Thứ hai 23/12/2024 10:54

Áp thuế xuất khẩu phân bón 5%: Cẩn thận tác dụng ngược!

Việc đề xuất áp thuế xuất khẩu phân bón 5% với mục đích giảm giá thành phân bón trong nước liệu có đạt được mục tiêu như kỳ vọng?

Bộ Tài chínhmới đây đã trình Chính phủ quy định thống nhất một mứcthuế xuất khẩu 5%đối với mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.02, 31.03, 31.04, 31.05 tại biểu thuế xuất khẩu, không phân biệt theo tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong sản phẩm phân bón. Thực tế, việc áp thuế xuất khẩu này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu phân bón của một số đơn vị.

Ông Vũ Văn Bằng - Tổng giám đốc Công ty CP DAP-VINACHEM

Ông Vũ Văn Bằng - Tổng giám đốc Công ty CP DAP-VINACHEM cho rằng, dự thảo mức thuế suất 5% này là mong muốn của các cơ quan quản lý nhà nước trong nỗ lực bình ổn giá phân bón trong nước. Mới nhìn qua thì như vậy, tuy nhiên khi phân tích kỹ, việc này không những khó đạt được mục tiêu đề ra, ngược lại còn gây thêm khó khăn thêm cho doanh nghiệp.

Về đề xuất của Bộ Tài chính, ông Vũ Văn Bằng đề xuất giữ nguyên, không tăng thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.02, 31.03, 31.04, 31.05 tại Biểu thuế xuất khẩu. Vì hai lý do sau:

Một là, nhu cầu trong nước đối với chủng loại phân bón DAP 61% có hạn và áp lực cạnh tranh lớn của hàng nhập khẩu nên hàng năm lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở thị trường trong nước cao nhất mới chỉ đạt 49% công suất thiết kế (năm 2016 đạt 108 ngàn tấn, năm 2017 đạt 153 ngàn tấn, năm 2018 đạt 147 ngàn tấn, năm 2019 đạt 162 ngàn tấn, năm 2020 đạt 143 ngàn tấn và năm 2021 đạt 159 ngàn tấn, với tỷ lệ tương ứng là 33%, 47%, 45%, 49%, 43%, 48%). Để tăng sản lượng sản xuất, qua đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sự cạnh tranh và cung cấp phân bón cho bà con nông dân giá hợp lý nhất, Công ty bắt buộc phải thực hiện xuất khẩu đối với lượng sản phẩm sản xuất ra dư so với nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Thực tế, trong những năm lượng xuất khẩu sụt giảm mạnh thì Công ty xuất hiện thua lỗ (điển hình như năm 2016).

Dây chuyền đóng bao tại nhà máy DAP-VINACHEM

Hai là, nếu tăng thuế để hạn chế xuất khẩu phân bón thì giá thành sản xuất phân DAP sẽ tăng lên. Như vậy càng khó để giảm giá thậm chí giá có thể phải tăng thêm để bù đắp giá thành gia tăng. Hiện nay, Công ty thực hiện xuất khẩu thì sẽ được hoàn phần thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với lượng xuất khẩu đó. Khoản hoàn thuế này được tính giảm trừ vào giá thành sản xuất trên từng đơn vị sản phẩm tiêu thụ (cả trong nước và xuất khẩu). Trong trường hợp không xuất khẩu, chi phí thuế giá trị gia tăng đầu vào chiếm khoảng 7,5% giá thành sản xuất. Trong khi hiện nay, cơ cấu sản phẩm của DAP –VINACHEM là 2/3 tiêu thụ nội địa, 1/3 dành cho xuất khẩu.

Nếu được xuất khẩu thì chi phí thuế giá trị gia tăng đầu vào chiếm khoảng 5,1% giá thành sản xuất. Có nghĩa là, trong trường hợp không được xuất khẩu, giá thành sản xuất sẽ tăng thêm 2,4%. Chi phí tăng thêm này sẽ do doanh nghiệp sản xuất trong nước phải gánh chịu. Như vậy, cơ hội để giảm giá phân bón cho người tiêu dùng trong nước là rất khó khăn, thậm chí là doanh nghiệp bắt buộc phải điều chỉnh tăng giá bán để bù đắp một phần giá thành tăng thêm.

Ngoài ra xuất khẩu thu lại ngoại tệ cho đất nước và đảm bảo thuận lợi dòng tiền cho doanh nghiệp khi tham gia thương mại hội nhập.

Chính vì những lý do này, việc đề xuất áp thuế xuất khẩu phân bón 5% không những không làm giảm giá phân bón trong nước, mà vô hình chung lại gây tác dụng ngược, vừa làm tăng giá thành, đồng thời giảm sức cạnh tranh của phân bón Việt Nam với các sản phẩm cùng loại của các nước khi xuất khẩu vào cùng một thị trường - ông Vũ Văn Bằng nhấn mạnh.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương