Lỗ hổng thương mại điện tử xuyên biên giới và góc nhìn chủ quyền quốc gia:

Bài 2: “Chảy máu” tỷ đô từ những nền tảng xuyên biên giới

Suốt thời gian dài, thương mại điện tử trở thành "miếng bánh màu mỡ" cho các nền tảng xuyên biên giới tại Việt Nam, song việc thu thuế vẫn không ít gian nan.
Bài 1: “Nấm độc” và “tầm gửi” sinh sôi trên không gian mạng

“Miếng bánh” bạc tỷ còn đó những vị đắng

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử ở Việt Nam có tốc độ phát triển, tăng trưởng nhanh khoảng 30-35%. Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và thuộc nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, Báo cáo “Người bán hàng địa phương, khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam" của Amazon công bố cho thấy: Doanh thu bán lẻ xuyên biên giới của Việt Nam ước tính tăng trưởng hơn 20% mỗi năm, đạt 75,4 nghìn tỷ đồng (3,3 tỷ USD) trong năm 2021 và dự kiến đạt 256,1 tỷ đồng (11,1 tỷ USD) vào năm 2026.

Có thể thấy, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam quả thật là có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt vào năm 2020, khi đại dịch Covid-19 lan rộng ra toàn cầu cùng đã kéo theo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong xu hướng tiêu dùng - đổi từ cách thức mua sắm trực tiếp tại cửa hàng sang trực tuyến, nhờ đó mà thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử xuyên biên giới nói riêng cũng trở nên phổ biến và phát triển hơn cả.

Điều đáng buồn, dù đã gặt hái lớn tại thị trường Việt Nam song một số nhà cung cấp lớn như Google, Facebook, Youtube… lại chưa ứng xử “đẹp” với nước chủ nhà khi để xảy ra hàng loạt bất cập, hạn chế… Một trong những số đó là việc chậm kê khai, thực hiện các nghĩa vụ thuế, thậm chí cố tình tìm mọi thủ đoạn để trốn thuế, làm tổn hại cho ngân sách quốc gia, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh đối với những doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động, đặt ra không ít khó khăn, thách thức trong công tác quản lý nhà nước về thuế.

Bài 2: “Chảy máu” tỷ đô từ những nền tảng xuyên biên giới
Các nền tảng xuyên biên giới như Google đã gặt hái được số tiền khổng lồ từ các dịch vụ trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cụ thể, đối với lĩnh vực quảng cáo, Báo cáo xu hướng marketing số Việt Nam năm 2021 cho thấy quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam năm 2020 đạt 820 triệu USD. Dự báo năm 2021, 2022 mức doanh thu này sẽ đạt trên 955 triệu USD.

Số liệu thị trường quảng cáo trực tuyến của Adsota cũng cho thấy mức chi cho các hoạt động quảng cáo trực tuyến tăng đều mỗi năm tại Việt Nam. Cụ thể, năm 2019 là 22,5%, đến năm 2020 tăng lên 23,4% và dự kiến, con số này lần lượt trong các năm 2021, 2022 là 24,2% và 24,7%. Ngoài ra, doanh thu từ quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam năm 2022 có thể đạt mức xấp xỉ 400 triệu USD, tăng gần 116 triệu USD so với năm 2019. Song, thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy có đến 80% doanh thu từ quảng cáo trực tuyến rơi vào Google, Facebook, Netflix, Youtube…

Riêng nền tảng xem phim trực tuyến Netflix hiện đã đặt trụ sở tại hơn 190 quốc gia. Năm 2016, Netflix chính thức có mặt ở thị trường Việt Nam và hiện có khoảng hơn 300.000 thuê bao. Với mức phí thuê bao 180.000 - 260.000 đồng/tháng, ước tính Netflix đang thu về hàng trăm tỷ đồng/năm. Báo cáo còn cho thấy, doanh thu quý II/2021 đạt 7,34 tỷ USD tăng 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Miếng bánh “màu mỡ” là vậy nhưng thống kê cũng cho thấy chỉ có khoảng 45% doanh thu quảng cáo trên Google và khoảng 30% trên Facebook thông qua doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo hợp pháp tại Việt Nam. Còn lại, khoảng 55% doanh thu quảng cáo trên Google và khoảng 70% doanh thu quảng cáo trên Facebook do các khách hàng tại Việt Nam tự liên hệ với hai nền tảng trên.

Bài 2: “Chảy máu” tỷ đô từ những nền tảng xuyên biên giới
Facebook cũng là nền tảng xuyên biên giới có được doanh thu khủng trong lĩnh vực thương mại điện tử

Đánh giá của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính cho thấy, dù “đút túi” hàng tỷ đô mỗi năm, song các nền tảng xuyên biên giới dường như vẫn tự cho mình tư thế ở “ngoài vòng pháp luật” khi chỉ đóng thuế nhỏ giọt và tận dụng mọi kẽ hở để né thuế. Việc này đã tạo ra những bất công khi các tập đoàn lớn bỏ túi hàng tỷ USD nhưng đóng thuế nhỏ giọt trong khi doanh nghiệp trong nước phải đóng 20% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ước tính, trong năm 2021, số thu thuế từ các dịch vụ quảng cáo trực tuyến như: Google, YouTube, Facebook... đạt 1.591 tỷ đồng, quý I/2022 đạt 240 tỷ đồng. Con số này chẳng khác nào “muối bỏ bể” khi so với 15 tập đoàn công nghệ xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam với doanh thu hàng tỷ USD/năm.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tài chính đã triển khai Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài để kê khai nộp thuế. Đánh giá về cách thức quản lý thuế đối với Google, Facebook, Youtube… hoàn toàn mới này, ông Nguyễn Bằng Thắng, Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết: Cổng thông tin dành riêng cho nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam là một phương thức quản lý thuế mới, dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Nếu như trước đây, thông qua cơ chế thu thuế nhà thầu nước ngoài, các nhà cung cấp hoạt động xuyên biên giới phải ủy quyền cho các tổ chức trong nước đứng ra kê khai, nộp thuế thay cho họ, thì với sự ra đời của cổng này, cho dù ở bất kỳ đâu trên thế giới, các nhà cung cấp vẫn có thể thực hiện được nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế Việt Nam một cách nhanh chóng, thuận tiện và minh bạch nhất.

Điều này không những tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp, mà còn tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm thủ tục hành chính, đồng thời khẳng định quyền thu thuế của Việt Nam đối với các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số. Với phương thức thu thuế mới này, Việt Nam khẳng định chủ quyền đất nước, thể hiện được tiếng nói chủ động của mình đối với các nền tảng số. Nếu các nền tảng số vẫn tiếp tục vi phạm, Việt Nam sẽ tiếp tục có những chế tài mạnh mẽ hơn để xử lý. Hiện Việt Nam là 1 trong 4 nước đi đầu trong khu vực ASEAN triển khai áp dụng thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài thông qua cổng thông tin.

Thất thoát gần 350 triệu đô vì nạn “ăn cắp bản quyền” trên các nền tảng số

Không chỉ có thất thu thuế, theo đánh giá chính sự xuất hiện của hàng loạt nền tảng trực tuyến, xuyên biên giới nên việc kiểm soát thông tin, hình ảnh gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc thực hiện đúng quy định về trao đổi bản quyền với các chủ sở hữu bản quyền nội dung, gây thiệt hại tới quyền lợi và uy tín của các đơn vị chủ sở hữu nội dung. Đánh giá cũng cho thấy chính vì việc vi phạm bản quyền diễn ra ngày càng tinh vi nên tình trạng kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng xảy ra trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng rõ rệt.

Mới đây, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội Hội thảo chuyên đề về vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam. Tại hội thảo, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tư cho biết: Trong thời gian vừa qua, Cục đã nhận được rất nhiều yêu cầu xử lý vi phạm bản quyền nội dung, đa số là các nội dung về vi phạm nhãn mác, phim ảnh… Các hình thức, phương pháp vi phạm bản quyền hết sức tinh vi và biến đổi liên tục, luôn che dấu thông tin chi tiết và thực hiện xuyên biên giới thông qua các nền tảng (không loại trừ Google, Facebook, Youtube…) đến từ nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.

Chia sẻ về thực trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số tại Việt Nam, ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam cho biết, hiện nay việc vi phạm bản quyền trên môi trường số diễn ra công khai trên nhiều nền tảng, nội dung bị vi phạm thuộc sở hữu của các đơn vị sản xuất nội dung số được phát sóng và đăng tải trên các nền tảng truyền thông, gây thiệt hại cho chủ sở hữu.

Nội dung vi phạm được sử dụng trái phép tại nhiều nền tảng, trên các website, ứng dụng OTT trong đó, có các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Youtube, TikTok, Gapo, TalkTV, Instagram, Twitch...

Bài 2: “Chảy máu” tỷ đô từ những nền tảng xuyên biên giới
Các nền tảng xuyên biên giới đã rất nhiều lần bị các cơ quan chức năng, báo chí của Việt Nam phản ánh về tình trạng vi phạm bản quyền, quảng cáo sai sự thật

Trong khi đó, báo cáo của Media Partners Asia (MPA - nhà cung cấp độc lập hàng đầu về các dịch vụ nghiên cứu, tư vấn và tư vấn trên các lĩnh vực truyền thông và viễn thông ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng cho thấy ngành công nghiệp video trực tuyến của Việt Nam được dự báo sẽ tạo ra doanh thu 249 triệu USD vào năm 2022, trong đó doanh thu từ lượng thuê bao chiếm 15% và video theo yêu cầu (SVOD) chiếm 85%.

Thị trường liên tục tăng trưởng đang tỷ lệ thuận với tình trạng vi phạm bản quyền video trực tuyến (trong đó có video thực hiện quảng cáo sản phẩm) đang ngày càng phổ biến, số lượng người dùng trái phép tăng lên 15,5 triệu năm 2022, làm thất thoát 348 triệu USD, chiếm 18% doanh thu của toàn ngành video hợp pháp. Nếu không kiểm soát được tình hình này, đến năm 2027, số người dùng vi phạm bản quyền có thể tăng tới 19,5 triệu, dẫn tới lượng doanh thu bị thất thoát ở mức 456 triệu USD.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, nếu kiểm soát được tình trạng vi phạm bản quyền trên các nền tảng thương mại điện tử sẽ giúp gia tăng giá trị thương mại nhờ vào việc tăng lượng khách hàng hợp pháp và tăng doanh thu của lĩnh vực video trực tuyến cao cấp, có thể tăng gấp đôi giá trị đầu tư cho các nội dung video trực tuyến trong nước lên mức 150 triệu USD vào năm 2027 so với con số hiện tại ước tính là 75 triệu USD.

Đồng thời, nếu kiểm soát được tình trạng vi phạm bản quyền sẽ tạo thêm 4.870 việc làm mới cho thị trường lao động nhờ sản lượng lao động trong lĩnh vực video tăng lên 351 triệu USD vào năm 2027, một mức tăng đáng kể so với con số 134 triệu USD hiện nay.

Có thể thấy, các nền tảng thương mại điện tử đã và đang gặt hái được nguồn lợi khổng lồ, song nó cũng mang lại không ít hệ lụy. Đánh giá về nguyên nhân này, tiến sỹ, luật sư Lê Ngọc Khánh Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng chính sách về quản lý thương mại điện tử tại Việt Nam đang tồn tại nhiều “lỗ hổng”. Trong đó, có sự xuất hiện nhiều mô hình thương mại điện tử đa dạng về cách thức hoạt động, phức tạp về chủ thể tham gia và chưa được điều chỉnh bởi các khuôn khổ pháp luật hiện hành.

Còn nữa...

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Gia Lai – vùng đất đỏ bazan giàu tiềm năng nông nghiệp đang cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Đại sứ Kazakhastan tại Việt Nam Kanat Tumysh cho biết, thị trường Kazakhastan yêu thích và đang có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt Nam.

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

AI, IoT và blockchain đang định hình lại ngành logistics, thúc đẩy kết nối dữ liệu, tối ưu vận hành và nâng cao năng lực chuỗi cung ứng
Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Hội thảo quốc tế “Việt Nam và Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai” đánh giá chặng đường hợp tác song phương, định hướng phát triển trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bên liên quan có giải pháp quản lý chặt việc phân phối, đảm bảo chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử.
Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng nhanh hơn trong thương mại điện tử.
Vận tải thủy -

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Tại Việt Nam, vận tải thủy - phương thức vận tải từng bị lãng quên đang âm thầm trở thành “át chủ bài” cho cuộc chuyển mình xanh hóa chuỗi cung ứng.
Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Ấn Độ thực hiện áp thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
Không còn

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Trong kỷ nguyên số 4.0, logistics không còn là hoạt động hậu cần truyền thống, mà đang chuyển mình thành ngành dịch vụ công nghệ cao.
Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Khi logistics trở thành mũi nhọn kinh tế, hạ tầng, công nghệ và pháp lý phải là ba chân kiềng, ba trụ cột giữ thế ổn định, phát triển dài hạn.
Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Ngày 24/4/2025, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu, thu hút 400 doanh nghiệp.
Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Hội nghị đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, năng lực quản lý trong công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn với ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0.
Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Qua 50 năm phát triển, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mexico ngày càng có nhiều bước tiến mới. Hiện có rất nhiều tiềm năng thương mại chờ được khai phá.
Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Từ phiên chợ quê đến hội chợ nông sản, xúc tiến thương mại đang tiếp sức cho hợp tác xã bứt phá và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu.
Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Bộ Công Thương khẳng định, không để gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi đơn vị cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI về Bộ Công Thương.
Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam xây dựng chính sách xúc tiến thương mại mang tính đột phá hơn sau sáp nhập.
Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Lương Cường tới đây sẽ là xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Lào sớm đạt mốc 10 tỷ USD.
Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Theo Quyết định 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, từ ngày 5/5/2025, VCCI chấm dứt việc cấp C/O, CNM và mã số REX.
Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Chiều ngày 22/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến và tổ chức triển khai Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Dù chưa vào chính vụ thu hoạch nhưng giá sầu riêng đang giảm. Nỗi lo 'sầu riêng' thành 'sầu chung' đang hiện hữu nếu vấn đề thị trường không sớm được giải quyết
Mobile VerionPhiên bản di động