Thứ tư 23/04/2025 03:55

Bắc Kạn: Hủy hoại môi trương từ khai thác quặng trái phép

Nạn khai thác khoáng sản trái phép ở tỉnh Bắc Kạn nhiều năm qua đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mặc dù chính quyền địa phương đã tích cực ngăn chặn bằng nhiều biện pháp nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa chấm dứt.

 -  Khó kiểm soát

Bên cạnh thiệt hại về kinh tế, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tràn lan trên địa bàn đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và lãng phí tài nguyên. Điển hình là việc khai thác tuyển rửa quặng tại mỏ Phặc Lốm (xã Lãng Ngâm) của Công ty Cổ phần đầu tư và khai thác Barite Bắc Kạn. Mặc dù đã hết hạn khai thác nhưng công ty vẫn cố tình khai thác bừa bãi khiến kè đập giáp với suối Phặc Lốm bị tụt bờ, nước và bùn đất chảy ra suối, làm đục dòng nước kéo dài 15km…, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và thiệt hại kinh tế cho người dân. Có nơi ngang nhiên sử dụng cả máy ủi, máy xúc để san đồi, núi, khai thác hàng nghìn khối quặng trái phép. Người dân sử dụng cuốc, xẻng đào bới quặng chì, kẽm ngay trong vườn nhà rồi bán cho các đối tượng chuyên thu gom.

Để khắc phục, lực lượng kiểm tra liên ngành đã tổ chức nhiều đợt truy quét, trục xuất các đối tượng; hủy nhiều lán trại; thu giữ nhiều phương tiện, máy móc và hàng nghìn tấn quặng do khai thác trái phép. Riêng năm 2012, tỉnh đã xử lý 4 vụ, tịch thu 23.000 kg quặng chì, kẽm; 39.080 kg quặng sắt; 3.420 kg sỉ quặng; 35.140 kg khoáng sản quý hiếm (vàng, bạc)... Tuy nhiên, do các điểm khai thác phân tán trên địa hình rừng núi, trong khi lực lượng kiểm tra lại mỏng, thiếu phương tiện nên chưa ngăn chặn hiệu quả.

Làm rõ trách nhiệm người đứng đầu

Bắc Kạn hiện có 165 mỏ và điểm quặng. Trong đó, các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: Chì, kẽm 70 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; sắt có 13 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; vàng có 17 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 39 tấn. Ngoài ra, còn có nhiều loại khoáng sản khác như: Măng gan, ăngtimon, đồng, barite, thạch anh, vật liệu xây dựng…

Trước thực trạng khai thác trái phép, chính quyền địa phương đã đề ra nhiều giải pháp ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, lâm sản trái phép gây hủy hoại môi trường. Trong đó, tỉnh đã có “Quy định trách nhiệm người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị trong quản lý lâm sản, khoáng sản trên địa bàn”. Tuy nhiên, vướng nhất hiện nay là địa phương giao nhiệm vụ cho Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn kiểm tra, tham mưu, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản, nhưng quy định của nhà nước lại không giao thẩm quyền xử phạt cho cơ quan này.

Để tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra, Chi cục Quản lý thị trường đã đề nghị Sở Công Thương Bắc Kạn tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định về vận chuyển khoáng sản đi tiêu thụ. Theo đó, yêu cầu các doanh nghiệp được phép khai thác phải xây dựng phương án vận chuyển trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tránh tình trạng gây ô nhiễm.

Mới đây, Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức khảo sát tình hình thực hiện thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản quặng chì, kẽm. Đồng thời, yêu cầu chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo thực hiện nghiêm quy chế xử lý trách nhiệm người đứng đầu nhằm đưa công tác quản lý tài nguyên khoáng sản từng bước đi vào nền nếp; tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản thủ công, nhỏ, lẻ như hiện nay.

Thanh Hải

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn

Trà Vinh tiếp sức cho công tác khuyến công địa phương

Bình Thuận đẩy nhanh đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Khánh Hòa tiếp tục trợ sức công nghiệp nông thôn phát triển

Sóc Trăng gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Làng nghề Phùng Xá: Tìm hướng đi cho lụa tơ sen

Thực hiện hiệu quả công tác khuyến công quốc gia năm 2025

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Bộ Công Thương lấy ý kiến danh sách xét tặng nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công