Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định đang đứng trước một dấu mốc lịch sử quan trọng khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập hàng loạt đơn vị hành chính cấp xã, phường với tên gọi mới.
Kinh tế Nam Định: 3 đột phá cho 9 tháng cuối năm 2025 Nam Định lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh

Căn cứ vào 6 tiêu chí và định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025, Kết luận số 130-KL/TW ngày 14/3/2025 và Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 và Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án) của Chính phủ, tỉnh Nam Định đã thực hiện đề án sắp xếp các đơn vị hành chính của địa phương năm 2025 (Văn bản 60/KH-UBND của UBND tỉnh Nam Định).

Theo đó, năm 2025, từ 175 đơn vị, Nam Định sẽ "tái cấu trúc" đơn vị hành chính chỉ còn lại 57 đơn vị hành chính cấp xã, phường (giảm 67,43%).

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là một bước đi quan trọng, mang tính đột phá của tỉnh Nam Định. Những đơn vị hành chính mới, với quy mô lớn hơn, nguồn lực tập trung hơn, sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên quê hương "địa linh nhân kiệt".

Cụ thể, TP. Nam Định sẽ thành lập 8 phường mới mang tên gọi "Nam Định" kèm theo số thứ tự từ 1 đến 8.

Phường Nam Định 1 (nhập phường Lộc Vượng, phường Vị Xuyên, phường Trần Hưng Đạo, phường Quang Trung, phường Cửa Bắc, phường Năng Tĩnh, phường Cửa Nam và xã Mỹ Phúc).

Phường Nam Định 2 (nhập phường Lộc Hạ, xã Mỹ Tân và xã Mỹ Trung); phường Nam Định 3 (nhập phường Lộc Hòa, xã Mỹ Thắng và xã Mỹ Hà); phường Nam Định 4 (nhập phường Nam Phong và xã Nam Điền thuộc huyện Nam Trực); phường Nam Định 5 (nhập phường Mỹ Xá và xã Đại An thuộc huyện Vụ Bản); phường Nam Định 6 (nhập phường Trường Thi và xã Thành Lợi thuộc huyện Vụ Bản); phường Nam Định 7 (nhập phường Nam Vân, xã Nghĩa An và xã Hồng Quang thuộc huyện Nam Trực); phường Nam Định 8 (nhập phường Hưng Lộc, xã Mỹ Thuận và xã Mỹ Lộc).

Không chỉ TP Nam Định, nhiều xã, thị trấn ở các huyện như Nam Trực, Vụ Bản, Ý Yên, Trực Ninh, Xuân Trường, Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng cũng sẽ "về chung một nhà" với tên gọi mới.

Huyện Nam Trực: Thành lập xã Nam Trực 1 (nhập xã Nam Cường, xã Nam Hùng và thị trấn Nam Giang); thành lập xã Nam Trực 2 (nhập xã Nam Dương, xã Bình Minh và xã Nam Tiến); thành lập xã Nam Trực 3 (nhập xã Đồng Sơn và xã Nam Thái).

Thành lập xã Nam Trực 4 (nhập xã Nam Hoa, xã Nam Lợi, xã Nam Hải và xã Nam Thanh); thành lập xã Nam Trực 5 (nhập xã Tân Thịnh, xã Nam Thắng và xã Nam Hồng).

Huyện Vụ Bản: Thành lập xã Vụ Bản 1 (nhập xã Minh Tân và xã Cộng Hòa); thành lập xã Vụ Bản 2 (nhập xã Hiển Khánh, xã Hợp Hưng, xã Trung Thành và xã Quang Trung); thành lập xã Vụ Bản 3 (nhập xã Kim Thái, xã Tam Thanh và thị trấn Gôi); thành lập xã Vụ Bản 4 (nhập xã Liên Minh, xã Vĩnh Hào và xã Đại Thắng).

Huyện Ý Yên: Thành lập xã Ý Yên 1 (nhập xã Yên Phong, xã Yên Khánh, xã Hồng Quang và thị trấn Lâm); thành lập xã Ý Yên 2 (nhập xã Yên Trị, xã Yên Đồng và xã Yên Khang); thành lập xã Ý Yên 3 (nhập xã Yên Nhân, xã Yên Cường, xã Yên Lộc và xã Yên Phúc).

Thành lập xã Ý Yên 4 (nhập xã Yên Tiến, xã Yên Thắng và xã Yên Lương); thành lập xã Ý Yên 5 (nhập xã Yên Bình, xã Yên Mỹ, xã Yên Dương và xã Yên Ninh); thành lập xã Ý Yên 6 (nhập xã Tân Minh và xã Trung Nghĩa); thành lập xã Ý Yên 7 (nhập xã Phú Hưng, xã Yên Thọ và xã Yên Chính).

Huyện Trực Ninh: Thành lập xã Trực Ninh 1 (nhập xã Trung Đông, xã Trực Tuấn và thị trấn Cổ Lễ); thành lập xã Trực Ninh 2 (nhập xã Trực Chính, xã Phương Định và xã Liêm Hải); thành lập xã Trực Ninh 3 (nhập xã Việt Hùng, xã Trực Đạo và thị trấn Cát Thành).

Thành lập xã Trực Ninh 4 (nhập xã Trực Thanh, xã Trực Nội và xã Trực Hưng); thành lập xã Trực Ninh 5 (nhập xã Trực Khang, xã Trực Mỹ và xã Trực Thuận).

Thành lập xã Trực Ninh 6 (nhập xã Trực Đại, xã Trực Thái và xã Trực Thắng); thành lập xã Trực Ninh 7 (nhập xã Trực Cường, xã Trực Hùng và thị trấn Ninh Cường).

Huyện Xuân Trường: Thành lập xã Xuân Trường 1 (nhập xã Xuân Phúc, xã Xuân Ninh, xã Xuân Ngọc và thị trấn Xuân Trường); thành lập xã Xuân Trường 2 (nhập xã Xuân Vinh, xã Trà Lũ và xã Thọ Nghiệp); thành lập xã Xuân Trường 3 (nhập xã Xuân Giang, xã Xuân Tân và xã Xuân Phú); thành lập xã Xuân Trường 4 (nhập xã Xuân Châu, xã Xuân Thành, xã Xuân Hồng và xã Xuân Thượng).

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?
Một góc trung tâm hành chính huyện Hải Hậu (Ảnh minh hoạ)

Huyện Hải Hậu: Thành lập xã Hải Hậu 1 (nhập xã Hải Trung, xã Hải Long và thị trấn Yên Định); thành lập xã Hải Hậu 2 (nhập xã Hải Anh, xã Hải Minh và xã Hải Đường); thành lập xã Hải Hậu 3 (nhập xã Hải Sơn, xã Hải Tân và thị trấn Cồn); thành lập xã Hải Hậu 4 (nhập xã Hải Nam, xã Hải Hưng và xã Hải Lộc).

Thành lập xã Hải Hậu 5 (nhập xã Hải An, xã Hải Phong và xã Hải Giang); thành lập xã Hải Hậu 6 (nhập xã Hải Quang, xã Hải Đông và xã Hải Tây); thành lập xã Hải Hậu 7 (nhập xã Hải Xuân, xã Hải Phú và xã Hải Hòa); thành lập xã Hải Hậu 8 (nhập xã Hải Châu, xã Hải Ninh và thị trấn Thịnh Long).

Huyện Giao Thủy: Thành lập xã Giao Thủy 1 (nhập xã Giao Thiện, xã Giao Hương và xã Giao Thanh); thành lập xã Giao Thủy 2 (nhập xã Hồng Thuận, xã Giao An và xã Giao Lạc); thành lập xã Giao Thủy 3 (nhập xã Bình Hòa và thị trấn Giao Thủy); thành lập xã Giao Thủy 4 (nhập xã Giao Xuân, xã Giao Hà và xã Giao Hải).

Thành lập xã Giao Thủy 5 (nhập xã Giao Nhân, xã Giao Long và xã Giao Châu); thành lập xã Giao Thủy 6 (nhập xã Bạch Long, xã Giao Yến và xã Giao Tân); thành lập xã Giao Thủy 7 (nhập xã Giao Phong, xã Giao Thịnh và thị trấn Quất Lâm).

Huyện Nghĩa Hưng: Thành lập xã Nghĩa Hưng 1 (nhập xã Đồng Thịnh và xã Hoàng Nam); thành lập xã Nghĩa Hưng 2 (nhập xã Nghĩa Thái, xã Nghĩa Châu, xã Nghĩa Trung và thị trấn Liễu Đề); thành lập xã Nghĩa Hưng 3 (nhập xã Nghĩa Sơn và xã Nghĩa Lạc); thành lập xã Nghĩa Hưng 4 (nhập xã Nghĩa Hồng, xã Nghĩa Phong và xã Nghĩa Phú).

Thành lập xã Nghĩa Hưng 5 (nhập xã Nghĩa Thành, xã Nghĩa Lợi và thị trấn Quỹ Nhất); thành lập xã Nghĩa Hưng 6 (nhập xã Nghĩa Lâm, xã Nghĩa Hùng và xã Nghĩa Hải); thành lập xã Nghĩa Hưng 7 (nhập xã Phúc Thắng, xã Nam Điền và thị trấn Rạng Đông).

Chia sẻ về thông tin sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, ông Đỗ Duy Triều một công chức huyện Nam Trực cho biết: Chúng tôi ủng hộ việc sắp xếp sáp nhập để có không gian rộng hơn cho phát triển kinh tế- xã hội, nhất là phát triển các dự án công - nông nghiệp tập trung. Trước đây, công tác quản lý gặp khó khăn vì hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc ... còn hạn chế nhưng hiện nay trong thế giới phẳng, việc quản lý, giao dịch, thủ tục hành chính đã thuận lợi hơn rất nhiều.

Liên quan đến tên gọi mới sau sáp nhập phường, ông Ngô Văn Long (Tp. Nam Định) cho biết, dù cũng có hơi buồn khi tên phường mình sinh ra và lớn lên không còn nhưng tất cả vì sự phát triển chung của đất nước. Trước đây, cũng đã từng có một số lần chia tách nên cũng không có vấn đề gì lớn lắm, lâu dần cũng quen. Quan trọng là sự quan tâm, đầu tư của nhà nước về hạ tầng cũng như tạo điều kiện cho người dân làm ăn, buôn bán được thuận lợi, có như vậy đời sống của nhân dân sẽ được nâng lên.

Nguyên Vũ

Bản quyền thuộc về "Báo Công Thương Điện Tử", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.