Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 1: Điểm sáng từ Chương trình OCOP

Với nguồn nông sản dồi dào, những năm vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP để nâng cao giá trị.
Công tác thông tin thị trường rất quan trọng đối với các chủ thể OCOP Bắc Giang: Chương trình OCOP nhận được sự đồng hành, tích cực tham gia của người dân

Giá trị sản phẩm tăng cao nhờ chương trình OCOP

Xác định OCOP là chương trình phát triển kinh tế trọng tâm, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, hơn 2 năm qua, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Lục Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã phát huy lợi thế về địa hình khu vực sản xuất, đẩy mạnh trồng nhãn trên diện tích hơn 200 ha. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Nam, các sản phẩm chủ lực của địa phương có bước phát triển mạnh mẽ, người dân đồng lòng ủng hộ, hợp tác xã tích cực tham gia. Nhờ đó, chương trình đã đạt kết quả quan trọng bước đầu.

Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 1: Điểm sáng từ Chương trình OCOP
Vải thiều là một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu của Bắc Giang

“Đến nay, HTX Dịch vụ Nông nghiệp xã Lục Sơn đã sản xuất được sản phẩm nhãn quả tươi được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh 3 sao. Mục tiêu của giai đoạn 2020-2022, HTX sẽ tập trung sản xuất và chế biến nhãn quả khô và long nhãn”, đại diện HTX cho biết.

Một sản phẩm OCOP có lợi thế khác của Bắc Giang chính là gà đồi. Nhận thức được những thuận lợi của địa phương trong phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung, đặc biệt là chăn nuôi gà đồi nói riêng, ngay từ đầu mỗi năm, HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể bám sát nhu cầu của thị trường và thực trạng sản xuất của địa phương.

Bên cạnh đó, tập trung xây dựng kế hoạch cụ thể cho định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ gà đồi Yên Thế; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định vùng chăn nuôi có lợi thế và các hộ chăn nuôi có kinh nghiệm để làm nguồn nguyên liệu chính. Đến nay, quy mô tổng đàn gà của Hợp tác xã là trên 110.000 con. Đồng thời, HTX cũng có 3 sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh và đang làm hồ sơ nâng hạng lên 5 sao.

Việc được cấp chứng nhận OCOP đã giúp sản phẩm của HTX được nhiều người tiêu dùng và các kênh phân phối ưa chuộng. Cụ thể, đối với các sản phẩm đã qua chế biến như: Giò gà, chả gà và gà đã qua giết mổ, được cung cấp chủ yếu vào các hệ thống siêu thị, các cửa hàng thực phẩm sạch, các nhà hàng và bếp ăn tập thể, công ty cung ứng thực phẩm sạch.

Đây là hai trong số rất nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Giang được xây dựng thành công thời gian qua. Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sau 03 năm thực hiện đã đạt được kết quả rất khả quan. Số lượng sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên năm sau cao hơn năm trước. Đến nay, toàn tỉnh đã có 180 sản phẩm được công nhận (trong đó có 42 sản phẩm 4 sao và 138 sản phẩm 3 sao).

Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 1: Điểm sáng từ Chương trình OCOP
Bắc Giang hiện có 180 sản phẩm OCOP

Hiện nay, về cơ bản các sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng của tỉnh Bắc Giang đều là những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu đại diện cho văn hóa, tập quán, thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương của tỉnh. Các sản phẩm đều có đầy đủ những minh chứng rõ ràng về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm. Có nhiều sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, chất lượng như ISO 22000; HACCP; GMP; VietGap; Global Gap… có khả năng đáp ứng được yêu cầu của các thị trường lớn và hướng tới xuất khẩu.

Một số sản phẩm OCOP thế mạnh của tỉnh có khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn và đã có hoạt động xuất khẩu sang thị trường các nước, như: Sản phẩm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu VIFOCO xuất khẩu sang thị trường Đức; sản phẩm của Công ty cổ phần XNK thực phẩm Toàn Cầu xuất khẩu sang thị trường Pháp; các sản phẩm Giấm ăn của Công ty TNHH thương mại Ngân Giang Lục Ngạn xuất sang thị trường Trung Quốc; Bánh nông sản Bình Minh xuất sang thị trường Hàn Quốc… Bên cạnh đó còn có các sản phẩm được xuất khẩu dưới dạng gia công hoặc qua bên thứ ba (Mỳ chũ Green sang Nhật Bản; vải khô sang thị trường Trung Đông…).

Đặc biệt là sản phẩm vải thiều đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia… Vải thiều được coi là điển hình trong xây dựng nông sản thế mạnh, và là bài học được nhiều địa phương áp dụng cho các loại nông sản khác của mình. Từ một sản phẩm có mùa vụ ngắn, thường xuyên rớt giá, đây đã trở thành một loại nông sản thế mạnh với giá trị không ngừng được gia tăn.

Cùng với vải thiều, từ khi được chứng nhận, nhiều sản phẩm OCOP địa phương đã nâng cao giá trị. Ông Lưu Xuân Kiên, Giám đốc HTX Rau sạch Yên Dũng cho biết: Những năm 2017-2018, khi chưa có thương hiệu, chưa được chứng nhận OCOP, có thời điểm dưa chuột chỉ bán với giá từ 1.000-2.000 đồng. Khi triển khai Chương trình OCOP, HTX được hỗ trợ về bao bao bì, nhãn mác, được ngành nông nghiệp hỗ trợ tham gia các đề tài của tỉnh. Khi đạt được chứng nhận OCOP, giá trị sản phẩm được nâng cao, dễ tiêu thụ hơn, HTX đẩy mạnh trồng dưa chuột quanh năm, bán tại vườn từ 20.000-26.000 đồng/kg. Doanh thu năm 2021 đạt khoảng 30 tỷ đồng.

Đa dạng giải pháp nâng tầm sản phẩm

Thông tin về kinh nghiệm triển khai chương trình OCOP tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP” năm 2022 do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức mới đây cho thấy, sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP tỉnh Bắc Giang đã mang lại nhiều kết quả tích cực, trở thành một phong trào sản xuất có sức lan tỏa trong khu vực nông thôn, tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp, tác động đến phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn góp phần thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 1: Điểm sáng từ Chương trình OCOP
Bắc Giang đã triển khai nhiều hoạt động quảng bá sản phẩm OCOP

Để đạt được kết quả này, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP được tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm chú trọng. Trong giai đoạn 2018-2022, tỉnh đã hỗ trợ cho trên 100 lượt Hợp tác xã, doanh nghiệp với khoảng 350 lượt sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu đặc trưng tham gia các hội chợ, triển lãm, diễn đàn kết nối cung cầu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, UBND các tỉnh, thành phố tổ chức. Đồng thời, hỗ trợ các chủ thể sản xuất xây dựng các điểm trưng bày sản phẩm và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Hiện toàn tỉnh đã có hơn 80% sản phẩm OCOP giao dịch trên các sàn thương mại điện tử...

Bên cạnh hoạt động quảng bá, từ nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP hàng năm, tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ phát triển sản phẩm cho 62 lượt chủ thể, tổng kinh phí hỗ trợ là 1.095,6 triệu đồng; Nội dung hỗ trợ bao gồm: kiểm nghiệm sản phẩm; thiết kế, in ấn tem nhãn mác, bao bì sản phẩm; truy xuất nguồn gốc; bảo hộ nhãn hiệu. Ngoài ra các huyện, thành phố đã triển khai hỗ trợ các nội dung: công bố chất lượng, chứng nhận chất lượng; kiểm nghiệm sản phẩm; thiết kế bao bì, in ấn bao bì, nhãn mác; hệ thống truy xuất nguồn gốc; đăng ký sở hữu trí tuệ… từ nguồn vốn ngân sách địa phương.

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 350 sản phẩm OCOP, trong đó có 4 sản phẩm đạt 5 sao.

Về phía các doanh nghiệp, HTX cũng đã nỗ lực nâng cao chất lượng và tìm hướng tiêu thụ cho sản phẩm. Đơn cử, Bưu điện tỉnh, Viettel post phối hợp, đưa sản phẩm OCOP, cung cấp danh sách các doanh nghiệp, HTX có sản phẩm giới thiệu và bán trên các sàn thương mại điện tử. Các chủ thể OCOP cũng đã được tập huấn, tiếp cận và dần thành thạo cách bán hàng mới. Hiện hơn 80% sản phẩm OCOP giao dịch trên các sàn thương mại điện tử, kênh phân phối khác. Nhiều điểm trưng bày, bán sản phẩm OCOP hình thành tại huyện Yên Thế, Lục Nam, Việt Yên và TP Bắc Giang.

Khẳng định vai trò của Chương trình OCOP, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh, Chương trình OCOP là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đây là tiền đề thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn song lại mang đặc trưng rất riêng. Thông qua xây dựng sản phẩm OCOP đã thêm sự gắn kết, phát huy sức mạnh cộng đồng, thiết thực nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân nông thôn; góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình OCOP

Tin mới nhất

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024 đẩy mạnh kết nối, quảng bá sản phẩm OCOP do hội viên phụ nữ TP. Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế kinh doanh.
180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Phiên chợ đặc sản, hàng quà tặng, thủ công mỹ nghệ, OCOP được diễn ra từ ngày 25 - 29/12, tại Quảng trường Trung tâm thương mại Royal City (Hà Nội).
Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Sau 7 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Quảng Nam đã có 479 sản phẩm của 376 chủ thể được công nhận là sản phẩm OCOP.
Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Các sản phẩm OCOP TP. Đà Nẵng đang vào cao điểm mùa hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Ngoài đa dạng sản phẩm, nhiều cơ sở còn đầu tư đổi mới mẫu mã bao bì bắt mắt.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.
Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hội Nông dân TP. Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang xác định, cùng nhau tăng cường quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt chứng nhận VietGAP.
Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Cuối tuần này, Sóc Trăng trở nên sôi động với 2 sự kiện là Hội chợ Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền 2024 và Liên hoan ẩm thực đường phố.
Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Tuần lễ sản phẩm OCOP, đặc trưng vùng miền và công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh quy tụ hàng trăm gian hàng.
Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Ngày 30/10, Hội đồng đánh giá phân loại sản phẩm OCOP thị xã Quảng Yên đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.
Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó 34 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao và 107 sản phẩm đạt 3 sao.
Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Dự kiến có 350 gian hàng tham dự Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng và đặc sản vùng miền năm 2024.
Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Trong 3 năm qua, Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã triển khai xây dựng thành công 2 Điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nhằm nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, nhất là sản phẩm OCOP, Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.
Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Sau nhiều nỗ lực của ngành nông nghiệp, người nông dân, Tuyên Quang đã có 06 sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Anh.
Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch là huyện có số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP dẫn đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với 65 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên.
Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam vừa được khánh thành tại TP. Châu Đốc (An Giang), là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam.
Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Sản phẩm OCOP ở Thanh Hóa đã thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, nhưng để đưa sản phẩm ra thị trường lớn thì cần cách làm sáng tạo.
Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Là địa phương có rất nhiều tiềm năng, lợi thế; thế nhưng đang còn những rào cản ngăn bước sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa bứt phá, vươn tầm thế giới.

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Dù “dấu ấn” OCOP đã tương đối rõ nhưng việc tiêu thụ còn những khó khăn, đòi hỏi các giải pháp thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2024 lan tỏa mạnh mẽ Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại TP. Đà Nẵng.
Mở

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Chiều 19/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị, mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động