Đẩy mạnh cấp chứng chỉ rừng – Giải bài toán gỗ nguyên liệu theo chuẩn EU

Bài 1: Vì sao ngành gỗ luôn thiếu nguyên liệu ?

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 8/2020. Để các cơ hội trong EVFTA thành hiện thực phụ thuộc rất nhiều vào doanh nghiệp, trong đó vấn đề đầu tiên đối với mọi ngành đều là nguồn gốc xuất xứ. Bài toán nguyên liệu đối với ngành gỗ chưa có lời giải dù Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về lâm nghiệp.

Gỗ nguyên liệu: "thừa mà thiếu"

Hiệp định EVFTA đã được Quốc hội thông qua hồi đầu tháng 6/2020 và dự kiến sẽ có hiệu lực trong tháng 8/2020. Trong EVFTA, ngành gỗ được cho là sẽ được hưởng lợi rất lớn và doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang đứng trước "cánh cửa" vào thị trường EU rất rộng mở. Tuy nhiên, để bước qua được, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ phải đáp ứng được đầy đủ hệ thống tiêu chuẩn khắt khe của EU nói chung và từng thành viên EU nói riêng. Trong đó, tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ gỗ nguyên liệu là bắt buộc.

bai 1 the manh ve lam nghiep nhung nganh go luon thieu nguyen lieu vi sao
Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ luôn đối mặt với vấn đề thiếu gỗ nguyên liệu đạt chuẩn (có chứng chỉ FSC)

Đáng nói là Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về lâm nghiệp, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ lại luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào trong nước.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) năm 2019 cho thấy, nguyên liệu gỗ trong nước đáp ứng được khoảng 75% nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, trong 75% đó tỷ lệ nguyên liệu gỗ đạt chất lượng cao không nhiều, mà phần lớn là chất lượng gỗ còn thấp do khai thác sớm, gỗ còn non. Bên cạnh đó, tỷ lệ gỗ nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ theo các tiêu chuẩn quốc tế là rất thấp.

Trong khi, để đáp ứng các tiêu chuẩn của EU, nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào 100% phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tức là phải có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ gỗ - FSC. Chất lượng và độ tuổi của gỗ cũng đòi hỏi khắt khe. Nếu với thực trạng trồng rừng chỉ 4 – 5 năm khai thác thì chất lượng khó đảm bảo được các yêu cầu của EU.

Cấp chứng chỉ rừng – lời giải cho bài toán nguyên liệu gỗ

Để quản lý và phát triển rừng bền vững, gắn với việc khai thác gỗ nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực triển khai, khuyến khích việc cấp chứng chỉ rừng (CCR) cho rừng trồng. Đây cũng được coi là lời giải cho bài toán gỗ nguyên liệu có chứng nhận FSC làm đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ.

bai 1 the manh ve lam nghiep nhung nganh go luon thieu nguyen lieu vi sao
Thực hiện chứng chỉ rừng cho rừng sản xuất là lời giải cho "bài toán" nguồn gốc xuất xứ gỗ sang thị trường EU

Ông Lê Minh Hưng – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam - cho biết, CCR là một trong những biện pháp tốt, kích thích bằng lợi ích xuất khẩu cho các chủ rừng (là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ/nhóm hộ gia đình). Khi đạt được chứng chỉ về quản lý rừng, chủ rừng không những bán được lâm sản ở mọi thị trường quốc tế và với giá cao hơn từ 15% - 20%, tùy theo cấp kính và chất lượng gỗ so với gỗ không có chứng chỉ. Bên cạnh đó, đây cũng là yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp gỗ Việt Nam có nguồn nguyên liệu gỗ có chứng chỉ để chế biến, xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện trong nước có rất nhiều công ty chế biến đã có chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC); tuy nhiên nguồn nguyên liệu gỗ có chứng chỉ (FM) để đưa vào chế biến sản phẩm gỗ còn thiếu mà các doanh nghiệp phải nhập khẩu từ các châu lục.

Tại Quảng Nam, đến cuối năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 4.426ha diện tích rừng trồng sản xuất được cấp CCR với 3 mô hình được cấp chứng chỉ. “Nhìn chung, diện tích rừng trồng sản xuất đã được cấp chứng chỉ rừng trên địa bàn của tỉnh trong thời gian còn quá ít, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có; do vậy, trong thời gian đến cần phải tranh thủ các nguồn lực để tăng nhanh diện tích quản lý rừng bền vững tiến tới cấp chứng chỉ rừng trồng”, ông Hưng nói.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi Cục kiểm lâm tỉnh cho biết, tổng diện tích rừng trên địa bàn hơn 300.000ha, trong đó, rừng tự nhiên là 211.373ha, rừng trồng gần 100.000ha. Hiện nay trên địa bàn có khoảng 8.000ha được cấp chứng chỉ rừng, trong đó hơn 3.000ha thuộc các công ty lâm nghiệp quản lý, 5.000ha là của các hộ gia đình, cá nhân.

Quảng Trị hiện là điểm sáng trong việc liên kết và thực hiện cấp CCR. Theo Sở NN&PTNT tỉnh, toàn tỉnh hiện có 22 chi hội nhóm có CCR được thành lập với 536 hội viên, tổng diện tích rừng trồng để CCR là hơn 23.400ha.

Trong gian đoạn 2014-2019, tại các chi hội thuộc Hội CCR Quảng Trị đã có một số đơn vị có thành viên khai thác rừng và bán gỗ có CCR FSC với diện tích 584,8ha, với khối lượng 58.528 tấn.

Ông Hoàng Đức Doanh - Chủ tịch Hội Các nhóm có CCR Quảng Trị - cho biết, mô hình cấp CCR cho nhóm hộ gia đình quy mô nhỏ được triển khai tại Quảng Trị là mô hình thành công đầu tiên của Việt Nam nên được nhiều đối tác quan tâm, hỗ trợ. Hội cũng được hỗ trợ nguồn kinh phí đánh giá cấp chứng chỉ FSC từ đối tác, doanh nghiệp, sự hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo từ Dự án Phát triển nông thôn Bắc miền Trung (Tổng công ty Thương mại Quảng Trị). Ngoài ra, Hội đã kết nối thành công giữa người sản xuất trực tiếp với doanh nghiệp chế biến nên có đầu ra của sản phẩm ổn định, giá thành cao hơn giữa gỗ có chứng chỉ và gỗ không có chứng chỉ FSC đã khích lệ nhiều chủ rừng tham gia Hội, thực hiện quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC.

Theo bà Nguyễn Hồng Phương - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Trị, với định hướng của chiến lược lâm nghiệp quốc gia về phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn, thực hiện quản lý rừng bền vững, cấp các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm gỗ rừng trồng và tiềm năng rừng trồng sản xuất của chủ rừng quy mô nhỏ trên địa bàn, tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2024, diện tích rừng được cấp chứng chỉ trên địa bàn phấn đấu đạt 4.500 - 5.000ha, góp phần vào chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp của tỉnh, tăng thu nhập cho người trồng rừng và tự chủ về tài chính cho chủ rừng.

Bài 2: Doanh nghiệp "chung tay" để trồng rừng có chứng chỉ

Nguyễn Tuấn - Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.
HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Mobile VerionPhiên bản di động