Ngành gỗ Việt buộc phải chuyển đổi xanh

Bài 1: Doanh nghiệp ngành gỗ có chịu tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?

Ngành gỗ có chịu tác động của CBAM hay không? Câu trả lời là ngành gỗ chịu tác động gián tiếp và buộc các doanh nghiệp phải thích ứng và chuyển đổi.
2 kiến nghị được doanh nghiệp ngành gỗ gửi lên Thủ tướng Hoàn thuế VAT, doanh nghiệp ngành gỗ tiếp tục “kêu cứu” Mục tiêu 17,5 tỷ USD xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2024 liệu có khả thi? Việt Nam tăng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có chứng chỉ

LTS: Buộc phải chuyển đổi xanh bởi đó là là xu thế không thể đảo ngược, đây cũng là cách để ngành gỗ Việt Nam xây dựng hình ảnh phát triển bền vững, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

CBAM và sự điểm tên gián tiếp với doanh nghiệp ngành gỗ

Sau hơn một năm loay hoay với câu hỏi doanh nghiệp ngành gỗ có hay không chịu tác động bởi quy định về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU thì đến nay ông Nguyễn Liêm – Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) cũng đã tìm được câu trả lời nhưng lại thiếu lời giải.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2023 chỉ thu về 13,4 tỷ USD
Doanh nghiệp ngành gỗ có chịu tác động của CBAM?

“Trước đó, chúng tôi cũng nghe nhiều thông tin về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số nhưng nghĩ nó không liên quan đến doanh nghiệp gỗ. Cách đây 2 tháng, chúng tôi mới bắt đầu khởi động. Các yêu cầu quốc gia và quốc tế về hàm lượng carbon trong sản phẩm gỗ, tôi cũng như các anh em doanh nghiệp không biết bắt đầu từ đâu, đo đếm kiểu gì, thiết bị ra sao. Tại Bình Dương, trong hai năm 2024 – 2025, chúng tôi cố gắng tìm một số nhà máy đã chuyển đổi số để làm mô hình chuyển đổi xanh và để từ đó nhân rộng”, ông Nguyễn Liêm cho biết.

Câu chuyện ngành dệt may Việt Nam đã bị mất đơn hàng vào tay Bangladesh, trong đó có nguyên nhân do chậm chuyển đổi xanh là bài học cho các doanh nghiệp ngành gỗ. Ông Nguyễn Liêm chia sẻ và tỏ ra lo ngại nếu ngành gỗ không chịu thay đổi, không chịu nhanh chân trong việc xanh hóa chuỗi cung ứng thì sẽ chịu số phận tương tự với ngành dệt may.

“Đây là vấn đề sống còn của ngành gỗ. Các doanh nghiệp cũng mong muốn có những hoạt động tư vấn cụ thể từ phía cơ quan chức năng để cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ cùng đồng hành trong việc thực hiện cam kết của Chính phủ về việc đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, ông Nguyễn Liêm nói.

Trong nhóm gỗ dán, ông Trịnh Xuân Dương – Giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ - Phó Chủ tịch Chi hội gỗ dán cho biết, thị trường gỗ dán chính của Việt Nam là Đông Nam Á, số lượng doanh nghiệp gỗ dán xuất khẩu vào thị trường EU rất nhỏ nên nguồn thông tin không có.

Bản thân doanh nghiệp ngành gỗ dán cũng rất muốn xuất khẩu sang thị trường EU. Một số doanh nghiệp cũng đã có định hướng chuyển sang sử dụng nguồn gỗ có chứng chỉ FSC, tuy nhiên, nguồn cung nguyên liệu có chứng chỉ FSC đang là vấn đề mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Trong nhóm viên nén gỗ, ông Nguyễn Thanh Phong - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Năng lượng sinh học Phú Tài - Chi hội trưởng Chi hội viên nén gỗ Việt Nam - cho biết, là mặt hàng nhiên liệu đầu vào thay thế cho than nhằm giảm phát thải khí nhà kính, giảm phát thải CO2 tại các nhà máy nhiệt điện nhưng chính bản thân các doanh nghiệp sản xuất viên nén cũng đối diện với nguy cơ phát sinh khí thải CO2 tại các nhà máy viên nén. Đây cũng là vấn đề cần lưu tâm.

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Phong, hiện các yêu cầu bắt buộc về giảm phát thải carbon mới diễn ra tại thị trường EU. Tuy nhiên, với các thị trường khác, ví dụ như thị trường Nhật Bản sắp tới có thể họ cũng đưa ra những yêu cầu tương tự. Nhật Bản là một trong số 2 thị trường trọng tâm của viên nén gỗ, do đó, đây là câu chuyện mà chúng ta phải quan tâm.

Theo ông Nguyễn Nam – Tổng giám đốc Klinova cho rằng, nếu xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, hydrogen và điện là những lĩnh vực đầu tiên chịu tác động của CBAM thì gỗ là mặt hàng chịu tác động gián tiếp.

Ông Nguyễn Nam phân tích, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn không quy định phát thải khí nhà kính theo dạng nhà máy cho các doanh nghiệp ngành gỗ.

Tuy nhiên, phạm vi của ngành lại liên quan đến lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Theo quy định, nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên sẽ phải kiểm kê khí nhà kính, hay nói cách khác là sẽ bị phân bổ hạn ngạch phát thải.

Như vậy, không chỉ có các doanh nghiệp nhiệt điện bị phân bổ hạn ngạch phát thải mà cả các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, trong đó có ngành gỗ đều có thể bị áp dụng hạn ngạch phát thải.

Sẽ không chỉ dừng ở con số 1.912 doanh nghiệp

Hiện, đang có 1.912 doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm kê khí nhà kính và đáp ứng hạn ngạch phát thải theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/1/2022 về việc ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Danh sách này do Sở Công Thương các địa phương sẽ thống kê theo báo cáo năng lượng sử dụng của các doanh nghiệp. Danh sách này sẽ được cập nhật trong cuối năm 2023, hoặc đầu năm 2024 và rất có thể có các doanh nghiệp ngành gỗ.

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) – nhận định, các yêu cầu quốc gia và quốc tế về hàm lượng carbon trong sản phẩm sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp, và ngành gỗ cũng không nằm ngoài những thách thức này.

Hiện đang có 1.912 doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm kê khí nhà kính và đáp ứng hạn ngạch phát thải. Cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024 danh sách này sẽ được cập nhật theo hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp và dự kiến con số này sẽ tăng lên khoảng 3.000 doanh nghiệp.

“Quy định CBAM của EU rất áp lực với ngành khác như: xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, hydrogen và điện. Với ngành gỗ, dù có những cơ hội nhất định khi các doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi nhu cầu sử dụng năng lượng truyền thống sang năng lượng sinh khối nhưng ngành gỗ cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ”, bà Phạm Thị Ngọc Thủy nói.

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh châu Âu (EU) là một chính sách thương mại về môi trường bao gồm các khoản thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

CBAM được ban hành trong bối cảnh EU đang tiến hành các kế hoạch để đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Cơ chế này sẽ giúp làm cân bằng giá carbon giữa sản phẩm nội địa và nhập khẩu, nhằm ngăn chặn nguy cơ “rò rỉ carbon” trong trường hợp các doanh nghiệp EU chuyển hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon sang các quốc gia khác để tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo.

EU cũng tin rằng, một cơ chế xanh đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài EU thông qua hệ thống định giá carbon đồng thời sẽ khuyến khích ngành công nghiệp sạch hơn ở các nước ngoài EU.

Bài 2: Thích ứng để phát triển hay chấp nhận dừng cuộc chơi?

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Nhật Bản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.

Tin cùng chuyên mục

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.
Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu đang tăng trưởng mạnh và đây được đánh giá là xu hướng không thể đổi khác trong hoạt động xuất khẩu cà phê.
Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam khi giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD.
Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong 11 tháng đạt gần 1,98 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, tăng 19,6% về lượng, nhưng giảm 3% kim ngạch so với cùng kỳ.
Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay. Con số 8 tỷ USD dự báo sẽ đạt được trong năm 2025.
Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Để tận dụng tốt hơn EVFTA và đáp ứng các quy định xanh hóa của EU, không còn cách nào khác ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu thay vì làm gia công.
Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Thuỵ Điển được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này ngày càng tăng cao thời gian gần đây.
Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

11 tháng, Việt Nam xuất khẩu trên 1,57 triệu tấn phân bón, tương đương gần 644,46 triệu USD, tăng 13,7% về khối lượng, tăng 11,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Từ con số chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, xuất khẩu dừa đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động