Bài 2- Giải pháp nào để Dự án thuỷ điện Hòa Bình mở rộng đảm bảo phát điện vào năm 2025?

Do mặt bằng nhỏ, điều kiện thi công khó khăn, chính vì thế chủ đầu tư dự án thuỷ điện Hòa Bình mở rộng đã đưa nhiều giải pháp để đảm bảo phát điện vào 2025.
Đảm bảo hoàn thành Dự án NMTĐ Hòa Bình mở rộng vào năm 2024 Bài 1: Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đảm bảo thi công an toàn trong mùa mưa lũ

Chiếm trên 30% khối lượng xây dựng công trình

Sau những ngày mưa như trút nước tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhóm phóng viên chúng tôi có dịp quay trở lại công trường Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Giữa cái nắng oi nồng như đổ lửa, ngay từ 13h30 tại khu vực thi công Cửa dẫn nước và móng nhà máy, lực lượng thi công đang hối hả, tận dụng từng chút thời gian để đảm bảo tiến độ thi công.

Ông Nhâm Mạnh Đôn - Phó Giám đốc Ban điều hành Liên doanh thi công Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng (NMTĐ) cho biết: Chúng tôi đang phải chạy đua với thời gian vì dự án phải dừng 10 tháng để xử lý sạt trượt, bên cạnh đó là các khó khăn khác nên tiến độ của dự án sẽ bị lùi lại gần 1 năm so với kế hoạch dự kiến ban đầu.

Theo ông Nhâm Mạnh Đôn, “hộ chiếu nổ mìn” cấp sau khi thi công trở lại chỉ cho phép khối lượng nổ mìn 2,5 m/01 lần, trong khi trước kia là 4m. Do vậy tiến độ đào ước giảm 40%, thời gian thi công kéo dài hơn cùng các chi phí kíp nổ, chu kỳ máy móc ra vào bốc xúc, nhân công vận chuyển đất đá cùng các chi phí khác liên quan cũng tăng lên rất nhiều. Theo ước tính tăng khoảng 35% chi phí ở hạng mục này so với dự toán ban đầu.

Bài 2- Giải pháp nào để Dự án NMTĐ Hòa Bình mở rộng đảm bảo phát điện vào năm 2025?
Lực lượng thi công hối hải chạy đua thời gian tại khu vực thi công móng nhà máy

Được biết, Giấy phép nổ mìn các hạng mục thời gian được cấp: Cửa lấy nước là ngày 23/2/2023, hạng mục hầm dẫn nước, hầm tiêu nước là ngày 04/04//2023, hạng mục hầm phụ là ngày 28/10/2022, và hạng mục nhà máy là ngày 2/12/2022. Cùng với đó lượng thuốc nổ tức thời, quy mô vụ nổ sau khi thi công trở lại (ngày 12/9/2022) giảm trung bình trên 40% dẫn đến tiến độ đào hầm cũng bị ảnh hưởng.

Theo ông Đào Trọng Sáng, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Điện 1 kiêm Giám đốc Ban Điều hành dự án Nhà máy Thủy điện Hoà Bình mở rộng: Khối lượng đào, bốc xúc đất đá chiếm khoảng 30-40% khối lượng công việc của công trình, do việc “hộ chiếu nổ mìn” chỉ cho phép với khối lượng nổ mìn rất nhỏ (2,5m/lần) là một trong những nguyên nhân chính khiến cho công tác thi công công trình không thể đẩy nhanh hơn được.

Việc dự án nằm ngay cạnh Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hiện hữu và nằm trong khu vực thành phố nơi đông dân cư sinh sống là nguyên nhân chính để các cơ quan chức năng quyết định cấp phép “hộ chiếu nổ mìn” với các quy định hết sức khắt khe, tần suất và lượng thuốc nổ thấp, điều này nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình hiện hữu xung quanh dự án”- ông Sáng cho hay.

Một khó khăn nữa đối với quá trình thi công dự án đó là địa chất khu vực hố móng Cửa lấy nước và hầm dẫn nước bị ảnh hưởng bởi các đứt gãy: V.3; V.12 và địa chất khu vực công trình đang ở trạng thái nèn ép chặt, khi đào hố móng chuyển sang trạng thái giải phóng ứng suất, gián tách theo các mặt yếu. Do đó công tác gia cố mái hố móng Cửa lấy nước, Nhà máy và gia cố tạm hầm dẫn nước được triển khai song song và đồng thời với quá trình đào.

Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho quá trình thi công dự án cũng như các công trình hiện hữu xung quanh công trường thi công, trong quá trình thi công, Ban Quản lý dự án điện 1, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ký hợp đồng với Viện Vật lý địa cầu lắp đặt thiết bị thường xuyên, liên tục số liệu về vận tốc dao động – PPV, áp suất không khí của 10 vị trí quan trắc. “Đến ngày 15/08/2023 số liệu quan trắc của 2.265 vụ nổ với vận tốc dao động lớn nhất 3,91mm, tại chân cột điện 500kV đảm bảo yêu cầu quy định tại QCVN 01:2019 và TKKT đã được phê duyệt”- ông Sáng chia sẻ.

Bên cạnh đó, Liên danh Nhà thầu cũng tổ chức quan trắc trong quá trình nổ mìn. Số liệu quan trắc cũng cho thấy chưa phát hiện số liệu về vận tốc dao động, áp suất không khí vượt quá ngưỡng cho phép quy định tại QCVN 01:2019.

Bài 2- Giải pháp nào để Dự án NMTĐ Hòa Bình mở rộng đảm bảo phát điện vào năm 2025?
Thi công hầm dẫn nước số 2

Chia sẻ thêm thông tin với phóng viên, ông Cao Phan Kỷ - Tư vấn giám sát trưởng Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng cho biết: "Với mặt bằng thi công hẹp, năng suất nổ mìn thấp, do vậy Liên danh các nhà thầu chỉ có thể huy động nhân lực, phương tiện thiết bị, máy móc phù hợp với khối lượng công việc. Hiện chúng tôi đang huy động 150 đầu xe chở đất đá, 3 máy xúc, 25 máy khoan.. cùng với trên 450 kỹ sư, công nhân tham gia thi công trên công trường."

Nỗ lực đảm bảo tiến độ thi công

Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được đầu tư xây dựng gồm 2 tổ máy với tổng công suất 480 MW. Công trình sẽ xây dựng mới tuyến năng lượng gồm: Kênh dẫn vào cửa lấy nước, Cửa lấy nước, Đường hầm dẫn nước, Nhà máy, Kênh xả hạ lưu của Nhà máy thủy điện Hòa bình mở rộng và Hệ thống đấu nối đường dây lên lưới điện 500kV.

Được khởi công xây dựng từ ngày 10/01/2021, nhà thầu thi công Liên danh Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty cổ phần Lilama10 và Công ty Cổ phần xây dựng 47. Tính đến ngày 15/8/2023, tại hạng mục Cửa lấy nước và kênh dẫn vào lượng đất được đào và đá hố móng đạt 2,029/2,473 triệu m3; hạng mục Nhà máy thủy điện và kênh xả lượng đất đào, đá hố móng móng đạt 1,128/1,323 triệu m3; hạng mục hầm tiêu nước mới đã đào và gia cố tạm đạt 74,8/363,98m. Đối với đào hầm dẫn nước, khối lượng đào vòm đạt 458/1.494,46m.

Bài 2- Giải pháp nào để Dự án NMTĐ Hòa Bình mở rộng đảm bảo phát điện vào năm 2025?
Đoàn kiểm tra của Hội đồng kiểm tra nhà nước lên công trường

Trước đó, hạng mục đê quây thượng lưu của Cửa lấy nước đã hoàn thành vào tháng 8/2021, hạng mục đê quây hạ lưu của nhà máy hoàn thành vào tháng 01/2023, hạng mục đào và gia cố tạm hầm tiêu nước mở rộng với chiều dài 141m và hầm phụ với chiều dài 551m cũng đã lần lượt hoàn thành vào tháng 04 và tháng 5/2023...

Theo ông Đào Trọng Sáng, dự kiến công tác thi công bê tông nhà máy bắt đầu từ giữa tháng 9/2023, bê tông cửa lấy nước bắt đầu cuối năm 2023, bê tông hầm dẫn nước bắt đầu từ cuối tháng 9/2023. Năm 2024 tại hạng mục Hầm dẫn nước sẽ hoàn thành công tác đào, gia cố; hạng mục Giếng đứng sẽ hoàn thành công tác đào và công tác bê tông...

Đến thời điểm hiện tại công trường đang cơ bản bám sát các mốc tiến độ thi công, tuy nhiên do điều kiện phức tạp của địa chất nên nhà thầu cần tăng cường nhân lực, thiết bị thi công để đẩy nhanh công tác gia cố khoan neo, gia cố dựng vì neo trong hầm, tập trung có giải pháp đồng bộ trong việc phối hợp nhịp nhàng giữa các công đoạn trên công trường. Hiện nay công tác đào hố móng nhà máy đủ điều kiện đổ bê tông, công tác đào hầm dẫn nước số 1 đang bị chậm chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ, tuy nhiên các bên đang thống nhất các giải pháp để bù lại tiến độ để đảm bảo tiến độ tổng thể của dự án”- ông Đào Trọng Sáng cho biết thêm.

Ông Nhâm Mạnh Đôn cho hay, hiện toàn bộ thiết bị, máy móc con người,vật tư đã được huy động tối đa để thi công. Đơn vị thi công đã triển khai thực hiện làm 3 ca liên tục trên công trường để đảm bảo tiến độ.

Bài 2- Giải pháp nào để Dự án NMTĐ Hòa Bình mở rộng đảm bảo phát điện vào năm 2025?
Khu vực thi công hố móng nhà máy nhìn từ trên cao

Nhằm đẩy nhanh tiến độ, hiện giải pháp được chủ đầu tư cùng Liên danh các nhà thầu và tư vấn giám sát đưa ra đó là sử dụng đội ngũ người lao động lành nghề có kinh nghiệm thi công các công trình thủy điện lớn; điều chỉnh kịp thời các thiết kế bản vẽ thi công trong phạm vi quyền hạn của Chủ đầu tư bám sát thực tế để đẩy nhanh tiến độ; bố trí sơ đồ thi công hợp lý như: Phân nhỏ gương hầm; sử dụng máy móc cơ giới khoan viền, khoan neo hố móng công trình…

Chúng tôi tổ chức, bố trí lực lượng tư vấn giám sát, giám sát kỹ thuật chủ đầu tư để nghiệm thu kịp thời tại công trường các công việc nhà thầu đề nghị vào bất cứ thời điểm nào để đảm bảo công việc thông suốt phục vụ thi công. Tổ chức nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành đầy đủ nhanh nhất cho nhà thầu, đảm bảo nguồn vốn nghiệm thu thanh toán kịp thời để nhà thầu có nguồn lực tài chính phục vụ mua sắm vật tư, nhân lực thi công”- ông Sáng nói.

Ngoài ra chủ đầu tư cũng tăng cường công tác họp giao ban ngày, tuần, tháng để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi công. Tổ chức kết nối các nhà thầu của các gói thầu thiết bị để đồng bộ với công tác xây lắp cũng như quản lý tốt công trường trong công tác an toàn, vệ sinh môi trường. Có chế tài xử lý nếu nhà thầu không tuân thủ quy định…

Theo chia sẻ của Liên danh nhà thầu, dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng là dự án được áp dụng các công nghệ mới trong việc quản lý chất lượng, kiểm soát an ninh trong công trường, bao gồm áp dụng nhật ký điện tử, biên bản nghiệm thu điện tử trong công tác quản lý thi công hiện trường để liên tục cập nhật số liệu, hình ảnh tình hình thực tế thi công, sử dụng hệ thống camera thông minh để kiểm soát người và phương tiện ra vào công trường...

Do đó, dự án được Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đánh giá công trường tuân thủ các quy định về ESHS theo tiêu chuẩn khuyến cáo của nhà tài trợ và luật pháp Việt Nam”- đại diện Liên danh nhà thầu cho biết thêm.

Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng sau khi hoàn thành vào năm 2025 cùng với Nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu sẽ có tổng công suất là 2.400 MW, sản lượng điện trung bình năm đạt 10,495 tỷ kWh. Riêng dự án mở rộng, khi đưa vào vận hành sẽ giúp tăng khả năng phát công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia thêm 480 MW, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ để phát điện.

Với tỷ trọng công suất được huy động từ nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng cùng với tính không ổn định của điện gió và điện mặt trời (nhất là trong thời gian giờ cao điểm) thì việc bổ sung 2 tổ máy với tổng công suất 480 MW từ Thủy điện Hòa Bình mở rộng góp phần tăng thêm nguồn dự phòng công suất vô cùng quan trọng và linh hoạt khi phủ đỉnh phụ tải. Đặc biệt, góp phần nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia; góp phần giảm chi phí của hệ thống./.

Thu Hường - Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Tạp chí Luật sư Việt Nam đã tổ chức Toạ đàm với chủ đề tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý để phát triển các dự án điện khí LNG.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Luật Điện lực

Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Luật Điện lực

Ngày 11/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1544/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Điện lực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết đường dây 500kV mạch 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết đường dây 500kV mạch 3

Sáng ngày 8/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và có bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết đường dây 500kV mạch 3.
Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Cần chiến lược cho năng lượng hydro

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Cần chiến lược cho năng lượng hydro

Nguồn năng lượng Hydro là giải pháp tiềm năng, không chỉ giúp giảm thiểu khí thải nhà kính mà còn mở ra cơ hội phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Động lực phát triển kinh tế độc lập, tự chủ

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Động lực phát triển kinh tế độc lập, tự chủ

Sáng 6/12, tại Hà Nội, diễn ra Diễn đàn Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với sự tham dự của nhiều chuyên gia.
Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Ngày 13/11, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) có buổi làm việc cùng Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu (GCGF) về phát triển nhiên liệu sinh học.
Giải  bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Dù chủ đầu tư đã có nhiều nỗ lực cùng các chỉ đạo từ cơ quan chức năng nhưng nhiều dự án truyền tải điện đều vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.
Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg, đây là tiền đề để giá điện theo hướng thị trường có tăng, có giảm.
Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân tại Đông Nam Á, khu vực này vẫn còn những thách thức không nhỏ.
Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Một trong những điểm nghẽn trong phát triển điện lực ở Việt Nam đó chính là giá điện, điều này cũng cản trở quá trình đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp.
Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Là một hàng hóa thiết yếu đặc biệt trong cả sản xuất và tiêu dùng, do vậy, hoạt động của ngành điện luôn có sự điều tiết, kiểm soát chặt chẽ từ nhà nước.
Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Với sự quyết liệt trong chỉ đạo, quyết tâm và đồng lòng, Dự án đường dây 500kV mạch 3 đã hoàn thành kỷ lục và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Đó là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm về những nội dung cần được bổ sung trong Luật Điện lực (sửa đổi) do Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức vào sáng nay 16/10.
Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến góp ý sâu sát thực tiễn của Đại biểu Quốc hội, chuyên gia với Luật Điện lực (sửa đổi) tại buổi toạ đàm do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức.
Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Ngành điện của Liên bang Nga trong 18 năm tới là một quá trình chuyển đổi quan trọng, trong đó có việc phát triển các nguồn năng lượng sạch.
Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng đảm bảo có sự quản lý của nhà nước thay vì thả nổi hoàn toàn cho doanh nghiệp là một sự cân nhắc kỹ lưỡng.
PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

Việc hoàn thiện chính sách pháp luật về xăng dầu không chỉ giúp “vá” lỗ hổng hiện tại mà còn tạo động lực thúc đẩy sự minh bạch, ổn định và phát triển bền vững.
Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Quy định thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau mà chỉ được mua hàng từ thương nhân đầu mối giúp ổn định nguồn cung và giảm chi phí.
Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Microsoft vừa thông báo đã đạt được thỏa thuận mua năng lượng từ nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island nơi từng xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Sáng 20/9 tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) phối hợp với EVN, TKV và PVN tổ chức hội thảo về cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng.
Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Theo dự báo từ Wood Mackenzie, ngành điện vẫn là lĩnh vực dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt, với 14% tổng sản lượng điện dự kiến vào năm 2030.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động