Phát triển năng lượng sạch: Nhìn từ chủ trương, chính sách của Việt Nam

Bài 1: Phát triển năng lượng sạch: Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước

Trong giai đoạn vừa qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm phát triển năng lượng sạch nhằm bắt kịp với xu thế hội nhập quốc tế.
Bàn giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo bền vững Ứng dụng công nghệ Hydrogen trong chuyển đổi năng lượng xanh

Xu thế chuyển dịch năng lượng của thế giới

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), đầu tư vào năng lượng sạch toàn cầu đã cao hơn nhiều so với trước đây vào thời điểm Thỏa thuận chung Paris được ký kết vào năm 2015. Theo đó, tốc độ tăng trưởng đầu tư hàng năm vào năng lượng sạch trung bình trong 5 năm sau thỏa thuận khí hậu Paris chỉ hơn 2%. Năm 2020, tỷ lệ đã tăng lên 12%, năm 2022 đầu tư cho năng lượng sạch ước đạt 1400 tỷ USD chiếm gần 60% tổng đầu tư cho toàn ngành năng lượng.

Chuyển dịch năng lượng mà trong đó các dạng năng lượng truyền thống như năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm môi trường đươc thay thế dần bằng các dạng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đang là xu hướng chủ yếu và mạnh mẽ trong tiến trình phát triển năng lượng nói riêng và phát triển bền vững nói chung của các quốc gia hiện nay, nhất là 5 năm trở lại đây.

TSKH. Mai Duy Thiện – Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam (VCEA) cho biết: Ước tính, tổng đầu tư toàn cầu cho chuyển đổi năng lượng đã tăng từ 250 tỷ USD năm 2010 lên 500 tỷ USD năm 2020 và đặc biệt là tới 755 tỷ USD (gấp hơn 3 lần năm 2010) vào năm 2021.

Bài 1: Phát triển năng lượng sạch: Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
Đầu tư cho năng lượng sạch là xu hướng chung của thế giới

Trong đó năm 2021 đầu tư cho phát triển năng lượng tái tạo (chủ yếu là điện gió và điện mặt trời) đã thu hút được 366 tỷ USD cho dự án điện mới (chiếm khoảng 70% tổng đầu tư các dự án nguồn điện mới), nửa đầu năm 2022 đã có 226 tỷ USD đầu tư cho năng lượng tái tạo. Dự báo của IEA đến năm 2025, năng lượng tái tạo sẽ trở thành nguồn sản xuất điện chính, cung cấp 1/3 lượng điện trên thế giới. Ước tính, công suất điện gió và điện mặt trời sẽ vượt công suất của điện khí vafp năm 2023 và nhiệt điện than vào năm 2024.

Như vậy, chuyển đổi năng lượng và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đã là xu hướng chủ đạo trong phát triển năng lượng, phát triển nguồn điện và là tất yếu trong phát triển bền vững, phát triển xanh của thế giới.

Việt Nam có nhiều tiềm năng cho phát triển năng lượng sạch

Theo các chuyên gia, Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Nghiên cứu ban đầu của các cơ quan tư vấn cho thấy, về tiềm năng điện gió trên bờ và gần bờ: Việt Nam có tổng tiềm năng điện gió trên bờ khá lớn vào khoảng 21.000 MW, tuy nhiên chủ yếu là tiềm năng gió thấp (4,5-5,5 m/s), khoảng 163.000 MW.

Mặc dù chi phí đầu tư nguồn điện gió sẽ giảm trong tương lai, nhưng trong giai đoạn đến năm 2045, chỉ các khu vực gió cao trên 6m/s và trung bình (5,5-6m/s) mới có thể khả thi về mặt kinh tế”- TSKH. Mai Duy Thiện nhấn mạnh.

Tiềm năng này chủ yếu tập trung tại Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Đặc biệt, ở khu vực Tây Nam Bộ, quy mô đăng ký các dự án điện gió ngoài khơi rất lớn. Các dự án này nằm ở khu vực có độ sâu đáy biển không lớn (nhỏ hơn 20m), có tốc độ gió khoảng 6,5m/s, chi phí đầu tư giữa gió trên bờ và gió ngoài khơi nên được coi là điện gió gần bờ.

Trong khi đó tiềm năng điện gió ngoài khơi khu vực có độ sâu đáy biển trên 20m, tổng quy mô tiềm năng kỹ thuật của điện gió ngoài khơi khoảng 165.000 MW, khu vực gió cao và có tiềm năng kinh tế tốt chỉ nằm ở Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định) với tổng tiềm năng khoảng 80.000 MW, tốc độ gió từ 7-9 m/s.

Đối với điện mặt trời, tổng tiềm năng kỹ thuật của điện mặt trời rất lớn lên tới 914.000 MW trong đó tập trung chủ yếu tại miền Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng tiềm năng điện mặt trời mái nhà toàn quốc lên tới 48.000 MW và chủ yếu nằm ở khu vực miền Nam là khoảng 22.000 MW.

Bài 1: Phát triển năng lượng sạch: Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
Việt Nam có tiềm năng lớn về điện gió và mặt trời

Cùng với đó, Việt Nam có tiềm năng lớn về thủy điện, theo đánh giá, tiềm năng kinh tế - kỹ thuật thủy điện vừa và lớn tại Việt Nam khoảng 75-80 tỷ kWh, tương đương khoảng 23.000-25.000 MW công suất đặt.

Cũng theo ông Mai Duy Thiện, về cơ bản tiềm năng nguồn thủy điện vừa và lớn đã được khai thác gần hết. Tổng công suất thủy điện vừa và lớn có thể đưa vào tiềm năng phát triển tăng thêm vào khoảng 5.500 MW (gồm cả nhà máy mở rộng). Về các nguồn thủy điện nhỏ, tổng công suất có tiềm năng phát triển tăng thêm khoảng 11.400 MW.

Trong khi nguồn sinh khối khác, hiện có khoảng 378 MW điện bã mía đang hoạt động cấp điện đồng phát cho các nhà máy đường đồng thời phát điện lên tới khoảng 100 MW điện trấu và khoảng 70 MW điện gỗ đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Quy mô tiềm năng phát triển của điện sinh khối khoảng 5.000 - 6.000 MW, nguồn rác thải khoảng 1.700 MW, nguồn địa nhiệt khoảng 460 MW. Các lọai hình năng lượng còn lại như khí sinh học, sóng biển, thủy triều, hải lưu…. Hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu.

Trước những tiềm năng đó, giai đoạn 5 năm gần đây đầu tư cho năng lượng tái tạo (điện gió và mặt trời) ở Việt Nam phát triển vượt bậc. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất các nhà máy điện năng lượng tái tạo và thủy điện vừa và lớn đạt 43.126 MW, chiếm 55,2% tổng công suất hệ thống điện của Việt Nam (78.121 MW), trong đó, điện gió là 4.126 MW, điện mặt trời mái nhà 7.660 MW, điện mặt trời trang trại 8.904 MW, thủy điện 22.111 MW, điện sinh khối 325 MW. Hệ thống điện Việt Nam có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, về điện mặt trời Việt Nam đứng trong top 10 quốc gia có công suất lắp đặt điện mặt trời cao nhất.

Phát triển năng lượng sạch- Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước

Theo TSKH. Mai Duy Thiện, giai đoạn đến năm 2050, hệ thống năng lượng/hệ thống điện Việt Nam sẽ trải qua một quá trình chuyển đổi cơ bản về cơ cấu nguồn, từ chỗ chủ yếu dựa vào nguồn nhiên liệu hóa thạch chuyển sang nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng hiệu quả năng lượng. Theo đó, trọng tâm chuyển đổi của hệ thống điện Việt Nam sẽ chủ yếu là điện sạch nhờ khai thác tối đa điện từ năng lượng tái tạo.

Để hiện thực hóa chiến lược phát triển năng lượng sạch/năng lượng tái tạo, thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ưu tiên đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.

Với quan điểm phát triển xanh, phát triển bền vững, nguồn năng lượng tái tạo trong đó năng lượng gió, mặt trời trong những thập kỷ tới sẽ là nguồn năng lượng cơ bản của hệ thống năng lượng/hệ thống điện và góp phần trọng yếu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Vì vậy, phát triển năng lượng tái tạo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã được cụ thể hóa tại Nghị quyết của Bộ Chính trị đến các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo và các cơ chế khuyến khích phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

Tại Hội nghị COP26, COP27 vừa qua diễn ra tại Vương quốc Anh và Ai Cập. Chính phủ Việt Nam đã khẳng định và cam kết rất mạnh mẽ đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch là định hướng quan trọng của Việt Nam hướng tới nền kinh tế carbon thấp, tăng trưởng xanh trong những thập kỷ tới.

Những chủ trương, chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đã được xác định từ sớm: Phát triển thủy điện từ những năm 2000, phát triển điện gió từ sau 2010. Năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặc biệt là Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55 - NQ/TW (Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 2/10/2020)... đã huy động được nhiều nguồn lực của các thành phần kinh tế để phát triển năng lượng tái tạo và đã đạt được những kết quả vượt bậc, đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng, đưa Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về phát triển năng lượng tái tạo.

Chủ trương phát triển năng lượng tái tạo là cần ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch. Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn...

Đối với điện gióđiện mặt trời: Ưu tiên phát triển phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý. Khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái và trên mặt nước. Xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam.

Mục tiêu trong Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo là tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc tăng từ khoảng 35% vào năm 2015 tăng lên khoảng 38% vào năm 2020; đạt khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 43% vào năm 2050...

Còn tiếp Bài 2: Từ chính sách đến thực tiễn

Thu Hường - Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An ninh năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác thông tin, tuyên truyền của Tổng cục Quản lý thị trường luôn bám sát sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.
Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Những hành động xuyên tạc các chủ trương điều hành kinh tế, trong đó có quản lý giá xăng dầu luôn nằm trong tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ngành Công Thương luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Những thành tựu trong gần 40 năm đổi mới là minh chứng, luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đột phá cơ bản về lý luận và được minh chứng tính đúng đắn bằng thành tựu đổi mới...
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã đưa ra nhiều điểm mới, tạo không gian thoáng hơn cho cụm công nghiệp phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban quý 2/2024.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động