Phát triển năng lượng sạch: Nhìn từ chủ trương, chính sách của Việt Nam

Bài 2: Từ chính sách đến thực tiễn

Nhờ có các quyết sách kịp thời của Chính phủ, trong giai đoạn 2016-2021 thị trường năng lượng tái tạo của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, đứng đầu ASEAN.
Năng lượng tái tạo: Cần hoàn thiện chính sách để phát triển bền vững Bài 1: Phát triển năng lượng sạch: Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước

Nhờ có các quyết sách kịp thời của Chính phủ, trong giai đoạn vừa qua (2016-2021) thị trường điện năng lượng tái tạo, năng lượng sạch của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, đứng đầu các nước trong khu vực ASEAN.

Chiếm 27% tổng công suất lắp đặt

Tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tuyên bố mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biển đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề chuyển dịch nguồn năng lượng truyền thống sang các nguồn năng lượng xanh, sạch.

Theo đó, tổng công suất lắp đặt hệ thống điện đã tăng nhanh chóng, đạt gần 80.000 MW năm 2021, đáp ứng nhu cầu phụ tải của nền kinh tế tăng khoảng 10%/năm trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới.

Trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045, nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,6%/năm trong giai đoạn 2021-2030 và khoảng 5,7%/năm trong giai đoạn 2031-2045, ngành năng lượng phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện chất lượng, chi phí tối ưu, đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương Phạm Nguyên Hùng cho biết: "Nhờ có các quyết sách kịp thời của Chính phủ, thị trường điện năng lượng tái tạo đã đạt được một số kết quả nhất định. Tính đến nay, tổng công suất lắp đặt nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió và mặt trời) đã đạt khoảng 20,7 GW, chiếm hơn 27% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện, nhờ đó Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu khối ASEAN về quy mô cũng như tỉ lệ các nguồn điện gió và mặt trời".

Bài 2: Từ chính sách đến thực tiễn
Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu khối ASEAN về quy mô cũng như tỉ lệ các nguồn điện gió và mặt trời

Kết quả thực tế năm 2022, sản lượng điện phát từ nguồn điện năng lượng tái tạo đạt khoảng 130 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng gần 48% sản lượng điện phát của hệ thống điện Việt Nam, trong đó 35% là thủy điện và 13% là của điện gió, mặt trời và sinh khối.

Các nguồn điện năng lượng tái tạo đã hỗ trợ tích cực cung cấp nguồn điện cho miền Bắc khi miền Bắc thiếu nguồn, phụ tải tăng cao (như thời gian tháng 5-6 năm 2021), góp phần đảm bảo cung ứng điện cho cả giai đoạn 2021-2025. Chính sách về năng lượng tái tạo cũng đã huy động hiệu quả, kịp thời nguồn tài chính thương mại trong nước, quốc tế tham gia đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, giảm gánh nặng đầu tư nguồn điện từ ngân sách nhà nước. Đặc biệt, đối với các địa phương, phát triển năng lượng tái tạo đã góp phần khai thác có hiệu quả các vùng đất khô cằn, hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, huy động nguồn lao động sẵn có tại địa phương và bổ sung nguồn ngân sách đáng kể cho các địa phương”- ông Phạm Nguyên Hùng nhấn mạnh.

Cùng với đó, việc đầu tư xây dựng các dự án điện sử dụng nguyên liệu hoá thạch như điện than, dầu, khí... dự báo ngày càng có nhiều rủi ro về cung cấp nguyên liệu do Việt Nam không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, phục thuộc vào sự biến động bất thường của nguồn nguyên liệu quốc tế.

Trong bối cảnh đó, các nguồn điện năng lượng tái tạo được đánh giá sẽ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới, không chỉ góp phần đảm bảo nguồn cung cấp điện năng sản xuất cho đất nước với chi phí hợp lý, mang lại hiệu quả cao cho ngành công nghiệp sản xuất thiết bị, dịch vụ, gia tăng việc làm; tăng cường chuỗi cung ứng trong nước và thúc đẩy tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bài 2: Từ chính sách đến thực tiễn
Tăng cường nhập khẩu điện và liên kết lưới điện với các nước láng giềng nhằm đảm bảo an toàn vận hành hệ thống và an ninh năng lượng.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các định hướng chủ yếu sau:

Thứ nhất, phát triển cân đối, hài hòa công suất nguồn trên từng vùng; nâng cao là tin cậy cung cấp điện nhằm giảm tổn thất truyền tải và khai thác hiệu quả cả nguồn điện.

Thứ hai, phát triển đồng bộ, hợp lý và đa đạng hóa các loại hình nguồn điện. Tiếp tục phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới và điện khí trong nước nhằm tận dụng hiệu quả nguồn năng lượng quốc gia. Xem xét nâng cao tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo so với các mục tiêu đặt ra trong các chính sách hiện hành.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển các trung tâm nguồn điện sử dụng LNG với quy mô đủ lớn để đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án, ưu tiên phát triển tại các khu vực có nhu cầu điện lớn, thuận lợi đầu tư cơ sở hạ tầng kho cảng, có khả năng mở rộng trong tương lai. Có lộ trình giảm tỉ trọng các nguồn điện than một cách hợp lý; Tăng cường nhập khẩu điện và liên kết lưới điện với các nước láng giềng và các nước trong khu vực có tiềm năng, trên nguyên tắc đảm bảo an ninh năng lượng, an toàn vận hành hệ thống điện.

Thứ tư, phát triển các loại hình nguồn điện vận hành linh hoạt (thủy điện tích năng, hệ thống lưu trữ năng lượng, ...) phù hợp với quy mô và tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện.

Góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26

Ước tính ngành năng lượng có tổng mức phát thải chiếm khoảng 80% của cả nước (bao gồm năng lượng sử dụng trong sản xuất công nghiệp, điện và vận tải, riêng sản xuất điện tổng mức phát thải chiếm 30% của cả nước). Trong đó, năng lượng đặt ra một cơ hội lớn cho tham vọng đạt phát thải ròng bằng không của Việt Nam.

Ông Bruce Delteil – Giám đốc Điều hành McKinsey Việt Nam nhận định: Phát triển năng lượng tái tạo sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Theo đó, Việt Nam cần chuyển hướng phần lớn năng lượng sang điện gió và mặt trời, bảo đảm đến năm 2050 công suất lắp đặt điện gió đạt khoảng 150GW, phần lớn là ngoài khơi và công suất điện mặt trời khoảng 70GW. Phần công suất còn lại cần chuyển dịch sang thủy điện và ngừng sử dụng than sau năm 2030.

Bài 2: Từ chính sách đến thực tiễn
Việt Nam có thể xuất khẩu ròng năng lượng tái tạo và trở thành trung tâm sản xuất hydro xanh

Lộ trình này đề ra những mục tiêu đầy tham vọng cho năng lượng tái tạo nhưng cũng chỉ giúp khai thác được một phần nhỏ trong tiềm năng lượng tái tạo của Việt Nam: 650 GW điện gió và 380 GW điện mặt trời. Nếu khai thác được lợi thế tự nhiên của mình, Việt Nam có thể xuất khẩu ròng năng lượng tái tạo và trở thành trung tâm sản xuất hydro xanh”- ông Bruce Delteil nhận định.

Trong khi đó ông Patrick Lenain – Cộng sự cấp cao tại Hội đồng chính sách kinh tế (CEP) cho rằng: Ở Việt Nam phần lớn khí thải nhà kính xuất phát từ các hoạt động sản xuất điện, nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và giao thông. Sản xuất điện là nguồn phát thải các – bon lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng lượng phát thải do còn nhiều nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động. Chuyển dịch năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo sẽ góp phần giúp Việt Nam đạt trung hòa các - bon vào năm 2050.

Chuyển dịch năng lượng: Những thách thức đặt ra

Theo yêu cầu của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Việt Nam đã lần lượt đệ trình Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) vào năm 2015 và cập nhật vào năm 2022, theo đó cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính quốc gia theo kịch bản phát thải thông thường vào năm 2030, tăng lên thành 9% trong NDC và mục tiêu tương ứng khi có sự hỗ trợ phù hợp từ quốc tế là 25% trong NDC và 27% trong NDC cập nhật.

Tại COP 26, Chính phủ Việt Nam đã cam kết đưa Việt Nam trở thành một nước trung hòa các - bon vào năm 2050. Tuy nhiên để thực hiện các cam kết trên Việt Nam cần phải giải quyết một loạt các thách thức, khó khăn trong các vấn đề chính sách, nguồn nhân lực, công nghệ để giảm phát thải khí nhà kính song song với việc thực hiện các mục tiêu phát triển khác, trong đó đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế - xã hội là ưu tiên hàng đầu.

Các vướng mắc về chính sách và các quy định pháp luật hiện hành: Thị trường năng lượng tái tạo cần có các chính sách và thủ tục pháp lý rõ ràng để tăng sự quan tâm của các nhà đầu tư. Các cơ quan quản lý cần đưa ra các chính sách với các điều kiện tạo ra môi trường đầu tư ổn định và có thể dự đoán được, giúp vượt qua các rào cản và đảm bảo dự đoán được dòng doanh thu của các dự án. Tuy nhiên, các cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo còn chưa đưa ra được định hướng lâu dài, nhiều chính sách còn bất cập.

Hiện Việt Nam còn thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho các công nghệ, điều này cũng gây nhiều khó khăn cho chủ đầu tư các dự án, cũng như cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Về sử dụng đất, các dự án năng lượng tái tạo có các đặc thù: Diện tích đất vẫn có thể canh tác các cây trồng phù hợp (đối với các dự án trên mặt đất), hoặc nuôi trồng thủy sản (đối với các dự án trên mặt nước). Như vậy, các dự án năng lượng tái tạo có thể kết hợp với sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, thực hiện dự án vẫn cần thủ tục thu hồi đất như các dự án đầu tư khác, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện, gây nhiều vướng mắc giữa chủ dự án và người nông dân có đất.

Bài 2: Từ chính sách đến thực tiễn
Các dự án điện gió, điện mặt trời phụ thuộc vào thời tiết nên hệ thống lưới điện sẽ gặp nhiều thách thức

Các khó khăn, vướng mắc về kỹ thuật: Việc phát triển không đồng bộ giữa các dự án năng lượng tái tạo với lưới điện truyền tải dẫn đến quá tải lưới điện; không huy động hết năng lực các nhà máy. Các dự án điện gió, điện mặt trời phụ thuộc vào thời tiết, nên khi được tích hợp vào hệ thống điện với quy mô lớn sẽ gặp nhiều thách thức về kỹ thuật cần được giải quyết. Các số liệu về nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam chưa được xây dựng hoàn thiện, tin cậy làm cơ sở cho phát triển dự án.

Khó khăn trong thu xếp tài chính: Đầu tư các dự án năng lượng tái tạo có nhu cầu về vốn lớn, rủi ro cao do công suất, sản lượng phụ thuộc thời tiết, khí hậu, khả năng thu hồi vốn kéo dài do suất đầu tư và giá điện cao hơn nguồn năng lượng truyền thống. Vì vậy, các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại thường chưa sẵn sàng cho vay các dự án đầu tư vào lĩnh vực này.

Bài cuối: Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam trong phát triển năng lượng sạch

Thu Hường - Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Đảm bảo cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia đóng vai trò quyết định thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Dự báo đúng nên ngay từ đầu năm 2023, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN, các cục, vụ kịp thời cung cấp thông tin đến người dân và xã hội về tình hình sản xuất điện.
Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Việc giữ nước ở các hồ thủy điện để đảm bảo cung ứng điện cho mùa khô năm 2024 là bài học được rút ra từ điều hành cung ứng điện năm 2023.
Chuyện về hai tấm ảnh và cuốn sách của Tổng Bí thư

Chuyện về hai tấm ảnh và cuốn sách của Tổng Bí thư

Cuốn sách của Tổng bí thư là công trình có tầm khái quát cao về lý luận, tổng kết thực tiễn sâu sắc về những phát triển sáng tạo riêng, đặc sắc của Đảng ta.
Trung thành với lý tưởng cách mạng là con đường duy nhất của đảng viên

Trung thành với lý tưởng cách mạng là con đường duy nhất của đảng viên

Đảng ta luôn xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Bài cuối: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị

Bài cuối: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị

Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các lực lượng và toàn dân; trong đó, BĐBP giữ vai trò nòng cốt.
Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia

Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia

Với vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã và đang góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Giữa núi rừng mênh mông ấy, những người lính mang quân hàm xanh với nụ cười ấm áp và ý chí kiên cường trong sự nghiệp bảo vệ biên giới của Tổ quốc.
Cây tre Việt Nam nhìn từ góc độ hội nhập kinh tế quốc tế

Cây tre Việt Nam nhìn từ góc độ hội nhập kinh tế quốc tế

Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương vừa tổ chức quán triệt nội dung các cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đối ngoại và đại đoàn kết.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng để bảo vệ Đảng

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng để bảo vệ Đảng

Thế kỷ 21 đã và đang đặt ra thời cơ và thách thức to lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất định chúng ta sẽ hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh
Vững vàng vượt khó vì lợi ích của Nhân dân

Vững vàng vượt khó vì lợi ích của Nhân dân

Đảng ta, Đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện và đáng mừng trên nhiều lĩnh vực
Tăng minh bạch, công khai để chống tham nhũng, tiêu cực

Tăng minh bạch, công khai để chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Công khai, minh bạch, tăng trách nhiệm giải trình là điều kiện đầu tiên để chống tham nhũng, kiểm soát quyền lực.
Khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân qua bài viết của Tổng Bí thư

Khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân qua bài viết của Tổng Bí thư

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Văn Sáu, nội dung quan trọng trong bài viết của Tổng Bí thư là khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân để dựng xây đất nước phồn vinh.
Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, thời gian qua Đảng bộ huyện Xín Mần đã có nhiều giải pháp trong phát triển đảng viên...
Kinh tế chuyển mình mạnh mẽ từ các quyết sách của Đảng

Kinh tế chuyển mình mạnh mẽ từ các quyết sách của Đảng

Qua mỗi kỳ Đại hội Đảng là một lần khẳng định thêm những tư duy, quyết sách kinh tế của Đảng làm nền cho các chặng đường phát triển của đất nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động