Ngành Công Thương - Bước chuyển mạnh mẽ về cải cách hành chính:

Bài 1: Những dấu ấn trên “trận tuyến” cải cách - thực sự đặt doanh nghiệp, người dân làm trung tâm

Bộ Công Thương là một trong những Bộ đi đầu trong cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh và cải cách kiểm tra chuyên ngành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cải cách hành chính lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ Cải cách hành chính ngành Công Thương: Giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh

Nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Cải cách hành chính là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong suốt công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, là một trong những giải pháp đột phá góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra định hướng phát triển đất nước đến năm 2030, đó là “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước”.

Ngành Công Thương - Tạo chuyển biến về cải cách hành chính:
Bộ Công Thương tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính (Ảnh: Cấn Dũng)

Căn cứ các chủ trương của Đảng về cải cách hành chính, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính từng giai đoạn. Hầu hết các hội nghị của Chính phủ cũng đều ban hành Nghị quyết có nội dung chỉ đạo, điều hành về cải cách với các nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể giao cho từng Bộ, ngành, địa phương chủ trì thực hiện.

Đơn cử như, Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 tại Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021, đặt mục tiêu: Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 - 2030.

Nhận thức tầm quan trọng của cải cách hành chính trong công cuộc đổi mới, là yêu cầu tất yếu khách quan, xuất phát từ chính đòi hỏi của thực tế, công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng luôn được lãnh đạo Bộ Công Thương, đứng đầu là đồng chí Bộ trưởng đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao, gắn liền với trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị và các đồng chí Thứ trưởng theo lĩnh vực phụ trách.

Hàng năm, Bộ Công Thương ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về cải cách hành chính để kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, tạo cơ sở để các cơ quan, đơn vị trong ngành triển khai đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. Đồng thời, Bộ đều thực hiện rà soát đánh giá tổng thể các thủ tục hành chính, để đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính. Lấy kết quả cải cách hành chính làm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và xem xét các danh hiệu thi đua của tập thể, cá nhân người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Nhìn chung, các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác cải cách hành chính với trọng tâm là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành Công Thương, hướng đến hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ giao.

Cụ thể, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1138/QĐ-BCT ngày 9/6/2022 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ về chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025 tại Bộ Công Thương năm 2022.

Kế hoạch nêu rõ, Bộ Công Thương xác định quan điểm lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm, động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thúc đẩy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động kinh doanh; giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Cắt giảm, đơn giản hóa ngay những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân trong các văn bản hiện hành góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

Việc cắt giảm, đơn giản hóa bảo đảm tính công khai, minh bạch; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện cải cách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Đồng thời, bảo đảm tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia.

Tại Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 11/8/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo các nhiệm vụ liên quan đến công tác cải cách hành chính, đã nêu rõ: Thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ đã nỗ lực triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả quan trọng trong công tác cải cách hành chính; một số lĩnh vực cải cách hành chính của Bộ có sự cải thiện đáng kể về điểm số và vị trí xếp hạng so với năm trước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý.

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của Bộ Công Thương năm 2022 và các năm tiếp theo, tại Chỉ thị 07, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã đề ra 12 nhiệm vụ chung với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Theo đó tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của lãnh đạo Bộ về cải cách hành chính; kịp thời có biện pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế được Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ nêu ra khi xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của Bộ Công Thương.

Những “đợt sóng” trong cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Với chức năng nhiệm vụ là Bộ quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực, tạo ra 60-70% GDP của cả nước, Bộ Công Thương là một trong những bộ, ngành có những chính sách ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh nên số lượng các thủ tục, điều kiện kinh doanh tương đối lớn.

Bài 1: Những dấu ấn trên “trận tuyến” cải cách
Giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh

Mặc dù vậy, trong những năm qua, Bộ Công Thương được đánh giá là một trong những Bộ đi đầu trong cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh và cải cách kiểm tra chuyên ngành. Những nỗ lực cải cách của Bộ Công Thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính và là một trong những điều kiện quan trọng góp phần cải thiện vị trí xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của Bộ Công Thương.

Theo đó, vị trí xếp hạng PAR INDEX của Bộ Công Thương liên tục có những bước tiến vượt bậc: Năm 2016, đứng thứ 12/19 Bộ, cơ quan ngang Bộ (tăng 6 bậc so với năm 2015) thì đến năm 2018 giữ vị trí thứ 5/18 Bộ, cơ quan ngang Bộ. Năm 2022, kết quả PAR INDEX của các Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng cho thấy, Bộ Công Thương nằm trong 11 đơn vị có chỉ số cải cách hành chính từ trên 80% đến dưới 90%.

Các chương trình, kế hoạch công tác nói chung và về cải cách hành chính nói riêng của Bộ được hoàn thành đảm bảo chất lượng, tiến độ; nhiều thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư, kinh doanh không cần thiết đã được xem xét bãi bỏ hoặc đơn giản hóa tối đa; công tác chỉ đạo điều hành, cải cách tổ chức bộ máy; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính của Bộ Công Thương luôn nằm trong top đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Đặc biệt, dấu ấn về cải cách hành chính thể hiện rõ nét ở việc cắt giảm thực chất thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, danh mục sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành. Trong giai đoạn từ 2011 - 2015, thực hiện theo phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tại Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 17/2/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Công Thương đã hoàn thành cắt giảm, đơn giản hóa đối với 192 thủ tục hành chính.

Đồng thời, tiếp nối thành quả cải cách thủ tục hành chính từ Đề án 30 của Chính phủ, từ năm 2015 cho đến nay, Bộ đã xây dựng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính hàng năm và thực thi cắt giảm đơn giản hóa 514 thủ tục hành chính (đặc biệt là trên các lĩnh vực điện lực, xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước, hóa chất).

Về công tác cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Công Thương là Bộ tiên phong thực hiện việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, cụ thể Bộ đã rà soát, cắt giảm 880/1216 điều kiện kinh doanh (chiếm trên 70%).

Trong số các điều kiện kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa trong thời gian vừa qua, nhiều điều kiện kinh doanh được cắt giảm có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao như trong lĩnh vực điện, ô tô, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh gas, an toàn thực phẩm…

Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2025, Bộ Công Thương tiếp tục quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như góp phần hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp và chương trình cải cách hành chính, trong đó có việc đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính và kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý ngành.

Đơn cử, năm 2022, Bộ Công Thương tiếp tục có những thành công trong công tác cải cách hành chính. Theo đó, Bộ đã hoàn thành rà soát 19 thủ tục hành chính tại Kế hoạch được giao, đề xuất đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý cạnh tranh và bãi bỏ 4 thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực. Đồng thời, Bộ Công Thương đã xin ý kiến các Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp để có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ thủ tục cấp phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế để cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho thương nhân, đồng thời giảm bớt áp lực công việc cho các cơ quan, tổ chức cấp C/O, bên cạnh việc triển khai cấp C/O mẫu D điện tử hoàn toàn dưới dạng PDF cho hàng hóa xuất khẩu đi ASEAN từ năm 2021, đối với các thị trường còn lại, Bộ Công Thương đang nỗ lực trao đổi để các nước có phản hồi theo hướng tích cực với đề xuất sử dụng C/O điện tử. Trong thời gian thống nhất với các nước, Bộ Công Thương chủ động điện tử hóa tối đa các khâu nộp, duyệt và cấp C/O.

Về công tác kiểm tra chuyên ngành, Bộ Công Thương có vai trò và vị trí quan trọng đóng góp vào kết quả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra chuyên ngành. Kết quả này được đánh giá bởi các tổ chức có tính khách quan, cụ thể là Bộ Công Thương chiếm vị trí số 1 về tỷ lệ các doanh nghiệp đưa ra đánh giá “dễ” và “rất dễ” đối với các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong “Báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu” được VCCI, Tổng cục Hải quan và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ công bố ngày 8/1/2019.

Mặc dù là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nên tỷ lệ doanh nghiệp có thực hiện các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương có số lượng lớn nhất trong các bộ, ngành, nhưng mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với các thủ tục do Bộ quản lý vẫn liên tục được cải thiện trong những năm vừa qua.

Điều này là kết quả của những nỗ lực rất lớn trong hoạt động cải cách kiểm tra chuyên ngành. Cụ thể, danh mục các sản phẩm, hàng hóa là đối tượng kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công Thương được cắt giảm lên tới 1.051 mã HS/1891 mã HS (chi tiết đến 8 số) đạt tỷ lệ hơn 56%, góp phần giảm số tờ khai phải kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm tra chất lượng năm 2019 chỉ chiếm 3% tổng số tờ khai nhập khẩu (trong giai đoạn 2015-2016 số liệu này là 8-10%/năm).

Bộ Công Thương cũng đã thành lập Trang tin về hoạt động Kiểm tra chuyên ngành và điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng thông tin điện tử của Bộ với mục tiêu đăng tải, công bố công khai các văn bản, hoạt động liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành, điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ cũng như để kịp thời giải đáp những câu hỏi của doanh nghiệp, người dân.

Dấu ấn tiếp theo góp phần vào cải thiện chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam và của Bộ Công Thương, đó là chỉ số tiếp cận điện năng. Ngay từ năm 2019, theo kết quả đánh giá của Nhóm nghiên cứu Doing Business, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đã thăng hạng vượt bậc, đạt được mức xếp hạng cao nhất từ trước đến nay, đạt 82,2 điểm (tăng 0,3 điểm so với năm 2018) đứng ở vị trí 27 trên tổng số 190 quốc gia/ nền kinh tế. Đây là năm thứ 6 liên tiếp tăng điểm đánh giá, là nền kinh tế có chỉ số tiếp cận điện năng cải thiện vị trí nhiều nhất trong khu vực.

Từ cuối năm 2016, Bộ Công Thương là Bộ đầu tiên khai trương và đưa vào sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến với mô hình như Cổng Dịch vụ công quốc gia hiện nay. Ngay trong tháng 11 năm 2019 (trước khi khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia), Bộ đã tiến hành nâng cấp Cổng Dịch vụ công của Bộ để tích hợp và trao đổi dữ liệu với Cổng dịch vụ công Quốc gia. Đến nay, theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, hệ thống đã phục vụ người dân, doanh nghiệp với chất lượng tốt, ổn định.

Bộ Công Thương cũng tích cực triển khai đánh giá tác động các quy định về thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng các thủ tục hành chính trước khi ban hành. Đồng thời, hàng năm, tất cả các văn bản Bộ Công Thương ban hành đều được kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các dấu hiệu trái pháp luật.

Trung bình mỗi năm, Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền hơn 150 văn bản do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố thực thuộc trung ương ban hành. Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong ngành công thương đã đi vào nề nếp, trở thành một nhiệm vụ thường xuyên, góp phần nâng cao nhận thức của các cơ quan chủ trì xây dựng văn bản

Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương ngày càng được kiện toàn tinh gọn theo chủ trương cải cách hành chính, một việc phân công một đơn vị đảm nhiệm, một đơn vị phụ trách nhiều lĩnh vực nhưng tránh chồng chéo, trùng lắp nhằm nâng cao năng lực tham mưu của các đơn vị, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý, phù hợp với quy định pháp luật trong từng giai đoạn, vận hành và động hiệu lực, hiệu quả. Đã triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ kịp thời, đúng tiến độ, không làm gián đoạn công việc chỉ đạo điều hành của Bộ và các đơn vị trực thuộc; chức năng, nhiệm vụ được điều chỉnh, bổ sung theo hướng toàn diện hơn, rõ ràng hơn, bảm sát yêu cầu thực tiễn hơn.

Ngoài ra, công tác cải cách tài chính công của Bộ Công Thương những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, được đánh giá là một trong những trụ cột cải cách mạnh mẽ trong công cuộc cải cách hành chính của Bộ. Theo đó, việc xây dựng thể chế, chế độ tài chính, kế toán ngày càng trở lên khoa học hơn. Việc quản lý, điều hành ngân sách ngày càng sát với thực tế, đáp ứng được các yêu cầu từ thực tiễn. Bảo đảm sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế lãng phí, thất thoát trong sử dụng ngân sách; giảm tải cho các đơn vị trong việc tổng hợp số liệu, báo cáo và thuyết minh…

Lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo chất lượng công tác cải cách hành chính của mình, song song với xây dựng nhiều kênh tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, hàng năm, Bộ Công Thương thường xuyên duy trì tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị, tọa đàm lấy ý kiến tổ chức, cá nhân về quy định, thủ tục hành chính ngành Công Thương nhằm tăng cường đối thoại, khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân về các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Quỳnh Nga - Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cải cách hành chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương vừa ban hành chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển ngành đường sắt đến năm 2030.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành “trơn tru” thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhiều người dân ở TP. Nha Trang lo ngại, hạn chế sử dụng các món ăn chế biến từ thịt gà.
Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Câu chuyện nữ hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thọ (tỉnh Thanh Hóa) bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú, dư luận mong sớm có kết luận từ cơ quan Công an.
Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Tập đoàn TKV luôn xác định tỉnh Lâm Đồng là địa bàn chiến lược để tiếp tục đầu tư thăm dò phát triển tài nguyên và đầu tư các dự án bô xít - alumin mới.
Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giữa bối cảnh giá cà phê tăng cao, doanh nghiệp nên hạn chế "mua xa, bán xa" còn ngân hàng nên tăng hạn mức cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê.
Gạo ST25 bị làm giả và câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Gạo ST25 bị làm giả và câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Gạo ST25 bị mạo danh, làm giả xuất hiện tràn lan một lần nữa báo động thực trạng giả mạo thương hiệu thông qua nhãn mác, bao bì, thậm chí là giả mạo gạo ST25.
Sản xuất công nghiệp: Để niềm vui trọn vẹn hơn

Sản xuất công nghiệp: Để niềm vui trọn vẹn hơn

Quý I/2024, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%, khu vực này tiếp tục trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng.
Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học.
Sự thật chứng minh không có cơn sốt đất nào cả!

Sự thật chứng minh không có cơn sốt đất nào cả!

Nhà đất ở Hà Nội tăng giá theo ngày chỉ là ảo. Thống kê số lượng giao dịch thực tế từ cơ quan chức năng cho thấy không có cơn sốt đất nào cả!
Để những kỳ nghỉ lễ dài ngày không còn là nỗi lo

Để những kỳ nghỉ lễ dài ngày không còn là nỗi lo

Những kỳ nghỉ lễ kéo dài sẽ mang đến những tác động tích cực nhưng đồng thời cũng là những điểm hạn chế. Vậy giải pháp cho những vấn đề này là gì?
Tiếp tục cảnh báo về an toàn thực phẩm học đường

Tiếp tục cảnh báo về an toàn thực phẩm học đường

Sau việc 23 học sinh lớp 4 ở Quảng Trị vừa bị ngộ độc; 1 học sinh ở Nha Trang tử vong mới đây, câu chuyện về an toàn thực phẩm học đường tiếp tục được cảnh báo.
Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Vẫn còn những vướng mắc nhất định trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dịch vụ logistics của ngành Công Thương tại các địa phương cần được tháo gỡ.
Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng du lịch: Không thể chủ quan!

Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng du lịch: Không thể chủ quan!

Các vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra tại các thành phố, địa phương du lịch nổi tiếng không chỉ ảnh hưởng đến cư dân bản địa mà còn đến khách du lịch...
Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn

Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn

Những ngày qua cộng đồng người bán hàng trên Shopee "dậy sóng" khi sàn thương mại điện tử này thay đổi chính sách trả hàng/hoàn tiền lên đến 15 ngày.
Làm gì khi lừa đảo trên mạng tăng mức độ hoành hành?

Làm gì khi lừa đảo trên mạng tăng mức độ hoành hành?

Lừa đảo trên mạng vẫn phức tạp và nguy hiểm hơn khi có xu hướng dịch chuyển "bắt kịp" những nhu cầu cao trong cộng đồng.
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Để thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2024, Việt Nam cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả,linh hoạt các giải pháp được đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP.
Tỷ phú Trần Bá Dương và giấc mơ đưa Quảng Nam trở thành trung tâm logistics miền Trung

Tỷ phú Trần Bá Dương và giấc mơ đưa Quảng Nam trở thành trung tâm logistics miền Trung

Với việc tập trung đầu tư vào hạ tầng, cảng biển, sân bay, đường bộ, ông Trần Bá Dương tin rằng, Quảng Nam sẽ trở thành trung tâm logistics trong tương lai.
“Tráo nhà hàng” nơi thành phố du lịch: Đừng làm xấu hình ảnh địa phương

“Tráo nhà hàng” nơi thành phố du lịch: Đừng làm xấu hình ảnh địa phương

Từ việc đoàn khách đến Nha Trang du lịch bị tài xế taxi “tráo nhà hàng”, một lần nữa dấy lên vấn nạn “chi hoa hồng”, "chặt chém" vốn tồn tại nhiều năm.
Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Sau sự cố hầm lò tại Cẩm Phả, Tổng LĐLĐVN đã tới hỏi thăm, trao quà cho các công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Sự cố tấn công mã hoá dữ liệu tại PVOIL, VNDIRECT: Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"

Sự cố tấn công mã hoá dữ liệu tại PVOIL, VNDIRECT: Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"

Từ các sự cố tấn công mã hoá dữ liệu tại PVOIL, VNDIRECT, doanh nghiệp cần chuẩn bị các phương án đưa các hệ thống quan trọng vào giám sát an ninh mạng 24/7.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động