Ba giải pháp cung ứng nguyên liệu gỗ phục vụ xuất khẩu cho gỗ Việt

Nguồn gỗ nguyên liệu từ trồng rừng của Việt Nam hoàn toàn có thể cung ứng được cho các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước, nếu 3 nhóm giải pháp: mở rộng diện tích rừng trồng; nâng cao năng suất rừng và chất lượng cây gỗ; và sử dụng nguyên liệu gỗ có hiệu quả - bền vững, được thực hiện đồng bộ.  
Ngành chế biến gỗ - Cần các chính sách hỗ trợ cụ thể để bứt phá Xuất khẩu gỗ: Hướng tới mục tiêu 20 tỷ USD Việt Nam phải trở thành trung tâm xuất khẩu gỗ có uy tín của thế giới Lần đầu tiên Chính phủ đối thoại với doanh nghiệp ngành gỗ

70% nguồn nguyên liệu gỗ đang sử dụng từ nội địa

Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) - ông Nguyễn Tôn Quyền- cho biết, tổng lượng gỗ quy tròn ngành công nghiệp chế biến gỗ sử dụng qua các năm đều tăng. Năm 2015 là trên 32 triệu m3, năm 2016 đã sử dụng trên 34 triệu m3 và năm 2017 đã sử dụng 38,4 triệu m3 gỗ quy tròn.

Về nguồn cung, hiện ngành gỗ sử dụng từ hai nguồn chính gồm gỗ nhập khẩu và gỗ nội địa. Cụ thể, trong giai đoạn 2015 – 2017, trung bình Việt Nam nhập khẩu trên 8.000.000 m3 gỗ quy tròn/năm từ các nước Mỹ, Canada, Châu Âu, Brazil, Nam Phi… Về gỗ trong nước, trong giai đoạn 2015 – 2017, tổng nguồn cung gỗ rừng trồng, gỗ cao su thanh lý, gỗ vườn rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp đạt 22.729.270 năm 2015 và 25.699.393 năm 2017.

ba giai phap cung ung nguyen lieu go phuc vu xuat khau cho go viet
Đầu tư cho trồng rừng bằng mô hình liên kết giữa danh nghiệp với các hộ nông dân trồng rừng là giải pháp bền vững để có nguồn cung gỗ chất lượng.

Từ đó cho thấy, gỗ nhập khẩu để sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu chỉ chiếm dưới 30% (tương đương với hơn 8 triệu m3). Trong đó nguồn gỗ trong nước đã cung ứng cho chế biến gỗ xuất khẩu chiếm trên 70% (tương đương với trên 21 triệu m3). Điều này khẳng định, lượng cung gỗ trong nước đã và đang từng bước đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với khối lượng ngày càng lớn.

Đáng mừng hơn, các tổ chức, cá nhân cung ứng nguồn gỗ trong nước đã và đang tích cực đầu tư cho trồng rừng, hình thành các chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ khác nhau (chuỗi cung ứng gỗ rừng trồng; chuỗi cung ứng gõ cao su; chuỗi cung ứng gỗ vườn nhà, cây phân tán…).

Cần cơ chế để thúc đẩy phát triển nguồn nguyên liệu gỗ nội địa

Mặc dù vậy, theo phân tích của VIFORES, trừ gỗ cao su, gỗ vườn nhà, còn lại gỗ rừng trồng chủ yếu là gỗ có đường kính nhỏ, năng suất thấp và chất lượng không cao. Khối lượng gỗ lớn nhưng số lượng dùng để chế biến đồ gỗ nội, ngoại thất thì rất nhỏ. Năm 2017, tổng sản lượng gỗ rừng trồng là 17 triệu m3 thì dăm mảnh xuất khẩu chiếm 11 triệu m3, gỗ bóc và các sản phẩm khác là 2,6 triệu m3; các loại ván công nghiệp là 1,7 triệu m3. Còn lại chỉ có hơn 2 triệu m3 cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu nội, ngoại thất. Các nút thắt này làm giảm giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm và kém cạnh tranh cho sử dụng gỗ rừng trồng trong nước.

Trong khi đó, đối với gỗ cao su thì sản lượng khai thác có hạn. Diện tích cây cao su đã định hình khoảng gần 1 triệu ha. Mỗi năm thanh lý trên dưới 15.000 ha, do đó lượng gỗ cao su cung cứng chỉ đáp ứng tối đa không quá 5 triệu m3/năm. Đối với gỗ keo do một số giống keo đang có nguy cơ giảm về năng suất và chất lượng. Vì vậy, rất cần thiết có kế hoạch đầu tư dài hạn, liên tục để nghiên cứu bổ sung thêm một số giống cây trồng nhằm cung cấp gỗ lớn cho ngành công nghiệp chế biến gỗ có chất lượng.

ba giai phap cung ung nguyen lieu go phuc vu xuat khau cho go viet
Để có sản phẩm gỗ đưa ra thị trường đáp ứng yêu cầu khách hàng rất cần nguồn cung gỗ có chất lượng

Để có nguồn nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của ngành chế biến gỗ, VIFORES đã đề xuất 3 nhóm giải pháp cơ bản gồm: Mở rộng diện tích rừng trồng; Nâng cao năng suất rừng và chất lượng cây gỗ; Sử dụng nguyên liệu gỗ có hiệu quả và bền vững.

Theo đó, về trồng rừng, VIFORES cho biết, qua khảo sát thực tế, hiện nay chỉ có thể mở rộng rừng từ diện tích rừng trồng trên đất đã giao cho người dân theo hình thức liên kết giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với chủ rừng là hộ gia đình và hợp tác xã trồng rừng. Thực tế có nhiều mô hình liên kết như vậy đã và đang vận hành có hiệu quả (Scansia Pacific, Nafoco, Woodlands…). Chính quyền ở nhiều tỉnh như Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa… đã quan tâm và thực sự vào cuộc quản lý và hỗ trợ các mô hình liên kết này. Hộ gia đình và người dân đã bước đầu thay đổi nhận thức và ý thức về trồng rừng, tham gia vào mô hình liên kết có lợi hơn làm cá nhân nhỏ lẻ.

Tuy nhiên mô hình này, rất cần có các cơ chế, chính sách cụ thể để thực liên kết này có hiệu quả và bền vững. Cụ thể, về mặt pháp lý, dân cần được cấp sổ đỏ hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc xây dựng suất đầu tư trồng rừng này không phải để xin tiền ngân sách mà là căn cứ quan trọng để vay ngân hàng. UBND các tỉnh cần có bảng thống kê các loại đất; có bao nhiều loại hình đất, diện tích đất là bao nhiêu, loại hình đất đó để làm gì? Trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch tổng thể và kêu gọi thu hút đầu tư… Bởi thực tế đã chỉ ra rằng chỉ có các nhà đầu tư có vốn, có thị trường, có công nghệ thiết bị… đầu tư trồng rừng mới có hiệu quả và phát triển bền vững.

Đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Theo VIFORES, để đảm bảo số lượng và chất lượng gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ cần thiết phải nghiên cứu về giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng nhằm tăng năng suất và chất lượng rừng trồng đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ chế biến gỗ và thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài cây keo và cây cao su, mỡ, bồ đề đang cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến, cần nghiên cứu bổ sung thêm một số loại cây mới đáp ứng nhu cầu của thị trường như cây xoan đào, keo hoa vàng, cây teak (giá tỵ)…

Cuối cùng là sử dụng nguyên liệu gỗ có hiệu quả và bền vững. Về đề xuất này, VIFORES cho rằng, đổi mới công nghệ cũ, lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng cần được chú trọng. Đặc biệt là cần tiến hành xây dựng các trung tâm giao dịch gỗ tại 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Hiện nay đã có Trung tâm giao dịch gỗ của Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu – TAVICO ở Biên Hòa, Đồng Nai. Trung Tâm này được doanh nghiệp đầu tư hàng 1.000 tỷ đồng, hoạt động rất có hiệu quả và đang có kế hoạch mở rộng quy mô lên 40 ha ở Đồng Nai.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Tôn Quyền, trung tâm giao dịch gỗ này không chỉ là đầu mối giao dịch buôn bán; là nơi cung cấp các loại gỗ cho các cơ sở chế biến gỗ; là nơi sơ chế các loại gỗ có các quy cách khác nhau theo nhu cầu của khách hàng… mà còn xây dựng các cụm xẻ sơ chế tập trung vào các Trung tâm giao dịch gỗ, Nhà nước chỉ cần cho cơ chế, doanh nghiệp sẽ đầu tư.

Minh Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.

Tin cùng chuyên mục

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động