Bài 2: Chuyển động từ một nghị quyết quan trọng của Quốc hội

Không phải đến nay hay vài năm gần đây, khi khí hậu, thời tiết có những diễn biến cực đoan thì nhận thức về nguy cơ mất an toàn do thủy điện mới được nhìn nhận. Từ hàng chục năm trước, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành đã sớm có nhiều giải pháp, quyết sách tích cực và quyết liệt về vấn đề quy hoạch thủy điện.
Bài 1: Lũ lụt có phải do thủy điện?

Kiên quyết siết quy hoạch

Còn nhớ, năm 2013, câu chuyện về rà soát quy hoạch, cắt giảm các thủy điện không cần thiết từng làm “nóng” diễn đàn Quốc hội. Theo thông tin báo chí năm 2013, thực hiện việc rà soát quy hoạch tổng thể về thủy điện theo Nghị quyết số 40/2012/QH13 của Quốc hội, Chính phủ đã loại bỏ 424 dự án; không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng; tạm dừng có thời hạn 136 dự án; tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án. Nếu tính rộng hơn cả quá trình, số dự án thủy điện nhỏ bị loại khỏi quy hoạch còn nhiều hơn. Nhiều ý kiến trong Ủy ban Khoa học Công nghệ và môi trường của Quốc hội lúc đó cho rằng, các dự án, vị trí thủy điện tiềm năng bị đưa ra khỏi quy hoạch chủ yếu vì hiệu quả đầu tư thấp, không có nhà đầu tư quan tâm hoặc có tác động xấu đến môi trường và kinh tế - xã hội.

GS, TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá rất cao sự quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành về vấn đề này. Theo GS, TS Vũ Trọng Hồng, do nhận thức chủ quan, có lúc người ta từng “nuôi” ý định Việt Nam tiến tới đứng đầu thế giới về phát triển năng lượng thủy điện. Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự cố rò rỉ nước tại Thủy điện Sông Tranh 2 do xây dựng kém vào năm 2012, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII đã thảo luận xung quanh vấn đề quy hoạch, phát triển tràn lan thủy điện ở nhiều địa phương và quyết định phải siết lại quy hoạch.

Đến nay, theo Bộ Công Thương, công tác rà soát về quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các công trình thủy điện trên địa bàn cả nước đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng các yêu cầu đề ra của Quốc hội và Chính phủ. Kết quả rà soát liên tục qua 8 năm liên tục (từ 2012-2019), Bộ Công Thương đã phối hợp với UBND các tỉnh xem xét loại bỏ khỏi quy hoạch 8 dự án thủy điện bậc thang, 471 dự án thủy điện nhỏ và 213 vị trí tiềm năng thủy điện. Đây là các dự án có chiếm nhiều diện tích đất, ảnh hưởng lớn đến môi trường - xã hội hoặc hiệu quả kinh tế thấp.

Bài 2: Chuyển động từ một nghị quyết quan trọng của Quốc hội
Công tác rà soát về quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các công trình thủy điện trên địa bàn cả nước đã cơ bản hoàn thành. Ảnh: Bộ Công Thương

Đặc biệt, ngày 22-9-2017, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 8855/BCT-ĐL gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tiềm năng phát triển thủy điện liên quan đến công tác phối hợp quản lý quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ, trong đó đã đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo chưa xem xét, nghiên cứu để bổ sung vào quy hoạch đối với các dự án thủy điện có quy mô công suất nhỏ hơn hoặc bằng 3 MW.

Cùng với việc yêu cầu các địa phương tham gia vào việc quản lý quy hoạch thủy điện nhỏ, ngày 24-11-2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2019). Theo đó, việc bổ sung, điều chỉnh quy hoạch các dự án thủy điện cũng được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật nêu trên. Theo Bộ Công Thương, cả năm 2019, Bộ chưa xem xét để bổ sung quy hoạch một dự án thủy điện nào.

Có thể nói, việc bổ sung quy hoạch thủy điện là cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển. Bộ Công Thương thông tin: Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh), tổng công suất đặt của hệ thống khoảng 129.500 MW. Trong đó thủy điện chiếm gần 16,9%, nhiệt điện than khoảng 42,6%, nhiệt điện khí khoảng 14,7%, tỷ lệ của thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo khoảng 21%, nhập khẩu điện khoảng 1,2%. Với nhu cầu điện thương phẩm năm 2030 là hơn 500 tỷ kWh (gấp gần 3 lần năm 2018), có thể thấy rằng việc bảo đảm đủ điện là sức ép lớn trong đầu tư nguồn (và lưới) điện. Việt Nam có thuận lợi về thủy điện, với giá thành thấp nhất. Tuy nhiên, hiện nay các dự án thủy điện lớn và vừa trên các dòng sông đã được quy hoạch, về cơ bản đã được đầu tư và khai thác hết. Các dự án thủy điện nhỏ, có chi phí, giá thành cao đang được từng bước đầu tư và khai thác.

Nghị quyết 55/ NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 11-2-2020 về Định hướng Chiến lược quốc gia về năng lượng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 cũng nêu định hướng: “Đối với thủy điện, huy động tối đa các nguồn thủy điện hiện có và phát triển có chọn lọc, bổ sung một số thủy điện nhỏ và vừa, thủy điện tích năng”.

Từ tháng 1-2020 đến nay, Bộ Công Thương đã tiếp tục thẩm định điều chỉnh, bổ sung một số dự án thủy điện theo các quy định mới của pháp luật. Quan điểm của Bộ Công Thương là đối với các dự án thủy điện còn lại trong quy hoạch, kể cả các dự án đang nghiên cứu đầu tư hoặc đang thi công xây dựng đều được Bộ chỉ đạo tiếp tục rà soát, đánh giá các ảnh hưởng tiêu cực (nếu phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng); trường hợp có tác động tiêu cực lớn đối với môi trường - xã hội thì yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh chỉnh phương án khai thác, quy mô, giải pháp công trình cho phù hợp, nếu không sẽ kiên quyết loại khỏi quy hoạch và đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi dự án.

Không bổ sung bất kỳ dự án nào chiếm đất rừng tự nhiên

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc khai thác hợp lý nguồn thủy điện là cần thiết vì đây là tài nguyên quý giá của đất nước, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia (hiện nay thủy điện chiếm 40% công suất và 37% điện năng của hệ thống điện), giá thành rẻ nhất, có khả năng tái tạo và vận hành linh hoạt đáp ứng nhanh theo sự thay đổi nhu cầu công suất của hệ thống điện.

Mặt khác, để xây dựng thủy điện phải tuân thủ rất nhiều quy chuẩn, quy trình nghiêm ngặt. Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, sau quy hoạch thì cấp thẩm quyền do Quốc hội, Thủ tướng hoặc UBND tỉnh theo quy định tại Luật Đầu tư. Theo các nghiên cứu, quy hoạch thủy điện do các tư vấn trong và ngoài nước thực hiện từ trước đến nay. Trong khi đó, nước ta có tiềm năng thủy điện về lý thuyết khoảng 38.000 MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam. Tuy nhiên, sau khi rà soát cho thấy, chỉ có thể khai thác khoảng 29.000 MW khả thi về mặt kinh tế - kỹ thuật và bảo đảm được các tiêu chí về môi trường - xã hội (khoảng 76% tiềm năng lý thuyết).

Đến nay, mặc dù đã đưa vào vận hành khai thác khoảng 19.700 MW thủy điện nhưng các dự án quy mô vừa và nhỏ còn lại trong quy hoạch vẫn đang thi công xây dựng, nghiên cứu đầu tư hoặc xem xét cho phép đầu tư với tổng công suất khoảng 8.800 MW. Đây là các dự án đã qua các đợt rà soát về quy hoạch và quy mô xây dựng, bảo đảm được các tiêu chí về kinh tế - kỹ thuật và môi trường - xã hội theo các quy định pháp luật liên quan.

Cụ thể, theo Thông tư số 43/2012/TT-BCT giới hạn: 1 MW không được chiếm dụng quá 10 ha đất các loại và không di dời quá 1 hộ dân. Các dự án cũng phải đáp ứng yêu cầu duy trì dòng chảy môi trường cho hạ du, bảo vệ và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường; tuân thủ quy định về sử dụng đất rừng theo quy định tại Luật Lâm nghiệp; bảo đảm an toàn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và Luật Xây dựng... Những yếu tố tác động này phải được tư vấn lập quy hoạch đánh giá, báo cáo UBND tỉnh để xem xét trước khi trình Bộ Công Thương thẩm định phê duyệt quy hoạch.

Theo thống kê hiện nay, các dự án thủy điện vừa và nhỏ chỉ chiếm từ (01 ÷ 02 ha)/1 MW đất các loại, kể cả đất sông suối. Bộ Công Thương cho biết, thời gian vừa qua, Bộ không xem xét bổ sung bất cứ dự án thủy điện nào có chiếm diện tích đất rừng tự nhiên.

Bài 2: Chuyển động từ một nghị quyết quan trọng của Quốc hội
Xây dựng thủy điện phải tuân thủ rất nhiều quy chuẩn, quy trình nghiêm ngặt. Ảnh: Bộ Công Thương

Chiến lược phát triển thủy lợi: Xây dựng hồ chứa vẫn là cần thiết

Không thể phủ nhận những đóng góp của thủy điện đối với sự phát triển kinh tế, năng lượng, vậy vấn đề rà soát, quy hoạch đối với hệ thống thủy điện như thế nào. Chia sẻ về nội dung này, ông Đỗ Đức Quân, Phó cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết, về quy hoạch, Bộ đã rà soát và xuống các tỉnh, địa phương rà soát, loại bỏ các dự án ảnh hưởng môi trường, chiếm đất rừng. Đặc biệt, từ 2016 đến nay, tất cả các dự án thủy điện nhỏ, liên quan đến rừng tự nhiên, không có dự án nào được bổ sung quy hoạch. Còn các dự án được bổ sung quy hoạch đều được kiểm soát rất kỹ về đất, rừng. Các dự án chiếm đất rừng có diện tích xây dựng 4 - 5ha/MW trước đây hiện chỉ còn bình quân 1 - 2ha/MW. Các tỉnh, địa phương cũng đã nhận thức rất tốt vấn đề này. Thống kê của Bộ Công thương cũng ghi nhận từ năm 2017 đến nay, diện tích chiếm đất chưa đến 2ha/1MW.

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng: Đối với khu vực miền Trung, mưa lũ lớn, lòng sông dốc và hẹp, cửa sông bị sa bồi và thay đổi qua từng năm, nhiều vùng địa chất yếu,...nên thường xuyên chịu tổn thất lớn về người và tài sản trong mùa lũ hằng năm. Trước và sau khi có các hồ chứa thủy điện vận hành, đã xảy ra nhiều trận mưa, lũ gây thiệt hại nặng nề đối với khu vực này như các năm 1999, 2007, 2008, 2010, 2011 và 2020.

Vì vậy, định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt những năm gần đây cũng đã xác định phải xây dựng các hồ chứa Cửa Đạt, Tả Trạch, Bản Mồng, Ngàn Trươi, Thác Muối, Chúc A, Thạch Nham, Tân An - Đập Đá, Lại Giang, Đồng Mít, Định Bình, Sông Trò 1 (hồ thủy lợi); Bản Vẽ, Bình Điền, Sông Tranh 2, A Vương, Đak Đrinh, Sông Ba Hạ, Ea Krong Ru (hồ thủy điện).

Ông Đỗ Đức Quân khẳng định, từ chiến lược phát triển thủy lợi cho thấy, cần thiết phải xây dựng các hồ chứa thủy lợi và thủy điện để vận hành góp phần cắt giảm lũ đối với các trận lũ nhỏ, lũ thường xuyên. Đối với các trận lũ lớn, lũ lịch sử như năm 2020 này thì chưa thể phòng, chống được bằng biện pháp công trình, phải chủ động phòng tránh và thích nghi nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Ở một góc độ khác, trao đổi bên hành lang Quốc hội ngày 24-10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh quan điểm: Các nhà máy thủy điện lớn hiện nay đã giải quyết rất tốt bài toán về cắt lũ, điều tiết để cung cấp nước cho mùa hạn. Còn những thủy điện nhỏ thì không đáp ứng được yêu cầu đó. Như vậy, phát triển thuỷ điện phải tuân thủ quy chế về điều tiết, bảo đảm an toàn.

“Quan điểm chúng ta là không khuyến khích phát triển bằng mọi giá thủy điện nhỏ. Khi phát triển các loại thủy điện thì phải chú ý phương án công nghệ để hài hòa với môi trường. Tức là chúng ta không làm các đập dâng, mà sử dụng năng lượng thế năng tự nhiên của nước”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.

Nếu làm như vậy, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, chi phí đầu tư thủy điện sẽ tăng nhưng sẽ bền vững. Ngoài ra, chúng ta cũng nên có lựa chọn các công nghệ có liên quan để tính toán vấn đề môi trường, dòng chảy, dòng đi của cá, bùn, phù sa có thể duy trì thường xuyên khi có các đập thủy điện...

Trong một báo cáo của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội gần đây khi giám sát về thủy điện đã khẳng định: Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, hệ thống điện đóng một vai trò không thể thiếu được. Trên thế giới, thủy điện chiếm tới 20% tổng sản lượng điện; Na Uy gần như toàn bộ sản lượng điện từ thủy điện, Iceland thủy điện chiếm tới 83% nhu cầu, Áo chiếm tới 67% số điện quốc gia.

Còn ông Lâm Việt Tùng, một chuyên gia tư vấn công nghệ thông tin đang sống và làm việc tại Hà Lan mới đây đã đưa ra quan điểm khá mới khi bàn về vấn đề lũ lụt và thủy điện: “Nhiều người tức giận cho rằng nguyên nhân chính là do xây dựng các nhà nhà máy thủy điện nhỏ trên các đoạn sông ngắn và phá hủy rừng ven sông gây ra. Tôi nghĩ cần bình tĩnh phân tích và đưa ra giải pháp, kiến nghị cho Chính phủ để giải quyết tận gốc vấn đề lũ lụt trong tương lai vì các nước khác cũng đã làm được. Chẳng hạn, Hungary nắn dòng sông Tisza hay Hà Lan nằm dưới mặt nước biển nhưng vẫn không bị lụt hay triều cường mặc dù cũng chịu ảnh hưởng đổi khí hậu như nước ta...”.

Thảo Nguyên - Báo qdnd.vn xuất bản ngày 25/10/2020

Thảo Nguyên
www.qdnd.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Ngành Công Thương đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương

Ngành Công Thương đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương

Gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành Công Thương Việt Nam, trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ngành Công Thương Bình Dương đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế -xã hội, thu hút đầu tư của địa phương.
Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép

Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, ngành thép đã thực hiện được mục tiêu đáp ứng đủ và kịp thời về số lượng và chủng loại các sản phẩm thép cho nền kinh tế, không để xảy ra tình trạng thiếu thép. Trong năm 2021, ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện, cơ hội để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.
EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

Nhiều năm qua, Việt Nam đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô, xe máy với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.
Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951-14/5/2021), thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương Việt Nam.
Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Báo Công Thương xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương - nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Cách nay tròn 70 năm, chỉ sau Đại hội lần thứ II của Đảng có 3 tháng, Bộ Công Thương của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chính thức được đổi tên từ Bộ Kinh tế theo Sắc lệnh số 21-SL (ngày 14/5/1951). Sắc lệnh đó không chỉ mở ra một trang sử cho Bộ Công Thương trong việc phục vụ nhiệm vụ chiến lược khi đó là đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn mà còn đặt nền móng cho một ngành kinh tế chủ đạo của đất nước về sau này.
Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951 - 14/5/2021), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951 - 14/5/2021), Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Kinh tế Trung ương gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương.
Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Do tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Công Thương vào ngày 14 tháng 5 năm 2021.
Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Do chính sách bảo hộ của một số thị trường cũng như ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu dự kiến cũng sẽ lớn hơn trong giai đoạn sắp tới. Theo đó, các ngành sản xuất, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức mới trong khi nguồn lực để ứng phó với các vụ điều tra còn rất hạn chế.
Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Không chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh, người lao động Công ty Xăng dầu Thanh Hóa (Petrolimex Thanh Hóa) đã làm sáng hơn thương hiệu Petrolimex bằng những việc làm bình dị nhưng tốt đẹp.
Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Sau 70 năm nỗ lực vươn mình, ngành Công Thương Tuyên Quang đã có những bước tiến vượt bậc cả về công nghiệp, thương mại và dịch vụ, góp phần quan trọng đưa địa phương trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực.
Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Đóng góp tích cực cho thành tích chung của ngành Công Thương Việt Nam sau 70 năm thành lập, hiện, Bắc Ninh đã trở thành một trong những địa phương có sự bứt phá về công nghiệp, đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao của cả nước.
Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

64 năm song hành cùng sự đổi thay và phát triển của ngành Công Thương, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò chủ công trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa. Đặc biệt, sau hơn 2 năm tổ chức mô hình theo ngành dọc đã phát huy được tính hiệu quả, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công Thương và nhân dân ghi nhận.
Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Là cơ quan đầu mối tham mưu quản lý nhà nước trong hoạt động hóa chất và là cơ quan đầu mối tham mưu đề xuất chính sách phát triển công nghiệp hóa chất, trong suốt hơn 10 năm thành lập đến nay, đồng hành cùng sự phát triển của ngành Công Thương nói chung và ngành công nghiệp hóa chất nói riêng, Cục Hóa chất đã tập trung xây dựng, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động hóa chất, từng bước đề xuất chính sách phù hợp góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất theo hướng phát triển bền vững, thân thiện.
Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Năm 2021, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Hòa Bình tập trung đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Là đơn vị mới thành lập sau khi Bộ Công Thương tái cơ cấu tổ chức, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước thời kỳ hội nhập, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (ĐL&NLTT) đã có sự kế thừa và gắn liền với quá trình phát triển của ngành điện cách mạng Việt Nam. Sau gần 5 năm thành lập, Cục đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ, đóng góp quan trọng vào thành công chung của Bộ Công Thương.
Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Công nghiệp phát triển đúng hướng, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương; nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân; xuất nhập khẩu qua địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực… Đây là những kết quả ấn tượng mà ngành Công Thương Cao Bằng đạt được trong thời gian qua.
Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Giai đoạn 2021 - 2025, ngành Công Thương Hòa Bình phấn đấu đạt mục tiêu: Phát triển công nghiệp trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả; phát triển nhanh, đa dạng các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân...
EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Những năm gần đây, công tác chuyển đổi số trong các hoạt động quản trị và quản lý sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng được Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác chuyên môn của Tổng công ty và các đơn vị.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Để đạt được mục tiêu tiết kiệm từ 8 - 10% tổng năng lượng tiêu thụ so với kịch bản phát triển bình thường đến năm 2030, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp tại địa phương vì đây là yếu tố mang tính quyết định.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Phát triển công nghiệp theo hướng công nghệ cao; thương mại ngày càng văn minh, hiện đại, ngành Công Thương Hải Phòng đã và đang tích cực đóng góp cho sự phát triển kinh tế thành phố.
Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý thị trường (QLTT) năm 2021, Cục QLTT Lai Châu đã chủ động xây dựng các kế hoạch, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh hàng giả…
Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc

Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc

Sáng ngày 7/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương.
Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam: Quy tụ các tác phẩm báo chí chất lượng cao

Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam: Quy tụ các tác phẩm báo chí chất lượng cao

Chỉ sau 1 tháng phát động (từ ngày 10/3/2021 đến hết ngày 10/4/2021), giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương đã thu hút gần 500 bài dự thi từ các cơ quan báo chí khắp cả nước, trong đó có nhiều bài thi chất lượng đến từ các nhà báo đã có nhiều năm theo dõi và am hiểu ngành Công Thương. Lễ trao giải thưởng Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam tổ chức vào ngày 7/5/2021 vinh danh 41 tác giả/nhóm tác giả và 4 tập thể cơ quan báo chí xuất sắc nhất.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động