Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề với nhiều nội dung quan trọng |
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ Nội vụ diễn ra vào chiều ngày 29/12 tại Hà Nộ i theo hình thức trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định: “Năm 2022 được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, UBTV Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành Nội vụ đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tập trung nguồn lực, khắc phục khó khăn, hoành thành các nhiệm vụ chính trị được cấp có thẩm quyền giao”.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo tại Hội nghị |
“Năm 2022, ngành Nội vụ đã kịp thời tham mưu Ban Chỉ đạo đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, ngành”, bà Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.
Theo đó, trong năm 2022, Bộ, ngành đã giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương Yoorng cục, giảm 08 cục thuộc tổng cục và thuộc Bộ, giảm 145 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc Bộ. Ở các địa phương tiếp tục giảm 711 tổ chức phòng thuộc cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh và cấp huyện.
Thực hiện quy định của Chính phủ về tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập, đến nay các bộ ngành đã giảm được 22 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, ngành và ở địa phương là 1.020 đơn vị sự nghiệp công lập.
Việc sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; nghiêm túc thực hiện chính sách tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các cấp, các ngành; thực hiện phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước gắn với tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát quyền lực đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã có nhiều đổi mới; cải cách thủ tục hành chính trong các khâu tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá bảo đảm thống nhất với quy định của Đảng; tổ chức các khóa bồi dường, cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, cán bộ nữ cho chính quyền địa phương ở nước ngoài nước đầu đạt được kết quả, tạo động lực, khí thể, đổi mới về tư duy, nhận thức của học viên sau khóa học…
Công tác xây dựng chính quyền địa phương được chú trọng; chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyêt định; tiếp tục thực hiện hiệu quả việc thành lập các đơn vị hành chính đô thị bảo đảm đúng quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, quy trình nhằm góp phần đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa.
Công tác cải cách hành chính được triển khai quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Công tác thi đua, khen thưởng tiếp tục được đổi mới, ngày càng thực chất, bảo đảm biểu dương, khen thưởng kịp thời, đúng đối tương, ưu tiên đối tượng lao động trực tiếp.
Công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được duy trì ổn định, tuân thủ pháp luật; chủ động nắm bắt tình hình, hướng dẫn các tôn giáo hoạt động theo đúng đường hướng, phương châm hành đạo và đồng hành cùng dân tộc.
Công tác văn thư, lưu trữ ngày càng được đổi mới làm cơ sở để thúc đẩy chuyển đổi số của ngành; đẩy mạnh phát huy giá trị tài liệu lưu trữ thông qua các họa động triển lãm phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.
Công tác quản lý hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ, công tác thanh niên, thanh tra pháp chế.. đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, toàn diện, bảo đảm kỷ cương, pháp luật. Công tác nghiên cứu khoa học, công tác đối ngoại ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả có đóng góp thiết thực vào việc nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ. ..
Bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2022 Bộ Nội vụ cũng thẳng thắn nhìn nhận vào một số vấn đề còn tồn tại như: Tình trạng số lượng lớn cán bộ công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc nhất là ngành y tế, giáo dục. Đây là vấn đề tồn tại, hạn chế trong cơ chế, chính sách, quản lý, sử dụng đãi ngộ nguồn nhân lực khu vực công mà Bộ Nội vụ cần quan tâm, tham mưu giải quyết trước mắt và lâu dài.
Việc xử lý những vấn đề phát sinh khi sắp xếp bộ máy, tổ chức còn có mặt hạn chế. Việc thực hiện tự chủ đổi với đơn vị sự nghiệp công lập chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Công tác tinh giản biên chế tuy đạt được chỉ tiêu về số lượng nhưng chưa gắn với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm.
Một số quy định về cán bộ công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố chưa phù hợp thực tiễn, dẫn đến khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
Việc xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản ý, điều hành của ngành Nội vụ triển khai còn chậm chưa có sự đồng bộ, thống nhất trong công tác tổng hợp, phân tích dữ liệu phụ vụ yêu cầu quản lý nhà nước.
Việc chấp hành lỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện đạo đức công vụ, tinh thần, thái độ làm việc ở một số cơ quan, đơn vị và một bộ phận công chức, viên chức chưa thực sự nghiêm túc.
Năm 2023 Bộ Nội vụ tiếp tục quán triệt Nghị quyết đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của đảng, Nghị quyết ố 18-NQ/TW, số 19 -NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Nghị quyết số 27-NQ/TW, số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quốc hội và Chính phủ. Năm 2023, Bộ Nội vụ đề ra phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo, hiệu quả” nhằm tạo sự thay đổi và chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực của ngành Nội vụ, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp, như:
Ưu tiên đầu tư toàn diện cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thuộc lĩnh vực Nội vụ nhất là đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả về tổ chức bộ máy, biên chế; công vụ, công chức; đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, cơ bản hoàn thiện mô hình chế độ công vụ theo vị trí việc làm; tập trung rà soát đôn đốc, thực hiện phân cấp phân quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ, ngành và chính quyền địa phương nhằm khơi thông điểm nghẽn phát triển, phát huy sự năng động sáng tạo, tự chủ của các địa phương; triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; tiếp tục thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cải cách hành chính, nhất là đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, công vụ, công chức và xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, nâng cao chất lượng, hiệu qur về đánh giá chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ cơ quan hành chính nhà nước...
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị |
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành Nội vụ trong năm 2022. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm 2022 tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn trước những biến động của giá xăng dầu thế giới và cuộc chiến tranh giữa Nga-Ucraina... Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư cùng sự ủng hộ và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Việt Nam đã thu được kết quả đáng khích lệ. Việt Nam đã ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 vẫn đạt 8,02% nâng tổng GDP của đất nước lên 9,51 triệu tỷ đồng tương đương với 409 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên Việt Nam vượt mốc 400 tỷ USD kể từ khi đất nước thực hiện đổi mới. Bình quân thu nhập đầu người đạt 95,6 triệu đồng/năm tương đương với 4110 USD, tăng hơn 10,6% so với năm 2021
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong 2 qua, tuy nhiên đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao lên, sự nỗ lực cố gắng của toàn thể hệ thống chính trị-xã hội, hệ thống văn hóa xã hội được đầu tư. Việt Nam đã tích cực đầu tư cho y tế, giáo dục và các thiết chế văn hóa khác; Các vấn đề an sinh xã hội được thực hiện với khoảng 87 nghìn tỷ đồng đã được chi cho 56 triệu người cho hơn 700 cơ quan, tổ chức sử dụng lao động...
"An ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội, chính trị ổn định đã góp phần thu hút đầu tư nước ngoài mà nổi bật là công tác giải ngân vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 23 tỷ USD", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Hoạt động đối ngoại được tăng cường, sản xuất điện cung cấp ổn định đủ cho sản xuất kinh doanh, đứt gãy các chuỗi cung ứng lao động được khắc phục,… đặc biệt là ngoại giao vắc -xin, ngoại giao kinh tế đã được đẩy mạnh... Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh để kết nối xúc tiến mở rộng thị trường cho xuất khẩu hàng hóa mà đơn cử như năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu được trên 7 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 54 tỷ USD cao hơn 2021 ( năm 2021 đạt 48 tỷ USD).
Xây dựng chỉnh đốn đảng, đặc biệt công tác phòng chống tham nhũng đã được đẩy mạnh và tăng cường và đạt kết quả tốt đẹp. Góp phần nâng cao uy tín của đất nước và lòng tin của người dân với Đảng... Những kết quả trên có một phần đóng góp của ngành Nội vụ.
Từ kết quả đạt được trong năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo ngành Nội vụ phải rút ra bài học cho năm 2023. Theo đó, ngành phải nắm chắc tình hình diễn biến trong và ngoài nước để tham mưu cho cấp có thẩm quyền để thích ứng với các vấn đề nảy sinh; càng khó khăn, phức tạp thì càng phải đoàn kết, thống nhât, lắng nghe, cầu thị và phải phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, bộ, địa phương và các cơ quan với nhau.
Nhiệm vụ lớn nhất của ngành Nội vụ trong năm 2023 và trong những năm tiếp theo phải tiếp tục xây dựng bộ máy tin gọn, giệu lực hiệu quả. Tinh giản bộ máy biên chế phải gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng bộ máy công chức viên chức; Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất năng lực uy tín ngang tầm nhiệm vụ đáp ứng được yêu cầu vụ trong giai đoạn mới của cách mạng nước ta; Cải cách hành chính mà trọng tâm là thủ tục hành chính lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp là thước đo....
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và nhấn nút khai trương Hệ thống dữ liệu cơ sở Quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức |
Để đạt được điều đó, Thủ tướng cho rằng, ngành Nội vụ phải tập trung rà soát lại thể chế liên quan ngành và đẩy nhanh tiến độ nâng cao thể chế; Tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến chính sách cán bộ; đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý viên chức, công chức, tập trung nghiên cứu để có đề xuất giải pháp xử lý hiệu quả, kịp thời; Tham mưu, đề xuất ban hành cơ chế khuyến khích bảo vệ tổ chức, cá nhân dám làm, dám chịu trách nhiệm nhằm đáp ứng mong mỏi của nhân dân và thu hút trọng dụng nhân tài cho nền công vụ...
Tại Hội nghị lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ và nhấn nút khai trương Hệ thống dữ liệu cơ sở Quốc gia về cán bộ công chức, viên chức.