Nhượng quyền thương mại: Cần giải pháp thúc đẩy và quản lý hiệu quả

Bài 2: Khắc phục chính sách bất cập

Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại (NQTM) ở Việt Nam đã và đang có xu hướng gia tăng. Để quản lý hiệu quả, đồng thời thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững mô hình này, cần khắc phục các bất cập trong hệ thống pháp luật theo hướng bổ sung, sửa đổi rõ ràng, đầy đủ và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bài 1: Tiềm năng lớn

Chính sách chồng lấn, chưa tương thích

Tại Việt Nam, pháp luật về NQTM vẫn quy định rải rác trong Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT)... Giữa các quy định về NQTM và cạnh tranh có những điểm chưa tương thích. Pháp luật về NQTM cho phép bên NQTM có quyền từ chối chuyển giao quyền thương mại nếu “bên nhận chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của bên NQTM trực tiếp…”. Điều này có thể dẫn đến khả năng bên NQTM áp đặt các điều kiện ràng buộc bán kèm, trong khi bên nhận không có sự lựa chọn, dẫn đến vi phạm về “thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” theo Luật Cạnh tranh. Đây là điểm mâu thuẫn cần phải giải quyết bằng văn bản pháp lý, nhằm khuyến khích lĩnh vực này phát triển, nhưng vẫn bảo đảm thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh.

Trong hợp đồng NQTM, thường có điều khoản bên NQTM cam kết không nhượng quyền cho bên thứ ba trong một khu vực lãnh thổ nhất định. Điều này giúp bên nhận giảm sức ép cạnh tranh, hỗ trợ họ sinh lời, nhưng lại vi phạm Luật Cạnh tranh về “thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ”. Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành cần phải có hướng dẫn cụ thể với những hoạt động kinh tế đặc trưng khác nhau, trong đó có NQTM, giúp doanh nghiệp (DN) tránh được kiện tụng các hành vi hạn chế cạnh tranh, giúp cơ quan nhà nước về thương mại hiểu biết đầy đủ để quản lý hiệu quả hơn.

1422-ynh-bai
Bảo đảm môi trường NQTM cạnh tranh công bằng, lành mạnh

Một vấn đề nữa, pháp luật về thương mại quy định: “Trường hợp bên NQTM chuyển giao cho bên nhận quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp và các nội dung của quyền thương mại, thì phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng NQTM. Trong khi đó, pháp luật về SHTT lại quy định, việc chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp”. Như vậy, giữa pháp luật về NQTM và SHTT còn chồng lấn, chưa tương thích. Ngoài ra, pháp luật về thuế hiện tại cũng chưa có quy định chính thức xác định các khoản chi phí, khoản thu là phí nhượng quyền, doanh thu từ nhượng quyền để hạch toán, tính thuế cho DN NQTM cần khắc phục.

Bộ Công Thương cho rằng, cần thành lập Hiệp hội NQTM Việt Nam để thúc đẩy hoạt động NQTM phát triển có chất lượng, thông qua đó việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn về tổ chức, điều phối và phát triển khi mà loại hình thương mại này đang rất cần phát triển một cách có định hướng. Thành lập Trung tâm dịch vụ tư vấn hoạt động NQTM để nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, tư vấn, cung cấp pháp lý, thông tin thị trường, cung cấp các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về NQTM cho các tổ chức, cá nhân liên quan. Thành lập Ủy ban hòa giải tranh chấp giao dịch NQTM, giúp các bên giải quyết tranh chấp, không phải qua tranh tụng.

Nâng cao chất lượng chuyển giao

NQTM tồn tại và phát triển cần có sự cam kết của cả DN nhượng quyền và DN nhận quyền, từ đó có thể gia tăng sức mạnh của hệ thống, nâng cao được lòng trung thành của khách hàng. Đây được là sự sống còn của hoạt động NQTM, các DN NQTM phải nâng cao được chất lượng chuyển giao và chất lượng quan hệ.

DN NQTM cần xác định rõ hệ thống thương hiệu, sản phẩm, mô hình, quy trình chuyển giao, chương trình, địa điểm đào tạo… thật rõ ràng và chi tiết để thực hiện cho các nhà nhận nhượng quyền. Đồng thời, xây dựng hồ sơ nhượng quyền đầy đủ và chi tiết, tìm ra được nhà nhận quyền phù hợp, cùng cam kết chia sẻ những thành công đối với hệ thống nhượng quyền của mình, bất cứ sự không rõ ràng nào cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến cam kết, niềm tin của nhà nhận quyền. Các thông điệp, chính sách từ DN nhượng quyền cần rõ ràng trong hợp đồng và phải cam kết thực hiện đến cùng, coi đây là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của hệ thống NQTM trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay.

Chia sẻ thành công cùng nhà nhận quyền, đặc biệt là những lúc khó khăn. Một hệ thống có thể thành công ở một địa phương, không có nghĩa là sẽ thành công ở cả thế giới. Chia sẻ khó khăn đối với nhà nhận quyền không những đem lại niềm tin cho nhà nhận quyền mà còn giúp nhà nhượng quyền tìm ra khiếm khuyết của hệ thống để cải tiến, là cơ hội để tiếp cận phát triển hệ thống bởi các nhà nhận quyền tiềm năng.

Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia hoạt động nhượng quyền. Chỉ có đào tạo liên tục, cải tiến liên tục thì các triết lý kinh doanh từ DN nhượng quyền mới chuyển giao trọn vẹn cho nhà nhận quyền, mọi quy trình, phương pháp kinh doanh… tại các đại lý nhận nhượng quyền mới thực sự quy chuẩn. Việc đào tạo cũng là cơ hội để các nhà nhận quyền chia sẻ thông tin đến nhà nhượng quyền, thắt chặt hơn quan hệ, cùng duy trì phát triển.

Theo Bộ Công Thương, hệ thống pháp luật về NQTM cần điều chỉnh đối tượng NQTM quy định tại khoản 1, Điều 284, Luật Thương mại, theo hướng mở rộng, gồm: Mô hình kinh doanh, phương pháp kinh doanh, quyền SHTT, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn xây dựng...
Lan Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thị trường gắn hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể đã trở thành một trong những nhiệm vụ của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.

Tin cùng chuyên mục

Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Triển lãm Nguồn cung ứng quốc tế 2024 hứa hẹn thu hút hơn 8.000 nhà mua hàng từ hơn 150 quốc gia tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm

Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm ''cầu nối'' thu hút đầu tư

Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, nhiều địa phương hướng đến xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại và đầy đủ chức năng.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Việc doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giúp tăng uy tín, vị thế của sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Trong thời đại có nhiều thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh gay gắt với sự hỗ trợ của công nghệ, trí tuệ nhân tạo, những giá trị cốt lõi càng trở nên quan trọng...
Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Triển lãm về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ, học hỏi về công nghệ mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động