Phát triển kinh tế vùng biên: Vành đai mềm trong bảo vệ an ninh biên giới ở Hà Giang

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Thời gian qua Bộ đội Biên phòng Hà Giang đẩy mạnh công tác giúp dân phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo, góp phần cải thiện đời sống cho bà con...
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Hình thành "vành đai mềm"

Là tỉnh địa đầu Tổ quốc với địa hình, thời tiết đặc biệt khắc nghiệt, Hà Giang có hơn 277 km đường biên giới giáp với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), với 442 mốc giới phân định lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, trong đó có 358 mốc chính, 84 mốc phụ. Khu vực biên giới gồm 32 xã và 2 thị trấn biên giới, là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc anh em với dân số 25.466 hộ/132.730 khẩu thi người dân tộc Mông chiếm trên 62%.

Hiện tại, Hà Giang có cặp cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo, cửa khẩu song phương Xín Mần - Đô Long và 11 lối mở, trong đó Thanh Thuỷ là cửa khẩu có quy mô lớn nhất.

Do địa hình, thời tiết phức tạp, giao thông chưa thuận lợi và trình độ dân trí còn hạn chế nên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Hà Giang vẫn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn cao.

Đại tá Đào Hồng Hà - Chính ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang chia sẻ: Thực hiện Chỉ thị số 572-CT/QUTW ngày 5/10/2012 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về “Quân đội thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới”, nhiều năm qua, BĐBP Hà Giang đã phối hợp cùng với các cấp ủy Đảng, chính quyền ở địa phương, triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo, góp phần mang lại cuộc sống ấm no, bình yên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi biên giới. Đây được xem là “vành đai mềm” trong bảo vệ an ninh biên giới của Tổ quốc.

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang: Lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế
Bộ đội Biên phòng Hà Giang giúp dân phát triển kinh tế

Theo đó, các cơ quan, đơn vị trong BĐBP tỉnh đã tổ chức phát động thi đua thực hiện các nội dung, chỉ tiêu của phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với phong trào thi đua quyết thắng và triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với mô hình BĐBP giúp dân phát triển kinh tế ở khu vực biên giới; phát động và thực hiện có hiệu quả phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; chương trình “Bò giống giúp người nghèo nơi biên giới”; chương trình “Nâng bước em tới trường - con nuôi đồn biên phòng”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”; Dự án “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em tới trường”...

Riêng năm 2021, các đơn vị tham gia giúp dân xóa đói, giảm nghèo được 474 hộ, đã sửa chữa, làm mới 127 ngôi nhà cho hộ nghèo ở khu vực biên giới; cử trên 927 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia giúp đỡ nhân dân thu hoạch nông sản, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Cũng theo Đại tá Đào Hồng Hà, thực hiện Chương trình xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn II năm 2021, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Giang được giao chỉ tiêu tham gia hỗ trợ xây dựng 5 nhà với tổng số tiền 300.000.000 đồng, đồng thời huy động cán bộ, chiến sỹ tham gia giúp dân làm nhà được 564 ngày công; phối hợp với trạm y tế các xã tổ chức thăm, khám sức khỏe cho các hộ gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn được 798 người; cấp phát thuốc miễn phí trên 11.500.000 đồng, hỗ trợ trang thiết bị y tế 15.000.000 đồng, tặng ghế ngồi chờ kết quả cho Trạm Y tế xã Sơn Vĩ trị giá trên 20.000.000 đồng...

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang: Lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế
Bộ đội Biên phòng Hà Giang tham gia giúp dân xóa nhà tạm

Với nhiệm vụ được giao thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường - con nuôi đồn Biên phòng”, BĐBP Hà Giang trong năm 2021 đã hỗ trợ 110 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trong đó Bộ Tư lệnh BĐBP đỡ đầu 72 cháu; Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh 38 cháu). Các đồn Biên phòng đã nhận và trực tiếp đưa về nuôi tại đơn vị 27 cháu, các cháu là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi, con liệt sĩ, thương binh, gia đình chính sách.

Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Tại huyện Mèo Vạc, Đồn Biên phòng Xín Cái được phân công phụ trách 2 xã Xín Cái và Thượng Phùng. Do nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, nên 2 xã này vẫn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Để hỗ trợ bà con đồng bào dân tộc nơi đây, cán bộ, chiến sỹ đồn Biên phòng Xín Cái đã trích lương và vận động các mạnh thường quân hỗ trợ 13 gia đình nghèo về cây giống, con giống. Cùng với đó là giúp hàng trăm ngày công, phối hợp với địa phương tu sửa, làm mới đường bê tông liên thôn, kênh dẫn nước và một số công trình dân sinh.

Hay từ chương trình “Chung tay vì cộng đồng - bò giống giúp người nghèo nơi biên giới”, 10 năm qua, BĐBP Hà Giang đã phối hợp với các mạnh thường quân bàn giao 2.083 con bò giống cho hộ nghèo. Từ những con giống ban đầu đó, đến nay, đã có hơn 10.000 con bò được sinh ra, góp phần không nhỏ vào việc tạo sinh kế và cải thiện đời sống cho đồng bào nơi biên giới. Đây chính là động lực để nhiều hộ nghèo vượt khó, vươn lên làm chủ cuộc sống.

Mỗi thôn, bản, mỗi xã biên giới có những đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng, dân cư, văn hóa, dân tộc, tập quán canh tác khác nhau, cho nên các Đồn biên phòng cũng vì thế mà lựa chọn những mô hình phát triển kinh tế, phương pháp triển khai sao cho phù hợp.

Đơn cử như câu chuyện “Giúp dân cải tạo vườn tạp” ở Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) Thanh Thủy. Theo đó, hưởng ứng mô hình giúp dân “Cải tạo vườn tạp”, từ năm 2021 đến nay, Đồn Biên phòng CKQT Thanh Thủy đã giúp gia đình anh Chu Văn Hành, thôn Nà Toong, xã Thanh Thủy và gia đình anh Đặng Văn Lòng, thôn Tả Ván, xã Xín Chải (huyện Vị Xuyên) cải tạo toàn bộ khu vực trồng rau, màu quanh nhà, xây dựng lại hệ thống chuồng, trại để phát triển chăn nuôi, đa dạng hóa các nguồn thu nhập cho gia đình.

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang: Lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế
Đồn biên phòng Quản Bạ giúp dân cải tạo vườn tạp

Nhờ sự giúp sức của BĐBP, năm 2022, gia đình anh Hành và anh Lòng đã chăn nuôi, bán được gần 1 tấn thịt lợn và trên 200kg rau xanh, tổng thu nhập mỗi nhà trên 50 triệu đồng.

Đại tá Đào Hồng Hà cho hay: Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 572-CT/QUTW ngày 5/10/2012 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về “Quân đội thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới”, từ các nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, BĐBP Hà Giang đã tham gia xây dựng 1.408 lượt công trình phục vụ dân sinh. Triển khai 103 mô hình giảm nghèo và đầu tư xây dựng 47 công trình (đường giao thông, cầu cống, thủy lợi, điện sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng), hỗ trợ nước sinh hoạt cho 4.494 hộ; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư 10 dự án cho các hộ dân tộc thiểu số rất ít người.

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang: Lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế
168 ngôi nhà “Đại đoàn kết” đã được xây dựng nhờ nguồn quyên góp, vận động của Bộ đội Biên phòng Hà Giang

Hưởng ứng cuộc vận động “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới”, BĐBP Hà Giang đã vận động các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm quyên góp ủng hộ xây dựng được 168 ngôi nhà “Đại đoàn kết”. Tham gia xây dựng 631 nhà ở kiên cố cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo trên địa bàn.

Ngoài ra, BĐBP Hà Giang còn xây dựng 15 công trình dân sinh, 4 điểm trường và hàng chục căn nhà “Mái ấm Chữ thập đỏ - Biên phòng”, vận động tặng quà cho người nghèo, tổng trị giá trên 12 tỷ đồng. Đặc biệt, những năm gần đây, thực hiện Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, BĐBP Hà Giang đã vận động, ủng hộ, tặng quà và tiền trị giá gần 5 tỷ đồng cho nhân dân ở khu vực biên giới.

Bằng những việc làm cụ thể, giờ đây đến với các xã vùng biên của Hà Giang, hình ảnh người lính “Bộ đội Cụ Hồ” đã rất đỗi quen thuộc và thân thương, được đồng bào các dân tộc ở Hà Giang tin tưởng và yêu mến. Những việc làm của các anh đã góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho hàng nghìn gia đình các xã vùng cao biên giới của Hà Giang.

(Còn nữa)

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An ninh biên giới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bến Tre: Nhanh chóng đưa các cụm công nghiệp vào hoạt động

Bến Tre: Nhanh chóng đưa các cụm công nghiệp vào hoạt động

UBND tỉnh Bến Tre chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nhanh chóng đưa các cụm công nghiệp vào hoạt động.
Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Tỉnh Ninh Thuận đã và đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án điện hạt nhân, quyết tâm đưa dự án “về đích”, đảm bảo tiến độ đề ra.
Gia Lai mở lại cà phê doanh nhân: Hi vọng kết nối không đứt gẫy

Gia Lai mở lại cà phê doanh nhân: Hi vọng kết nối không đứt gẫy

Mô hình Cà phê doanh nhân được tỉnh Gia Lai tổ chức với kỳ vọng sẽ là một kênh kết nối giúp chính quyền và doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn.
Đắk Nông thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh

Đắk Nông thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh

Trong hai tháng đầu năm 2025, tỉnh Đắk Nông đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Bắc Giang: Thấy gì từ

Bắc Giang: Thấy gì từ 'hồ sơ báo cáo' đoàn công tác Chính phủ?

Bắc Giang vừa hoàn thành báo cáo gửi Đoàn công tác của thành viên Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế, xã hội 2 tháng đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai tiếp tục kiến nghị làm khu thương mại tự do

Đồng Nai tiếp tục kiến nghị làm khu thương mại tự do

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, thành lập khu thương mại tự do để tận dụng lợi thế về sân bay quốc tế Long Thành và cảng Phước An, phục vụ giao thương quốc tế…
Loạt dự án tỷ USD biến Cần Giờ thành

Loạt dự án tỷ USD biến Cần Giờ thành 'ngôi sao sáng'

Thời gian qua, loạt dự án tỷ USD tại Cần Giờ được phê duyệt, hứa hẹn sẽ đưa huyện ven biển duy nhất của TP. Hồ Chí Minh trở thành cực tăng trưởng mới.
Ngành Công Thương Gia Lai lên phương án thúc đẩy các cụm công nghiệp

Ngành Công Thương Gia Lai lên phương án thúc đẩy các cụm công nghiệp

Ngành Công Thương Gia Lai sẽ rà soát, hoàn chỉnh kế hoạch sản xuất công nghiệp giai đoạn 2026-2030; xây dựng kế hoạch thúc đẩy các cụm công nghiệp trên địa bàn.
Xây dựng thành phố Huế trở thành xứ sở hạnh phúc

Xây dựng thành phố Huế trở thành xứ sở hạnh phúc

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025).
Sản xuất công nghiệp Đắk Nông khởi sắc trong hai tháng đầu năm 2025

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông khởi sắc trong hai tháng đầu năm 2025

Bước vào năm 2025, ngành công nghiệp tỉnh Đắk Nông tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực.
Thành phố Huế: Khởi công 2 dự án hơn 4.000 tỷ đồng

Thành phố Huế: Khởi công 2 dự án hơn 4.000 tỷ đồng

Tại khu công nghiệp Phong Điền, thành phố Huế đã diễn ra lễ khởi công 2 dự án thuộc lĩnh vực chế biến cát và kính siêu trắng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng.
Để tăng trưởng du lịch, Lạng Sơn thực hiện giải pháp gì?

Để tăng trưởng du lịch, Lạng Sơn thực hiện giải pháp gì?

Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 về chỉ tiêu tăng trưởng của ngành du lịch năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Lạng Sơn: Phát triển cụm công nghiệp 2025-2030 có gì mới?

Lạng Sơn: Phát triển cụm công nghiệp 2025-2030 có gì mới?

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2025 - 2030.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Mưa trái mùa, diêm dân thất thu vụ muối

Bà Rịa - Vũng Tàu: Mưa trái mùa, diêm dân thất thu vụ muối

Mưa kết thúc muộn, ít nắng cộng với những cơn mưa trái mùa khiến vụ muối của diêm dân ở Bà Rịa – Vũng Tàu rơi vào cảnh mất mùa, mất giá.
Quảng Nam: Gắn biển công trình cho bến cảng 5 vạn tấn

Quảng Nam: Gắn biển công trình cho bến cảng 5 vạn tấn

Tỉnh Quảng Nam gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh cho dự án bến cảng 5 vạn tấn.
Vingroup đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị 4 tỷ USD tại TP. Hồ Chí Minh

Vingroup đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị 4 tỷ USD tại TP. Hồ Chí Minh

Tập đoàn Vingroup vừa trình phương án đầu tư tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao 4 tỷ USD kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
Thành phố Huế: Sắp khởi công trung tâm logistics Chân Mây

Thành phố Huế: Sắp khởi công trung tâm logistics Chân Mây

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương, thành phố Huế sẽ tiến hành khởi công nhiều dự án trọng điểm, trong đó có công trình trung tâm logistics Chân Mây.
Quy mô kinh tế GRDP các địa phương phía Nam trước sáp nhập tỉnh ra sao?

Quy mô kinh tế GRDP các địa phương phía Nam trước sáp nhập tỉnh ra sao?

Trước khi sáp nhập tỉnh, trong 10 địa phương có quy mô kinh tế GRDP cao nhất cả nước, khu vực vùng Đông Nam Bộ chiếm đến 4 tỉnh, thành phố.

''Chạy nước rút'' trên cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Các nhà thầu thi công cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ giai đoạn ''nước rút''.
Vụ chập điện khiến gần 8.000 con gà bị chết: Điện lực Hà Tĩnh nói gì?

Vụ chập điện khiến gần 8.000 con gà bị chết: Điện lực Hà Tĩnh nói gì?

Điện lực Hương Khê (Hà Tĩnh) lý giải nguyên nhân, đồng thời hỗ trợ chủ trang trại sau khi xảy ra sự cố chập điện khiến gần 8.000 con gà bị chết.
Khu phố đêm Bà Rịa vắng khách, hàng hóa ế ẩm

Khu phố đêm Bà Rịa vắng khách, hàng hóa ế ẩm

Khai trương cuối tháng 12/2024, khu phố đêm Bà Rịa bước đầu đã đáp ứng nhu cầu mua sắm, giải trí, ăn uống, đi bộ cho người dân nhưng… ngày càng vắng khách.
Xây dựng Điện Biên thành

Xây dựng Điện Biên thành 'thủ phủ hoa ban' của cả nước

Với nhiều điểm nhấn đột phá, Lễ hội Hoa ban 2025 hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên.
Hà Nội: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có thêm 3 huyện gồm Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Chi gần 48.000 tỷ đồng vốn ngân sách làm metro số 2

Chi gần 48.000 tỷ đồng vốn ngân sách làm metro số 2

Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh vừa đồng ý chi gần 48.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thay cho ODA để làm tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương).
Lễ động thổ Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend

Lễ động thổ Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend

Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend được đánh giá là cơ sở sản xuất cà phê lớn nhất châu Á, trang bị công nghệ hiện đại bậc nhất từ Đức, Ý,...
Mobile VerionPhiên bản di động