Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm

Là địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm ở khu vực miền núi.
Nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm Tọa đàm Giải pháp nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm

Khó khăn trong xây dựng chợ an toàn thực phẩm

Ông Đinh Lâm Sáng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Kạn chia sẻ, Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nằm giữa rất nhiều địa phương khác. Bắc Kạn không có đường hàng không, đường thủy, đường sắt nên thời gian vừa qua, hoạt động giao thương có rất nhiều khó khăn. Hoạt động xây dựng chợ an toàn thực phẩm cũng có rất nhiều khó khăn.

Bắc Kạn: Tìm giải pháp xây dựng hệ thống chợ an toàn thực phẩm
Bắc Kạn đang nỗ lực xây dựng chợ an toàn thực phẩm

Bên cạnh đó, tập quán tiêu dùng của người dân ở trên địa bàn có những đặc thù như họ tương đối dễ chấp nhận hàng hóa và không quan tâm nhiều đến vấn đề an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, việc thay đổi nhận thức của người dân là một trong những điều khó nhất.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng ở chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước từ rất lâu. Hiện nay, một số cơ sở hạ tầng đã xuống cấp rất mạnh. Kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa chợ cũng hạn hẹp, khó thực hiện.

Đặc biệt, các tiểu thương và những người được giao nhiệm vụ quản lý chợ nhìn chung cũng chưa mặn mà trong việc nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm.

“Chưa kể, dân số địa phương phân tán nên việc xây dựng chợ ở khu vực này rất khó khăn. Thậm chí, kể cả khi xây dựng được chợ thí điểm rồi thì việc nhân rộng ra cũng rất khó” – ông Đinh Lâm Sáng nói.

Tìm giải pháp nhân rộng mô hình chợ

Để tháo gỡ khó khăn trong xây dựng chợ an toàn thực phẩm, Sở Công Thương Bắc Kạn đang tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh để có nguồn kinh phí nhất định hàng năm để hỗ trợ cho việc xây dựng chợ an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, tuyên truyền với các hộ kinh doanh, người dân về việc an toàn thực phẩm hiện nay đã nhận được sự quan tâm của toàn quốc, chứ không riêng về tỉnh. Sở Công Thương cũng đẩy mạnh tuyên truyền Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, để tiểu thương thấy được các cơ chế xử phạt và tích cực hơn trong việc xây dựng các mô hình chợ an toàn thực phẩm.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ đề cao các tiêu chuẩn nông thôn mới đối với các xã. Đặc biệt, tiêu chuẩn nông thôn mới nâng cao là phải có tiêu chí thứ bảy, đó là chợ là phải cho đảm bảo an toàn thực phẩm” – ông Sáng nói.

Theo Kế hoạch của Sở Công Thương, trong năm 2022 sẽ thực hiện nhân rộng mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm tại 3 chợ gồm: Chợ thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông; chợ thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới và chợ Bộc Bố, huyện Pác Nặm.

Việc nhân rộng mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm với hệ thống các tiêu chí nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ; nâng cấp cơ sở vật chất tại các chợ theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định; hạn chế thấp nhất thiệt hại do thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm gây ra cho người tiêu dùng.

Để thực hiện nhân rộng mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm, Sở Công Thương sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình kinh doanh thực phẩm tại chợ; hiện trạng cơ sở vật chất, việc chấp hành điều kiện về kinh doanh thực phẩm của các tiểu thương trong chợ... Trên cơ đó, Sở sẽ tổ chức hướng dẫn các chợ xây dựng nội quy chợ và phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, điểm kinh doanh tại chợ theo quy định của pháp luật và các tiêu chí chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, bố trí, sắp xếp các ngành hàng kinh doanh thực phẩm trong chợ theo phương án đã được phê duyệt; phổ biến, hướng dẫn kiến thức an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ...

Sở Công Thương cũng sẽ hỗ trợ, trang bị cho chợ thí điểm an toàn thực phẩm biển hiệu chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm; dụng cụ chứa đựng rác thải có nắp đậy; biển hiệu ngành hàng tại chợ. Cùng với đó là lựa chọn hỗ trợ trang thiết bị cho một số hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ thí điểm an toàn thực phẩm như: Tủ kính đựng thực phẩm chế biến; biển hiệu cơ sở bày bán thực phẩm; mặt bàn bày bán thực phẩm tươi sống; giá kệ bày bán rau, củ, quả…

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV năm 2024 vừa được tổ chức thành công đã thông qua Quyết tâm thư với 6 nhiệm vụ và chỉ tiêu chính.
Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Hiện toàn tỉnh Sơn La có 39 chuỗi rau, 178 chuỗi quả, 15 chuỗi chè, cà phê; trên 100 cơ sở áp dụng VietGAP, GlobalGAP... giúp tiêu thụ nông sản bền vững.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Đẩy mạnh chuyển đổi số bằng cách đưa nông sản lên các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội là giải pháp tiêu thụ nông sản Bắc Kạn hiệu quả.
Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Lai Châu hiện có diện tích chè kinh doanh rộng 8.400 ha, năng suất và sản lượng chè tăng trưởng. Toàn tỉnh đang hướng đến phát triển bền vững cây chè.

Tin cùng chuyên mục

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Việt Nam có hàng ngàn sản phẩm miền núi có chất lượng cao. Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi là giải pháp quan trọng nâng cao giá trị.
Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Yên Bái đang linh hoạt sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản đến tay người tiêu dùng.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Sau hơn 3 năm triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Bắc Kạn đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

57 năm qua, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, chính trị vùng biên.
Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Bằng việc liên kết chặt giữa người nông dân và doanh nghiệp, giá trị cà phê Sơn La đã không ngừng tăng cao.
Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Thời gian qua, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã hỗ trợ tiêu thụ rất nhiều loại nông sản của các địa phương miền núi.
Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Năm nay, ca cao liên tục giữ giá, nhiều người trồng cao cao phấn khởi. Sản xuất theo hướng hữu cơ giúp ca cao ổn định đầu ra, giá bán cao.
Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’ tạo sự vượt trội về chất lượng, uy tín của sản phẩm và ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.
Longform |

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Phát triển sản phẩm quế hữu cơ hướng đến thị trường toàn cầu sẽ là giải pháp quan trọng để đưa quế, hồi của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế.
Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Sản phẩm cam Cao Phong của Hoà Bình đã và đang được hỗ trợ tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử, giúp mở rộng đầu ra, gia tăng giá trị.
Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Nhiều năm đi vào vận hành, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã đồng hành với bà con nông dân miền núi trong tiêu thụ nông sản.
Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Cùng với quốc lộ 2, hiện nhiều tuyến đường liên huyện, xã của Hà Giang cũng bị sạt lở nghiêm trọng, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu được tỉnh ưu tiên.
Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Tỉnh Bắc Kạn đang tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Chè là một trong những sản phẩm thế mạnh của huyện miền núi Hải Hà - Quảng Ninh và được địa phương này triển khai nhiều giải pháp quảng bá, nâng cao giá trị.
Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh thành, Bắ Kạn đã giới thiệu đặc sản, dịch vụ đặc sắc, với các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh.
Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi 2024 là cơ hội để nông sản vùng cao đến với người tiêu dùng.
Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Thời gian qua, Bưu điện tỉnh Điện Biên đã triển khai gian hàng OCOP tại Bưu điện thành phố Điện Biên Phủ và đưa sản phẩm lên sàn buudien.vn
Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Đến nay, tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ đưa 1.911 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Buudien.vn (trong đó có 45 sản phẩm OCOP; 1.869 sản phẩm nông sản).
Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Thời gian qua, đã có nhiều sản phẩm nông sản Đắk Nông được tiêu thụ hiệu quả qua sàn thương mại điện tử.
Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử tiếp tục trở thành công cụ hữu ích hỗ trợ tỉnh Sơn La tiêu thụ nông sản thế mạnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động