và các luật, văn bản pháp lý liên quan, các quy định về đăng ký nhãn hiệu (nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận) và chỉ dẫn địa lý khá rõ ràng, đầy đủ.

Có thể thấy các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý về lúa gạo của các địa phương, doanh nghiệp cần phải bảo đảm tất cả các yêu cầu về mặt pháp lý và kỹ thuật để đảm bảo không trùng lắp/xung đột với một nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý đã đăng ký. Trên thực tế, khá nhiều nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý nông sản được đăng ký thành công và theo đó, được pháp luật bảo hộ trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, ngăn ngừa các hành vi xâm phạm nhãn hiệu như làm giả, làm nhái hàng nông sản tương tự.

Tuy nhiên, sau đó công tác đầu tư phát triển những nhãn hiệu đó thành thương hiệu làm chưa tốt, chưa đầy đủ do thiếu hụt về các nguồn lực, nhân lực về thương hiệu vừa yếu và thiếu, dẫn đến việc quảng bá, truyền thông nhiều thương hiệu chưa rõ ràng, chưa đầy đủ đến người tiêu dùng và các kênh phân phối, bán buôn, bán lẻ.

Do đó, cần nghiêm túc xem xét việc các chủ sở hữu nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã đúng và đầy đủ quy trình chưa. Và quan trong nhất là công tác đầu tư phát triển các nhãn hiệu đó thành thương hiệu nông sản uy tín, nổi tiếng trong tâm trí người tiêu dùng cũng như tại các kênh phân phối, thương mại.

Đến thương hiệu cấp địa phương, doanh nghiệp

Trong khi đó, ở câp độ doanh nghiệp, khóa học bảo vệ thương hiệu gạo ST25 của Anh hùng lao động Hồ Quang Cua cũng rất gian nan và tốn kém. Theo ông Hồ Quang Cua, sau khi gạo ST25 đoạt giải gạo ngon nhất thế giới năm 2019, suốt 4 năm vừa qua, doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí) liên tục phải ứng phó với tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên khắp thế giới, cũng như trong nước.

gạo ST25 của Việt Nam sẽ vẫn còn hấp dẫn
Gạo ST25 của Việt Nam đạt giải gạo ngon nhất thế giới

Ông Hồ Quang Cua chia sẻ, sau nửa năm ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới, một công ty ở Mỹ đăng ký độc quyền thương hiệu ST25. Nếu không chặn được động thái đó, có nghĩa từ Mỹ họ sẽ bảo hộ lan ra các nước khác, xem như ST25 của Việt Nam khó có cơ hội xuất hiện trên thương trường gạo thế giới.

Cũng theo ông Hồ Quang Cua, dưới sự hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, phải đến tháng 9/2022 - tức 28 tháng từ khi họ đăng ký đến khi bị khóa hồ sơ, đó là khoảng thời gian chúng tôi phải kiên nhẫn, làm việc với luật sư quốc tế, các bên liên quan... Có tổng cộng 35 đơn đăng ký bảo hộ độc quyền từ khóa ST25, trong đó Mỹ có 11 đơn, Australia 7 đơn, Việt Nam 17 đơn. Họ không phải làm thương hiệu gạo mà họ muốn bảo hộ độc quyền chữ ST25 để bán lại.

Cuối tháng 12/2023, “cuộc chiến” mới khép lại khi nhãn hiệu ST25 chính thức được công nhận ở Mỹ (trước đó được công nhận ở Anh, EU, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Australia, Việt Nam…). Giờ đây, bất kỳ doanh nghiệp nào của Việt Nam đăng ký sản phẩm gạo ST25 dưới tên của doanh nghiệp mình đều được bảo hộ ở Mỹ.

Trở lại với câu chuyện thương hiệu gạo ST25, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho rằng, bản thân đã nhận được bài học xương máu. Nhãn hiệu GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE xây dựng năm 2018, đến năm 2020 được công nhận bảo hộ. Rất muốn áp dụng cho gạo ST25 để ra thế giới, nhưng vướng nhiều thứ, nên tới nay vẫn chưa làm được. “Đó là một sự đau xót, bỏ phí thương hiệu, trong khi các doanh nghiệp chạy tới chạy lui để quảng bá thương hiệu của mình” – ông Trần Thanh Nam nói thêm.

Trong khi đó, về kết quả xây dựng thương hiệu vùng/miền/địa phương mà cụ thể ở đây là việc xây dựng và phát triển sản phẩm chỉ dẫn địa lý, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện cả nước có 130 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam, trong đó có 13 chỉ dẫn địa lý nước ngoài, và 117 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.

Nước mắm Phú Quốc là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ tại châu Âu theo các quy định chặt chẽ của châu Âu. Hiện có 39 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo cơ chế của Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam – EU (EVFTA), 03 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Thái Lan (chè Shan Tuyết Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, quế Văn Yên) và 02 chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại thị trường Nhật Bản (vải thiều Lục Ngạn và thanh long Bình Thuận).

Dù đã có những kết quả bước đầu nhưng sự thiếu vắng khung chính sách chung ở cấp độ quốc gia nên việc quản lý chỉ dẫn địa lý được giao về các địa phương, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong việc ban hành các văn bản quản lý giữa các địa phương.

Mặc dù Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ thể, nhưng các mô hình tổ chức quản lý rất đa dạng, 65,7% số chỉ dẫn địa lý được giao cho Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, còn lại là do các UBND huyện/thị xã/thành phố hoặc Hội quản lý. Quy định về hệ thống kiểm soát chỉ thể hiện ở trên văn bản, chưa được áp dụng vào thực tiễn do chưa phù hợp với điều kiện sản xuất của sản phẩm, thiếu nguồn lực (tài chính, con người) để tổ chức vận hành, thiếu sự tham gia các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp vào hoạt động kiểm soát.

Trong khi đó, vai trò và năng lực của các tổ chức tập thể còn hạn chế, chưa đủ năng lực để tham gia vào hoạt động tổ chức, quản lý các chỉ dẫn địa lý, dẫn đến việc triển khai các mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nhiều mô hình không thể vận hành trên thực tế, mới triển khai được hoạt động trao quyền sử dụng.

Theo PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh - Giảng viên cao cấp Bộ môn Quản trị Thương hiệu (Khoa Marketing, Trường Đại học Thương mại), xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là việc làm của doanh nghiệp, không phải của cơ quan chức năng. Doanh nghiệp muốn kinh doanh hiệu quả thì phải chủ động trong việc phát triển, nâng cao giá trị doanh nghiệp. Nhưng để giúp doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trên thị trường, giúp tạo danh tiếng uy tín cho thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia thì các cơ quan chức năng lại đóng vai trò quan trọng.

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường châu Âu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Hội thảo khoa học kết hợp triển lãm thương mại Beauty Summit 2025 với quy mô hơn 250 gian hàng sẽ là cơ hội xúc tiến thương mại trong ngành làm đẹp.
Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Theo các chuyên gia, để đối phó với hàng giả, hàng nhái trên thị trường, công nghệ truy xuất nguồn gốc được xem là tối ưu trong bối cảnh hiện nay.
Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng công nghệ và khả năng ứng dụng thực tế, Lazada đã nâng cấp hệ sinh thái AI bằng 3 tính năng GenAI mới.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.
Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế quý I của nhiều địa phương đã vượt kịch bản đề ra từ đầu năm, tạo đà cho việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025.
Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Dự án 'Tinh hoa Việt chung sức' trên Shopee Live sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm made in Vietnam' chất lượng, đa dạng
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Ưu tiên thúc đẩy, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là nhiệm vụ được Chính phủ đặt ra. Nhiều giải pháp đã được chuyên gia hiến kế.
Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Việc mở rộng chuỗi sản phẩm muối Tuyết Diêm không chỉ đa dạng hoá thị trường tiêu thụ mà còn tạo công ăn việc làm cho bà con trên địa bàn.
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Philippines sẽ là quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới trong năm 2025. Đây là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam, song sức ép cũng vô cùng lớn.
Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Ngày 12/4, Tổng thống Trump vừa ban hành quyết định miễn thuế đối ứng cho hàng loạt thiết bị điện tử, tín hiệu tích cực cho ngành công nghệ và người tiêu dùng.
KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

Trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới, hoạt động của KOL đang vượt khỏi khung pháp lý hiện hành, đặt ra loạt thách thức mới cho quản lý nhà nước.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, EU đã ban hành thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam.
Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ và trở thành trụ cột của nền kinh tế số, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng một khung pháp lý.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Công nghệ số giúp truy xuất, bảo vệ hàng xuất khẩu

Công nghệ số giúp truy xuất, bảo vệ hàng xuất khẩu

Trước nguy cơ bị siết chặt kiểm soát xuất xứ từ Hoa Kỳ, công nghệ truy xuất nguồn gốc như DeepQR hỗ trợ doanh nghiệp Việt bảo vệ hàng hóa và uy tín xuất khẩu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề cập cụ thể trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử.
Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề xuất những quy định nhằm quản lý chặt chủ thể tham gia giao dịch trong thương mại điện tử.
Mobile VerionPhiên bản di động