Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả của các điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP

Đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có 10 điểm bán bán và giới thiệu sản phẩm OCOP, là nơi quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP hiệu quả.
Nâng “sao”, nâng giá trị cho sản phẩm OCOP Bắc Kạn: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Đã có 10 điểm bán hàng OCOP được xây dựng

Nhằm hỗ trợ xây dựng mô hình điểm bán sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông thôn theo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023, Sở Công Thương Bắc Kạn đã ban hành Kế hoạch và phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới cùng UBND huyện Ngân Sơn tiến hành khảo sát tại 08 cơ sở kinh doanh thuộc các xã, thị trấn của huyện Ngân Sơn.

Căn cứ các tiêu chí lựa chọn, thông qua quá trình khảo sát, Sở Công Thương lựa chọn xây dựng mô hình điểm bán sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông thôn theo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 triển khai tại Hộ kinh doanh Phong Phin, địa chỉ tại tiểu khu Đèo Gió, thị trấn Vân Tùng, huyện Ngân Sơn.

Điểm bán hàng được hỗ trợ sẽ kết nối tiêu thụ sản, tạo điều kiện thuận lợi đưa sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn, hàng hóa thiết yếu, hàng có thế mạnh đến với người tiêu dùng đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Dự kiến hoàn thành việc hỗ trợ xây dựng điểm bán sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông thôn theo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 trước quý IV năm 2023.

Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả của các điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP
Điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP giúp quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Theo Sở Công Thương Bắc Kạn, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 10 Điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Thời gian qua, các điểm mua bán này đã đáp ứng yêu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân, đặc biệt là sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền. Qua đó, đáp ứng đồng thời cả 2 tiêu chí là hỗ trợ các chủ thể OCOP mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm đặc sản của đồng bào.

Nhiều điểm bán hàng OCOP đã chủ động ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh trong phân phối, tiếp thị quảng bá, hình thành hệ thống xúc tiến thương mại, tăng doanh thu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Hàng hóa được sắp đặt trên các giá, kệ một cách hợp lý, đẹp mắt, trưng bày khoa học theo từng loại sản phẩm. Các sản phẩm đều có tem, nhãn, mã vạch truy xuất nguồn gốc, khách hàng có thể tham quan, mua sắm trực tiếp.

Đến nay, Bắc Kạn đã có 182 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao; 18 sản phẩm 4 sao và 163 sản phẩm 3 sao. Đã có 110 chủ thể tham gia chương trình có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP gồm 73 hợp tác xã, 10 tổ hợp tác, 22 hộ kinh doanh và 5 doanh nghiệp.

Các sản phẩm được chứng nhận OCOP đã gia tăng về số lượng, kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm được nâng cao, dần hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng của vùng, miền của tỉnh, đáp ứng tốt cho nhu cầu của thị trường. Cùng với các kênh phân phối nội địa khác, các điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP đã trở thành một trong những địa chỉ đáng tin cậy cho người tiêu dùng muốn mua sắm các sản phẩm OCOP chính hãng.

Tiếp tục hỗ trợ xây dựng các Điểm bán hàng OCOP mới

Thời gian qua, Sở Công Thương Bắc Kạn đã triển khai nhiều hoạt động nhằm quản lý hệ thống phân phối sản phẩm OCOP đảm bảo tính đồng bộ và đáp ứng các quy định hiện hành. Việc quản lý, giám sát, vận hành hiệu quả điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đã giúp quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm; công tác tuyên truyền về hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, định hướng thị trường tiêu thụ được thực hiện tốt, triển khai một cách đầy đủ đến các tổ chức kinh tế.

Sở Công Thương cũng đã ban hành các Kế hoạch hỗ trợ phát triển hệ thống, trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP như: Kế hoạch số 28/KH-SCT ngày 22/02/2023 Khảo sát, lựa chọn địa điểm để hỗ trợ xây dựng mô hình điểm mua bán hàng hóa, sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng của miền núi, vùng sâu, vùng xa năm 2023; Kế hoạch số 57/KH-SCT ngày 13/4/2023 Khảo sát, lựa chọn địa điểm để hỗ trợ xây dựng mô hình điểm bán sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông thôn theo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023.

Nhằm chuẩn hóa các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo quy định; triển khai thực hiện Quy chế và quản lý hệ thống phân phối sản phẩm OCOP đảm bảo tính đồng bộ và đáp ứng các quy định hiện hành, Sở Công Thương đã ban hành Công văn số 538/SCT-QLTM ngày 17/4/2023 gửi UBND các huyện, thành phố về việc đề nghị triển khai thực hiện Quy chế quản lý điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Bên cạnh đó, đề nghị UBND các huyện, thành phố quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện đúng Quy chế quản lý Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; tiến hành rà soát, hướng dẫn các chủ thể có Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP thực hiện theo Quy chế.

Trường hợp cửa hàng đã sử dụng biển hiệu, biểu tượng của Chương trình OCOP nhưng không đăng ký Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo Quy chế thì UBND huyện, thành phố thông báo và yêu cầu thương nhân dừng việc sử dụng biểu tượng của Chương trình OCOP trên biển hiệu cửa hàng.

Sở Công Thương cũng đã ban hành Công văn số 788/SCT-QLTM ngày 02/6/2023 gửi tới Văn phòng Điều phối nông thôn mới và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện tiêu chí Điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2023-2025. Trong đó, đề nghị phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn các tiêu chí Điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2023-2025 đến các tổ chức, cá nhân có liên quan theo Quyết định số 950/QĐ-BCT ngày 18/4/2023 của Bộ Công Thương.

Trong thời gian tới, để quản lý tốt các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các chủ thể kinh doanh Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đăng ký điểm, vận hành theo Quy chế; thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thương mại đối với hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo quy chế đã được UBND tỉnh ban hành. Tiếp tục hỗ trợ xây dựng các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch đã ban hành.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động