Bắc Ninh: Đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp

Ngày 28/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh mong muốn thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng của Thuỵ Sĩ Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2023 tăng khá Bắc Ninh: 100% cán bộ, công chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Bắc Ninh tăng trưởng tín dụng 5,8%, cao hơn mức tăng toàn quốc

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết, 8 tháng năm 2023, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với khó khăn, thách thức, do những vấn đề trong năm 2022 chưa xử lý được như: thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản. Thế giới tiếp tục đối mặt với sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng Mỹ, châu Âu, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của các nước. Mặc dù lạm phát đã qua đỉnh điểm nhưng các mức lãi suất của các nước vẫn ở mức cao và các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát, vì vậy mặt bằng lãi suất trên thế giới ở mức tương đối cao. Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam là nền kinh tế nhỏ với độ mở lớn nên tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng.

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là chú trọng vào 3 động lực để tăng trưởng kinh tế là xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư.

“Liên quan đến đầu tư, lĩnh vực tín dụng ngân hàng là một vấn đề được đặc biệt quan tâm. Năm 2022, tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng 14,18% nhưng 8 tháng đầu năm nay mới tăng 5,56%. Tiếp cận tín dụng bị hạn chế do rất nhiều nguyên nhân, cần được phân tích cụ thể” - Thống đốc Phạm Thanh Hà cho hay.

Đối với vấn đề tiếp cận tín dụng và tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế, ông Hà cho biết, trong gần 9 tháng năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức 2 hội nghị, 5 cuộc họp với các bộ ngành, hiệp hội; Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 11 hội nghị, cuộc họp bàn, ban hành 11 văn bản chỉ đạo về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng đối với một số đối tượng, ngành, lĩnh vực, về vấn đề lãi suất, phí dịch vụ ngân hàng; 2 hội thảo khoa học về tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng; đặc biệt tại các địa phương đã có 63 Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp được tổ chức, thể hiện tinh thần đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn.

Bắc Ninh: Đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà phát biểu tại hội nghị

Theo Phó Thống đốc, Bắc Ninh mang lợi thế là đô thị vệ tinh gần thủ đô Hà Nội nhất và nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn của phía Bắc. Bắc Ninh là tỉnh trong nhiều năm lọt vào tốp đầu các tỉnh về tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, trong đó năm 2022, tăng trưởng GRDP đạt 7,39%. Trong 8 tháng đầu năm, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh có nhiều điểm sáng: chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,24% so với tháng trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 18,2%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 12,9% so với tháng trước, doanh nghiệp đăng ký mới tăng và quay trở lại hoạt động tăng 26,2%, vốn FDI đăng ký mới đạt 806,3 triệu USD (tăng 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước),…

“Chúng ta đang bước vào tháng cuối cùng của quý III/2023 và chuẩn bị cho thời điểm 3 tháng cuối cùng của năm 2023, thời điểm mà nhu cầu vốn tín dụng tăng cao để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh sôi động của người dân, doanh nghiệp dịp cuối năm. Với tinh thần đồng hành, chia sẻ cùng người dân, doanh nghiệp, ngành Ngân hàng sẵn sàng triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Với những giải pháp của ngành Ngân hàng và sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND, HĐND, cùng với các Sở, ban, ngành, các hội, hiệp hội sẽ giúp người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ổn định sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững” - Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà khẳng định.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/8/2023, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đạt trên 154 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8% so với cuối 2022 (cao hơn mức tăng toàn quốc 5,56%). Trong đó, tín dụng đối với ngành công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất tăng 8,87%, chiếm 36,58% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh, tiếp theo là ngành thương mại dịch vụ, tăng 4,63%, chiếm tỷ trọng cao nhất 60,41% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.

Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên có sự sụt giảm, trong đó dư nợ phát triển nông nghiệp, nông thôn giảm 6,3%, doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm 9,78%. Tín dụng lĩnh vực bất động sản giảm 23,79%; trong đó tín dụng kinh doanh bất động sản chiếm gần 53%, giảm 2,64%, dư nợ tín dụng bất động sản với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng giảm mạnh 38,59%.

Ngoài ra, một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng được các tổ chức tín dụng tập trung cung ứng tín dụng với tổng hạn mức cấp tín dụng là 3.193 tỷ đồng. Một số chương trình, chính sách tín dụng trên địa bàn đạt kết quả tích cực như: cho vay chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tín dụng chính sách ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội, cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31,... Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng đã thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 cho khách hàng trên địa bàn tỉnh là 294 tỷ đồng cho hơn 88 lượt khách hàng.

Bắc Ninh: Đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Hội nghị Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng

Mặc dù toàn ngành Ngân hàng đã nỗ lực thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp, trong đó nhiều giải pháp được thực hiện bằng chính nguồn lực của tổ chức tín dụng, song việc cung ứng và tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và trên địa bàn Bắc Ninh nói riêng hiện vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng giảm; một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa; tác động từ khả năng hấp thụ tín dụng của nhóm bất động sản; sau thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro bị đánh giá cao hơn, khi hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả (chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu cao, thị trường đầu ra, đơn hàng, doanh thu giảm...); tổ chức tín dụng rất khó khăn trong quyết định cho vay do không hạ được chuẩn tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống.

Để góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, bên cạnh các giải pháp của các bộ, ngành, địa phương, trong thời gian tới ngành Ngân hàng tiếp tục tích cực triển khai các giải pháp ngân hàng, tín dụng cho khu vực, cụ thể:

Một là, tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, gắn việc đầu tư tín dụng ngân hàng để thực hiện các chương trình, dự án theo quy hoạch của tỉnh. Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao); các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu); xem xét ưu tiên cấp tín dụng theo Danh mục phân loại xanh, cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án nhà ở thương mại với giá rẻ.

Hai là, tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng, chỉ đạo tổ chức tín dụng tích cực triển khai các nhiệm vụ của ngành ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, trọng tâm là Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống ngân hàng thương mại, các Chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, chính sách tín dụng đặc thù đối với một số ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản...). Kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông; kiểm soát chất lượng tín dụng và ngăn ngừa nợ xấu.

Ba là, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận tín dụng, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí, tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp khác để có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với cả khoản vay mới và dư nợ hiện hữu; rà soát, cắt giảm phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân; Chủ động xây dựng các chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất hợp lý, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của nhiều đối tượng, phân khúc khách hàng; Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ để tạo thuận lợi cho khách hàng tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn.

Bốn là, tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023.

Năm là, đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tăng cường thông tin, nắm bắt nhu cầu, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp.

Sáu là, củng cố, phát triển mạng lưới và dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục trong giao dịch với khách hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng và dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bắc Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai - Yên Bái: Sau chia tách, ai bứt phá mạnh hơn?

Lào Cai - Yên Bái: Sau chia tách, ai bứt phá mạnh hơn?

Lào Cai, Yên Bái từng là một tỉnh Hoàng Liên Sơn, sau hơn 30 năm chia tách, hai địa phương này đang phát triển ra sao?
Thanh Hóa: Khánh thành Dự án điện mặt trời mái nhà tại NS2PC

Thanh Hóa: Khánh thành Dự án điện mặt trời mái nhà tại NS2PC

Sáng 28/3, Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 (NS2PC) vừa tổ chức lễ khánh thành Dự án điện mặt trời mái nhà tích hợp hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Thanh Hóa.
Ông Trần Trí Quang làm Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Ông Trần Trí Quang làm Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Ông Trần Trí Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, quyền Chủ tịch UBND tỉnh được HĐND tỉnh bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sở Công Thương Nghệ An tập huấn thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo FTA

Sở Công Thương Nghệ An tập huấn thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo FTA

Sở Công Thương Nghệ An phối hợp Cục Xuất nhập khẩu tổ chức tập huấn quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Loạt giải pháp để Đồng Nai thành ‘nam châm’ hút vốn FDI

Loạt giải pháp để Đồng Nai thành ‘nam châm’ hút vốn FDI

Nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) một cách hiệu quả, tỉnh Đồng Nai cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chiến lược.

Tin cùng chuyên mục

Bí thư Đà Nẵng: Cần có tầm nhìn mới, cách làm mới khi Đà Nẵng, Quảng Nam

Bí thư Đà Nẵng: Cần có tầm nhìn mới, cách làm mới khi Đà Nẵng, Quảng Nam 'về chung một nhà'

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng: Cần có tầm nhìn mới, cách làm mới để phát huy mạnh mẽ các tiềm năng, lợi thế khi Quảng Nam, Đà Nẵng ''về chung một nhà''.
Chi tiết phương án sáp nhập xã, phường của tỉnh Bình Dương

Chi tiết phương án sáp nhập xã, phường của tỉnh Bình Dương

Theo kế hoạch dự kiến của tỉnh Bình Dương, sau sáp nhập xã, phường, tỉnh sẽ giảm từ 91 đơn vị xuống còn 27 đơn vị hành chính.
Bảo tàng Đà Nẵng: Kết nối giữa quá khứ và hiện tại

Bảo tàng Đà Nẵng: Kết nối giữa quá khứ và hiện tại

Sáng nay (28/3) diễn ra lễ khánh thành Bảo tàng Đà Nẵng sau khi nâng cấp, đây là bước tiến quan trọng trong bảo tồn giá trị lịch sử - văn hóa của Đà Nẵng.
Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát, phòng chống dịch bệnh sởi

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát, phòng chống dịch bệnh sởi

Chiều 27/3, TP. Hải Phòng cung cấp thông tin về phòng, chống dịch bệnh sởi và tình hình chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn thành phố 2 tháng đầu năm 2025.
BIDV làm đại lý công trực tuyến phục vụ nhân dân Thủ đô

BIDV làm đại lý công trực tuyến phục vụ nhân dân Thủ đô

206 điểm giao dịch của Ngân hàng BIDV tại Hà Nội sẽ trở thành các đại lý công trực tuyến để phục vụ người dân và doanh nghiệp Thủ đô tốt hơn.
Sở Công Thương Hải Phòng ký kết phát triển công nghiệp, thương mại

Sở Công Thương Hải Phòng ký kết phát triển công nghiệp, thương mại

Chiều 27/3, Sở Công Thương Hải Phòng ký kết với Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trong việc nghiên cứu, định hướng phát triển các ngành công nghiệp, thương mại.
Bến Tre: Nhanh chóng đưa các cụm công nghiệp vào hoạt động

Bến Tre: Nhanh chóng đưa các cụm công nghiệp vào hoạt động

UBND tỉnh Bến Tre chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nhanh chóng đưa các cụm công nghiệp vào hoạt động.
Cập nhật mới nhất tình hình ca viêm não ở Thái Bình

Cập nhật mới nhất tình hình ca viêm não ở Thái Bình

Thông tin mới nhất về các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh nam thanh niên 17 tuổi bị viêm não mô cầu ở xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Tinh gọn bộ máy ở Điện Biên - Bài 2:  Vì mục tiêu phát triển chung của đất nước

Tinh gọn bộ máy ở Điện Biên - Bài 2: Vì mục tiêu phát triển chung của đất nước

Cùng với cả nước, Điện Biên khẩn trương triển khai phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy minh bạch, hiệu lực, hiệu quả vì mục tiêu phát triển chung của đất nước.
TP. Thủy Nguyên xứng tầm trung tâm chính trị , hành chính mới của TP. Hải Phòng

TP. Thủy Nguyên xứng tầm trung tâm chính trị , hành chính mới của TP. Hải Phòng

TP. Thủy Nguyên là trung tâm chính trị, hành chính mới của TP. Hải Phòng, trung tâm nghề cá vùng duyên hải Bắc Bộ; trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ...
Thanh Hóa dự kiến thu 28 nghìn tỷ đồng từ đấu giá đất

Thanh Hóa dự kiến thu 28 nghìn tỷ đồng từ đấu giá đất

Theo kế hoạch đợt 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ đấu giá đất tại 892 dự án với tổng diện tích đất quy hoạch hơn 2,5 nghìn ha, dự kiến thu về 28 nghìn tỷ đồng.
Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Tỉnh Ninh Thuận đã và đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án điện hạt nhân, quyết tâm đưa dự án “về đích”, đảm bảo tiến độ đề ra.
Hạ tầng Nhơn Trạch bứt phá, điểm nóng thu hút đầu tư

Hạ tầng Nhơn Trạch bứt phá, điểm nóng thu hút đầu tư

Huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) có vị trí địa lý đặc biệt và quan trọng, là cầu nối chiến lược giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Hỗ trợ tiền mặt cho chủ đầu tư làm nhà ở xã hội

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hỗ trợ tiền mặt cho chủ đầu tư làm nhà ở xã hội

Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng tiền xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang.
Bắc Giang: Tăng tốc bản lĩnh trước thách thức 2 con số

Bắc Giang: Tăng tốc bản lĩnh trước thách thức 2 con số

Những tháng đầu năm, Bắc Giang đang không chỉ phục hồi sau khó khăn mà thực sự bứt phá – trở thành một cực tăng trưởng mới với những con số ấn tượng.
Cầu Quảng Đà: Biểu tượng tình đoàn kết Đà Nẵng - Quảng Nam

Cầu Quảng Đà: Biểu tượng tình đoàn kết Đà Nẵng - Quảng Nam

Thành phố Đà Nẵng vừa thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu, đây là biểu tượng của tình đoàn kết giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Đà Nẵng:

Đà Nẵng: 'Khoác áo mới' cho Công viên 29 tháng 3

Dự án nâng cấp Công viên 29 tháng 3 tại TP. Đà Nẵng chính thức khởi công, hướng đến không gian xanh hiện đại, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân.
GRDP Bắc Ninh tăng gần 2 con số, công nghiệp bứt phá

GRDP Bắc Ninh tăng gần 2 con số, công nghiệp bứt phá

Thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, quý I/2025 kinh tế tăng trưởng đạt 9,64% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp- xây dựng và dịch vụ tăng cao nhất.
Chiêu trò giả mạo nhân viên ngành điện lừa đảo tái diễn

Chiêu trò giả mạo nhân viên ngành điện lừa đảo tái diễn

PC Kon Tum liên tục nhận được thông tin phản ánh từ khách hàng về việc các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng.
Lịch sử sáp nhập tỉnh của Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng

Lịch sử sáp nhập tỉnh của Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng

Trong lịch sử, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng từng được sáp nhập tỉnh và chia tách nhiều lần để phù hợp với điều kiện hành chính và phát triển kinh tế.
Mobile VerionPhiên bản di động