Phát triển công nghiệp văn hóa nhìn từ sự kiện BlackPink biểu diễn tại Hà Nội:

Bài 1: Từ ban công Tuấn Hưng đến thư Chủ tịch Hà Nội gửi BlackPink

Chính điểm dừng chân cuối cùng của BlackPink tại Châu Á trong chuyến lưu diễn quanh thế giới 2023 đã mở ra cơ hội phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Đêm diễn mãn nhãn của BlackPink: Hãy đừng quá định kiến với sở thích âm nhạc của giới trẻ BlackPink khen phở Việt ngon và "con đường đi tới tình yêu" của văn hoá ẩm thực Hơn 170 nghìn lượt khách du lịch đến Hà Nội trong đợt BlackPink biểu diễn

Thay đổi tư duy từ cái nhìn có trách nhiệm

Sự kiện nhóm nhạc BlackPink biểu diễn tại sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) vào ngày 29 và 30/7 đã kết thúc, song dư âm, sức nóng vẫn còn khi bất ngờ Chủ tịch TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh có thư cảm ơn ban nhạc ngoại quốc. Sự kiện này khiến tôi chợt nhớ đến câu chuyện từng xảy ra cách đây chưa lâu khi chính quyền ở Hà Nội từng xử phạt ca sỹ Tuấn Hưng "hát trái phép" ở ban công rồi lại bất ngờ cấp phép.

Việc làm tưởng như trái ngược ấy sau đó được dư luận đồng thuận, đánh giá cao cách giải quyết của lãnh đạo thành phố. Ca sỹ Tuấn Hưng, trên chiếc ban công nhỏ của nhà mình, đã có sức hút đến lạ lùng và khiến cả khu phố nơi anh ở trở thành không gian văn hóa quy tụ biết bao trái tim bạn trẻ yêu âm nhạc, biến không gian ven Hồ Gươm thành điểm đến hấp dẫn. Khán giả đến với anh quá sức tưởng tượng của anh, đến mức anh phải bật khóc và quỳ xuống cảm ơn.

Bài 1: Từ ban công Tuấn Hưng đến thư Chủ tịch Hà Nội gửi BlackPink
Hình ảnh hàng nghìn người đội mưa đến nghe ca sỹ Tuấn Hưng biểu diễn đã cho thấy thực tế Hà Nội đang còn thiếu sân chơi văn hóa ngoài trời

Trước đó, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) quyết định xử phạt ca sỹ Tuấn Hưng 12,5 triệu đồng liên quan đến vụ việc hát liveshow không xin phép. Việc đó hoàn toàn đúng pháp luật. Tuấn Hưng sau đó đã thừa nhận việc làm không đúng của mình và đã xin phép đúng quy định, cam kết thực hiện đầy đủ phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch.

Việc rất nhiều người đến nghe Tuấn Hưng hát dưới ban công nhà anh, điều đó hoàn toàn bình thường trong nhịp sống thị dân nơi thủ đô ngàn năm văn hiến. Và việc hàng nghìn người đến nghe Tuấn Hưng hát còn cho thấy họ khát khao có một không gian văn hóa, một sân chơi đủ sức "phiêu" và phù hợp với giới trẻ. Điều đó cũng nói lên thực tế Hà Nội đang còn thiếu sân chơi văn hóa ngoài trời.

Với việc làm quyết đoán, cấp phép trở lại cho Tuấn Hưng, lãnh đạo Hà Nội có thể nói đã thể hiện một tư duy mới, tầm nhìn mới, một cách hành xử mới phù hợp với nhu cầu của thị dân thủ đô, phù hợp với đòi hỏi phát triển công nghiệp văn hóa mà chính Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đã đề ra, coi đây là một mũi nhọn cần thực hiện. Công nghiệp văn hóa không phải xây dựng từ đâu xa mà cần được xây dựng từ những không gian bình dị như thế. Ban công triệu đô là sản phẩm văn hóa nhưng cũng đã trở thành sản phẩm du lịch trên phố đi bộ của Thủ đô Hà Nội.

Bài 1: Từ ban công Tuấn Hưng đến thư Chủ tịch Hà Nội gửi BlackPink
Bốn thành viên BlackPink để lại ấn tượng tốt với khán giả Việt qua hai đêm diễn

Và giờ đây, với hai đêm trình diễn của ban nhạc nổi tiếng thế giới BalckPink, chúng ta hẳn còn nhớ trước hai đêm diễn tuyệt vời này, Hà Nội từng trải qua 3 cuộc "xì căng đan" với nhiều chỉ trích từ dư luận đối với sự kiện. Báo chí, mạng xã hội không ít lời quan ngại và cả những chê bai. Đến nỗi, có lúc đã từng có nhiều ý kiến cho rằng phải cấm biểu diễn, không cấp giấy phép cho công ty tổ chức.

Nhưng cuối cùng, bằng cái nhìn đầy trách nhiệm, bằng tầm nhìn của tư duy vì một thành phố kết nối, thành phố sáng tạo, thành phố vì hòa bình, Hà Nội đã ủng hộ và nỗ lực hết sức để bảo đảm tổ chức hai đêm diễn thành công. Không có những sự cố đáng tiếc xảy ra. Chỉ có âm nhạc, tình yêu, sự kết nối kinh tế và văn hóa như chính Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ghi nhận và khẳng định ngay trong một hội nghị diễn ra sau đêm diễn thứ nhất của các cô gái đến từ xứ sở kim chi.

Quay trở lại, BlackPink là nhóm nhạc nữ Hàn Quốc ra mắt năm 2016, gồm 4 thành viên Jennie, Lisa, Jisoo và Rosé. Nhóm thu hút lượng fan đông đảo trên toàn thế giới bởi tài năng và thần thái khi biểu diễn, chụp ảnh thời trang.

Trước đó, Công ty Tổ chức concert của BlackPink tại Hà Nội đã chính thức xác nhận về thông tin sự kiện và cho biết tổng cộng có 67.000 vé được phát hành cho hai đêm diễn. Sau hai đêm, có thể nói chuyến lưu diễn của nhóm nhạc Hàn Quốc đã kết thúc tốt đẹp, khiến đa phần người xem toại nguyện.

Bài 1: Từ ban công Tuấn Hưng đến thư Chủ tịch Hà Nội gửi BlackPink
Hình ảnh các thành viên BlackPink đội nón lá, nói tiếng Việt giao lưu với người hâm mộ đã thực sự "mang" văn hóa Việt Nam ra khắp thế giới

Người hâm mộ Việt tự hào vì có sản phẩm đến từ Việt Nam thu hút sự quan tâm của thần tượng. Khi đến các quốc gia khác, BlackPink hiếm khi và gần như không thuộc ca khúc, điệu nhảy nào để gửi người hâm mộ trong khuôn khổ tour diễn vòng quanh thế giới.

Theo thống kê SocialTrend thuộc đơn vị YouNet Media, hai ngày biểu diễn của BlackPink tại Hà Nội thu hút hơn 567.000 lượt thảo luận, 8,44 triệu lượt tương tác.

Bài đăng nhận tương tác cao chủ yếu là hình ảnh trong đêm diễn, ảnh, video bốn thành viên đội nón lá, nói tiếng Việt giao lưu với người hâm mộ; See tình cũng trở thành từ khóa thịnh hành trên Twitter sau khi Jennie quyết định cover điệu nhảy gửi fan Việt.

Sự kiện âm nhạc của BlackPink ở Việt Nam, một lần nữa cho thấy rõ nét hơn văn hóa thần tượng của giới trẻ từ các nghệ sĩ Hàn Quốc tại nước ta. Với nhiều điểm tích cực như: Góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp giải trí của Việt Nam. Sự hiện diện của BlackPink tại Việt Nam đã thu hút sự chú ý của cả quốc tế. Điều này không chỉ tạo nên cơ hội giới thiệu hình ảnh hội nhập của Việt Nam mà nếu tận dụng tốt sẽ còn giúp cải thiện hình ảnh và nâng cao danh tiếng ngành công nghiệp giải trí nước nhà.

Theo thông báo của ban tổ chức, concert tại sân vận động Mỹ Đình vào tối 30/7 là đêm cuối cùng thuộc khuôn khổ World tour "Born Pink" của nhóm nhạc BlackPink. Thống kê của Tourng Data cho biết, đây là chuyến lưu diễn có doanh thu concert cao nhất mọi thời đại. Doanh thu riêng mỗi show trung bình là hơn 3 triệu USD (hơn 70 tỷ đồng), trung bình mỗi show bán được hơn 14.000 vé. Giá mỗi vé xem show vào khoảng 215 USD (hơn 5 triệu đồng).

Với show diễn tại Hà Nội, mức vé từ 1,4-9,8 triệu đồng, tính trung bình giá vé BlackPink là 5 triệu đồng, nhân với 67.000 vé (theo báo cáo của Ban tổ chức lên Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội), doanh thu Born Pink World Tour Hanoi vào khoảng 335 tỷ đồng (khoảng 14,1 triệu USD).

"Khát vọng" xây dựng nền công nghiệp văn hóa Thủ đô xứng tầm quốc tế

Thông qua sự kiện âm nhạc của BlackPink, chính điểm dừng chân cuối cùng của 4 cô gái này tại Châu Á trong "Chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới 2023" đã mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Trong đó, có Thủ đô Hà Nội.

Đáng lưu ý, ngay sau khi sự kiện kết thúc, ngày 31/7, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có Thư cảm ơn gửi nhóm nhạc BlackPink đã mang đến cho khán giả Thủ đô, du khách trong và ngoài nước hai đêm nhạc tuyệt vời và đáng nhớ.

Thư nêu rõ, sự thành công của đêm nhạc tiếp tục khẳng định hình ảnh của Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, là điểm đến an toàn, thân thiện và khẳng định năng lực tổ chức những sự kiện văn hóa, âm nhạc quốc tế của Thủ đô.

Bài 1: Từ ban công Tuấn Hưng đến thư Chủ tịch Hà Nội gửi BlackPink
Lượng lớn khán giả đổ về sân vận động Mỹ Đình để xem đêm nhạc của 4 cô gái đến từ Hàn Quốc đã cho thấy "sức sống mãnh liệt" từ giá trị của công nghiệp văn hóa trong kỷ nguyên mới

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng tin tưởng, hy vọng rằng, Thủ đô Hà Nội sẽ được đón và tổ chức nhiều sự kiện tương tự để góp phần thực hiện xây dựng nền công nghiệp văn hóa Thủ đô - xứng tầm là một Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại và nghĩa tình.

Có thể thấy, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp giải trí đã trở thành một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng cao, sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa góp phần tạo nên sự đa dạng hóa và dân chủ hóa về tri thức cho xã hội; đồng thời, thông qua sản phẩm của các ngành công nghiệp văn hóa, hình ảnh quốc gia sẽ được quảng bá, không ngừng mở rộng không gian văn hóa; "sức mạnh mềm" quốc gia cũng được gia tăng trên phạm vi quốc tế. Vì lý do đó, ngày nay, các ngành công nghiệp văn hóa được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng, điển hình như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Tại Quyết định “Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ khẳng định, các ngành công nghiệp văn hóa là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Ở Việt Nam, vai trò kinh tế của văn hóa, của các ngành công nghiệp văn hóa ngày càng được nhận thức rõ, được thể hiện trong nhiều quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Quan điểm về phát triển công nghiệp văn hoá được Đảng ta bắt đầu hình thành từ năm 1986 trong các văn kiện các kỳ Đại hội Đảng, văn kiện các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương và được khẳng định cụ thể tại Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước xác định: “Phát triển công nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiền năng và giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới”.

Bên cạnh đó, chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa đã được Đảng ta đề ra tại Nghị quyết Đại hội XII và tiếp tục khẳng định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng; được Chính phủ cụ thể hóa thành Chiến lược phát triển với tầm nhìn đến năm 2030.

Bài 1: Từ ban công Tuấn Hưng đến thư Chủ tịch Hà Nội gửi BlackPink
Khu vực sân khấu, âm thanh, ánh sáng xứng tầm cho một đêm nhạc quốc tế

Xác định các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, Hà Nội là địa phương đầu tiên có nghị quyết về công nghiệp văn hóa. Theo đó, Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” ngay sau khi ban hành đã tạo nên một hiệu ứng tích cực, lan tỏa trong nhiều địa phương, doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân.

Điều đó cho thấy quyết tâm của thành phố trong việc biến những giá trị văn hóa truyền thống và các tiềm năng về cảnh quan, con người thành nguồn lực mềm, đóng góp cho sự phát triển bền vững của Thủ đô trong giai đoạn tới; đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Tinh thần quyết tâm ấy từ thành phố đã lan tỏa tới các cấp, ngành, địa phương cơ sở, tạo nên một không khí sôi nổi.

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Nghiên cứu, xác định một số sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa Thủ đô cần ưu tiên phát triển trong tình hình mới...

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ quan điểm, Thành ủy Hà Nội xác định phát triển công nghiệp văn hóa được đặt trong tổng thể và dựa trên nền tảng phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Đây là điều kiện để phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người, tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng quyết định phát triển bền vững Thủ đô. Cùng với đó đưa mục tiêu Hà Nội trở thành một trong những trung tâm công nghiệp văn hóa hàng đầu của cả nước, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng thúc đẩy xây dựng “Thành phố sáng tạo” trong thời gian tới.

Từ năm 2018, ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội, chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP của thành phố; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; giáo dục ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống trong đời sống đương đại, góp phần củng cố thương hiệu “Thành phố sáng tạo” của Thủ đô Hà Nội. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Hà Nội tự tin đặt ra mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô.
Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nên hoạt động ứng phó sự cố hoá chất luôn được UBND Thành phố Hà Nội quan tâm.
TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Chuyên gia đã có những đề xuất giúp TP. Hồ Chí Minh nắm bắt cơ hội thành đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, ngang tầm với các đô thị lớn trên thế giới.
Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Bình Dương đạt 59 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ, thặng dư thương mại đạt 10 tỷ USD.
Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 10%, GRDP đầu người (trừ dầu khí) đạt 9.620 USD. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,81%.
Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Tết Nguyên đán đã cận kề, người dân xứ Thanh lại tìm mua những chai mật mía Thạch Thành thơm ngon, đây là hương vị Tết cổ truyền lâu đời tại Thanh Hóa.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Trong năm 2024, ngành Công Thương TP. Cần Thơ đã ghi nhận nhiều thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024 bứt phá với tăng trưởng GRDP cao, xuất siêu ấn tượng, FDI vượt kế hoạch, khẳng định vị thế kinh tế đầu tàu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động