Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế ở Bắc Ninh:

Bài 2: Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư

Nửa đầu nhiệm kỳ ĐH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh 2020-2025 là giai đoạn vô cùng khó khăn, bởi từ cuối năm 2019 đến hết năm 2022 cả nước dồn sức chống dịch Covid-19.
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2023 tăng khá Bài 1: Chuyển hóa nghị quyết thành hành động

Tuy nhiên với ý trí, nghị lực và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền, người dân địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trong việc phát huy những tiềm năng, thế mạnh, khai thác hiệu quả các nguồn lực… Bắc Ninh cùng cả nước đã từng bước vượt qua khó khăn thách thức.

Hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

Nếu như những năm 1998, Bắc Ninh chỉ khởi đầu với KCN Tiên Sơn, thì đến nay tỉnh đã có tổng số 16 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 12/16 KCN đã đi vào hoạt động. Các KCN được thành lập có diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 2.481,57ha. Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất công nghiệp cho thuê theo quy hoạch đạt 60,04 %.

Bài 2: Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư
Tại các KCN Bắc Ninh đã hiện diện nhiều tập đoàn danh tiếng thế giới

Ông Nguyễn Đức Long - Phó trưởng Ban quản lý các KCN Bắc Ninh – cho biết: Trong 9 tháng năm 2023, các KCN tỉnh Bắc Ninh đã thu hút được 91 dự án đầu tư mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh đạt 1.308,34 triệu USD (79 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh là 1.172,48 triệu USD; 12 dự án trong nước, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh là 3.124,8 tỷ đồng tương đương 135,86 triệu USD).

Lũy kế đến nay, đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 1.900 dự án (1.310 dự án FDI, 590 dự án DDI), tổng vốn đạt 24.747,28 triệu USD (vốn FDI là 21.544,03 triệu USD; vốn trong nước là 73.674,73 tỷ đồng tương đương 3.203,25 triệu USD). “So với kế hoạch năm 2023, số dự án cấp mới đến nay đã đạt 91% (91/100 dự án) và tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh đạt 109,02% (1.308,34/1.200 triệu USD)”, ông Long chia sẻ.

Đối với dự án hạ tầng KCN: Đến nay đã có 24 dự án hạ tầng KCN (FDI: 3 dự án; Trong nước: 21 dự án) được Quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh 2.118,45 triệu USD, trong đó có 3 dự án FDI với tổng với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh 263,91 triệu USD; 21 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh là 35.875,10 tỷ đồng tương đương 1.854,54 triệu USD.

Tại các KCN Bắc Ninh đã hiện diện các tập đoàn danh tiếng thế giới như Samsung, Microsoft, Canon, Suntory PepsiCo, Foxconn… Mỗi KCN có một vài tập đoàn đầu tư quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, thương hiệu khu vực và toàn cầu để kéo theo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh tạo giá trị gia tăng cao, tạo lập ngành công nghiệp phụ trợ.

Để tiếp tục thu hút đầu tư, Bắc Ninh còn đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các địa phương, đơn vị thông qua việc ký kết Biên bản ghi nhớ giữa tỉnh Bắc Ninh và Thủ đô Hà Nội về việc trao đổi hợp tác kết nối giao thông và không gian đô thị; Chương trình hợp tác phát triển giữa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh; ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh Bắc Ninh và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Tập đoàn Viettel…

Đặc biệt Bắc Ninh thành lập 10 Đoàn công tác của tỉnh tìm hiểu cơ hội hợp tác và xúc tiến đầu tư tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ (Mỹ, Châu âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông …).

Bài 2: Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư
Các đại biểu thảo luận tại phiên trao đổi trong Chương trình gặp gỡ Hàn Quốc khu vực Bắc Bộ

Điểm nhấn trong hoạt động thu hút đầu tư, phát triển kinh tế của Bắc Ninh những tháng đầu năm nay phải kể đến Chương trình gặp gỡ Hàn Quốc khu vực Bắc Bộ, do UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức; hay Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước và hợp tác xã, hộ kinh doanh; hội nghị xúc tiến đầu tư với gần 100 doanh nghiệp và các hiệp hội, nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử đến từ Trung Quốc và Đài Loan…

Triển khai hiệu quả các nghị quyết

Sự có mặt của các dự án FDI đã đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh. Thời gian qua, Bắc Ninh trở thành một trong những địa phương đi đầu của cả nước về phát triển công nghiệp.

Báo cáo một số kết quả nổi bật trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2023 cho thấy, hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển tốt, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 19,8% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch tăng 55%; vận tải hành khách tăng 69,9%, vận tải hàng hóa tăng 20,9%. Thu hút FDI tăng gấp 3,1 lần về dự án cấp mới và gấp 5,1 lần về vốn đăng ký; thành lập mới doanh nghiệp tăng 30,9%...

Để có được kết quả nêu trên, Bắc Ninh đã tập trung triển khai hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2023. Kịp thời ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND tỉnh ngày 03/01/2023, Chương trình hành động số 18/CTr-UBND ngày 18/01/2023; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 16/02/2023; Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 13/7/2023 và nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển.

Đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa các thị trường xuất, nhập khẩu…

Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc và triển khai có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Quốc hội, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch 5 năm 2021-2025…

Nhờ đó, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2022 ước đạt 142.289,2 tỷ đồng, tăng 7,39% so với năm 2021; thu nhập bình quân đầu người 65,3 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển đúng hướng, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ 76,5%; dịch vụ chiếm 17,2%; thuế sản phẩm chiếm 3,8%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,5%.

Bài 2: Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư
Bắc Ninh có 16 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 12/16 KCN đã đi vào hoạt động

Về thu ngân sách nhà nước ước đạt 30.372 tỷ đồng, đạt 99,4% dự toán; trong đó thu nội địa 22.772 tỷ đồng, đạt 97,9% dự toán; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 7.600 tỷ đồng, đạt 104,1% dự toán năm. Tổng chi ngân sách địa phương ước 20.163 tỷ đồng, tăng 10,7% so với dự toán. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước 91,7 tỷ USD, đạt 99,6% kế hoạch, tăng 10,2% so với năm 2021, trong đó xuất khẩu hàng hóa ước 48,4 tỷ USD, tăng 7,9%, nhập khẩu ước 43,3 tỷ USD, tăng 13%.

Dù còn những khó khăn phía trước, song phải khẳng định, sau 26 năm chia tách, đến nay, Bắc Ninh đã khẳng định vị thế mới của tỉnh trong công cuộc phát triển của đất nước, trở thành một trong những “đầu tàu’’ kinh tế quan trọng của cả nước.

Kết quả này có được ngoài sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, còn thể hiện ý trí, nghị lực và quyết tâm cao của toàn Đảng bộ, chính quyền và người dân địa phương trong việc phát huy những tiềm năng, thế mạnh, khai thác hiệu quả các nguồn lực, từng bước vượt qua khó khăn thách thức. Thành quả đó là minh chứng đậm nét nhất “đo lường” tính hiện thực và sức sống của các nghị quyết – quyết sách chính trị quan trọng của tỉnh Bắc Ninh.

Bài 3: Vững bước trên con đường mới

Thanh Tâm - Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bắc Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Toàn văn bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc.
Chuyện về người được Đảng, Bác Hồ giao nhiệm vụ mở đường Trường Sơn

Chuyện về người được Đảng, Bác Hồ giao nhiệm vụ mở đường Trường Sơn

Đó là Thượng tá Võ Bẩm (sau này là Thiếu tướng), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đoàn trưởng đầu tiên của Đoàn 559.
VCCI tổ chức Diễn đàn “Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hoá kinh doanh”

VCCI tổ chức Diễn đàn “Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hoá kinh doanh”

Hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, VCCI đã tổ chức Diễn đàn ''Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hoá kinh doanh'' vào chiều ngày 14/5.
Các cấp công đoàn ngành Công Thương: Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Các cấp công đoàn ngành Công Thương: Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; trong đó có vai trò của tổ chức công đoàn.
Tài dùng người của Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tài dùng người của Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhìn lại Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ''lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'' 70 năm trước, chúng ta càng cảm phục Bác Hồ về nghệ thuật dùng người.

Tin cùng chuyên mục

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Sau hơn hai thế kỷ, tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn có sức sống, những quy luật được ông vạch ra vẫn đang chi phối nhiều mặt của kinh tế thế giới
Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Ngày 30/4/1975 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, nhưng đâu đó vẫn âm ỉ những luận điệu hằn học về một ''ngày quốc hận''.
Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Nhiều cán bộ đảng viên, có cả cán bộ cấp cao trong bộ máy Đảng và Nhà nước ta do thoái hóa, biến chất, tham nhũng đã bị xử lý kỷ luật, cho thôi giữ các chức vụ.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác thông tin, tuyên truyền của Tổng cục Quản lý thị trường luôn bám sát sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Là Bộ kinh tế đa ngành, Bộ Công Thương đã bám sát và nghiêm túc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại đã góp phần xứng đáng vào hoạt động xuất khẩu, với bước đi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.
Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.
Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động