Bắc Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước, đâu là động lực?

6 tháng năm 2022, Bắc Giang là địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước, tăng 48,9%. Đây là bước đột phá trong bức tranh công nghiệp của tỉnh.

Công nghiệp tăng trưởng mạnh

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, trong thời gian qua, sản xuất công nghiệp diễn ra trong điều kiện gặp phải một số khó khăn như giá xăng dầu tăng, nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất bị hạn chế, đầu ra bị ảnh hưởng bởi thị trường lớn của các sản phẩm điện tử là Trung Quốc đang thực hiện nghiêm chính sách zero Covid-19 nên hàng hóa thông quan gặp nhiều khó khăn.

Đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại
Đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại

Mặc dù vậy, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn có mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tháng 7 tăng 70,39 % so với cùng kỳ, lũy kế 7 tháng tăng 49,96% so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành khai khoáng bằng 97,77%.

Báo cáo của Sở Công Thương Bắc Giang chỉ ra, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 53,36%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 3,51%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải bằng tăng 2,42%.

Ước tính giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) tháng 7 ước đạt 34.541 tỷ đồng, tăng 4,7% so với tháng trước; cộng dồn 7 tháng đầu năm ước đạt 225.393 tỷ đồng, tăng 54,9% so với cùng kỳ.

Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước tháng 7 ước đạt 668 tỷ đồng, bằng 90,2% so với tháng trước, lũy kế, 7 tháng đầu năm ước đạt 4.757 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tháng 7 ước đạt 3.742 tỷ đồng, tăng 34,5% so với tháng trước, lũy kế 7 tháng đầu năm ước đạt 23.037 tỷ đồng, tăng 25,3% so với cùng kỳ.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tháng 7 ước đạt 30.131 tỷ đồng, tăng 5,2% so với tháng trước, lũy kế 7 tháng đầu năm ước đạt 197.599 tỷ đồng, tăng 60,4% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, 6 tháng năm 2022, Bắc Giang là địa phương có tốc độ tăng sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước với mức tăng 48,9%. Nhìn nhận về kết quả này, ông Trần Quang Tấn khẳng định là do kinh tế của Bắc Giang có bước phục hồi nhanh, bên cạnh đó xác định lấy công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng của tỉnh.

Thêm nữa, Bắc Giang đang có hàng chục nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp, thu hút được một số tập đoàn công nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn. Những nỗ lực này đã giúp Bắc Giang đứng đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp.

Ngành công nghiệp phát triển theo hướng bền vững

Khẳng định kết quả đột phá về phát triển công nghiệp của tỉnh, ông Phan Thế Tuấn- Phó Chủ tịch Úy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết, về phương hướng phát triển, Bắc Giang sẽ tiếp tục phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.

Cụ thể hiện nay, trên địa bàn tỉnh hiện nay có 06 khu công nghiệp (diện tích 1.322ha với 385 doanh nghiệp), 30 cụm công nghiệp (diện tích 922ha với 230 doanh nghiệp) đang hoạt động; đến nay, cơ bản diện tích đất công nghiệp trong các khu công nghiệp được lấp đầy. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất, trở thành mắt xích quan trọng, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất sản phấm cung ứng toàn cầu của các tập đoàn lớn.

Theo đó thời gian tới Bắc Giang sẽ tập trung tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị, dịch vụ thương mại, kinh tế đô thị, làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển đô thị. Đồng thời làm tốt công tác dự báo quy hoạch, công tác dự báo thị trường bất động sản công nghiệp, đô thị.

Bên cạnh đó, tập trung nâng cao chất lượng, tầm nhìn chiến lược trong công tác lập, thấm định các đồ án quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển đô thị, gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch đô thị với quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp. “Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phải đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, dịch vụ để phát triển các mô hình “Hệ sinh thái công nghiệp”- lãnh đạo tỉnh Bắc Giang khẳng định.

Với những giải pháp trên sẽ giúp cho Bắc Giang phát triển ổn định, bền vững và thực hiện thành công mục tiêu nằm trong 15 tỉnh, thành phố phát triển có quy mô kinh tế dẫn đầu cả nước vào năm 2025 theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra; đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh trọng điểm về công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng.

Trước đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 219/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu chung nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; dịch vụ phát triển đa dạng, có bước đột phá; nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả.

Quy hoạch nêu rõ mục tiêu đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Để ngành công nghiệp hóa chất phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ 5 giải pháp phát triển ngành công nghiệp hóa chất.
Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, Việt Nam vẫn đang giữ vững đà phục hồi, tận dụng nội lực và mở rộng hợp tác quốc tế.
Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Tư nhân đang vươn lên làm “đầu tàu” mới của ngành thép, thay đổi cục diện sản xuất và mở ra động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 18/4, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng khởi công dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh, quy mô 410,46 ha.
Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.
Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi khi có tới 59 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Phú Thọ, Hòa Bình là hai điểm sáng bứt phá.
Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

4 doanh nghiệp được thành phố Đà Nẵng lựa chọn vào Cụm công nghiệp Hòa Liên với ngành nghề sản xuất đều liên quan đến sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, dù khó khăn nhưng quyết tâm đạt bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trong năm nay.
PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Sau ba tháng ở ngưỡng dưới 50 điểm, ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3 khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”
Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành công nghiệp hoá chất còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, theo đó, Luật Hoá chất (sửa đổi) cần tạo đột phá cho phát triển ngành công nghiệp hoá chất.
Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với tổng trữ lượng gần 30 tấn, trong đó 1 mỏ ở Lào Cai có trữ lượng gần nửa tấn.
Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài đã đưa ra những nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần làm gì để làm chủ công nghệ và phát triển bền vững ngành đường sắt một cách bền vững trong thời gian tới?
Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Đầu tư cho tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng suất là bắt buộc với doanh nghiệp dệt may nếu muốn tiếp tục cạnh tranh, tồn tại trên thị trường xuất khẩu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Ngày 26/3/2025, Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng.
Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô và đường sắt - những lĩnh vực mang tính chiến lược, có giá trị gia tăng thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Mobile VerionPhiên bản di động