Áp lực xử lý nợ xấu: Cần hành lang pháp lý mạnh hơn

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn trong năm 2022, dù hoạt động kinh tế tiếp tục phục hồi, song doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khiến nợ xấu có xu hướng gia tăng. Do đó, việc luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu là rất cần thiết.

Nợ xấu tiếp tục gia tăng

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,9% (tăng 0,21 điểm % so với cuối năm 2020), nếu tính thêm nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) thì con số này là 3,9%. Tỷ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) tăng mạnh lên mức 7,31% cuối năm 2021 từ mức 5,1% cuối năm 2020 và gần tương đương với con số cuối năm 2017 (7,4%) - cũng là năm mà Nghị quyết 42 bắt đầu có hiệu lực.

Tại Hội thảo "Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng" do báo Lao Động phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức sáng 19/2, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng gia tăng là điều đã được dự báo trước khi sự bùng phát của đại dịch Covid-19, và đặc biệt là làn sóng thứ 4 với biến chủng Delta trong năm 2021.

Áp lực xử lý nợ xấu: Cần hành lang pháp lý mạnh hơn
Hội thảo "Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng" do báo Lao Động phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức sáng 19/2

Chính vì vậy, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng đã có những giải pháp thiết thực, kịp thời giúp đảm bảo an toàn cho hoạt động hệ thống ngân hàng và hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn như cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Dự báo về tình hình nợ xấu trong năm 2022, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), TS. Cấn Văn Lực cho rằng, bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới cùng với môi trường pháp lý cho hoạt động xử lý nợ xấu trong năm 2022 không hoàn toàn thuận lợi cho vấn đề giải quyết nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng.

“Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn trong năm 2022, dù hoạt động kinh tế tiếp tục phục hồi xong doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khiến nợ xấu có xu hướng gia tăng. Vấn đề nợ xấu có thể trở thành tâm điểm của thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2022, khi mà tỷ lệ nợ xấu gộp đang ở mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, phá vỡ thành quả tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016 - 2020” - TS. Cấn Văn Lực nhận định.

Do vậy, theo ông Lực, các giải pháp mạnh mẽ để xử lý triệt để nợ xấu, đặc biệt các giải pháp liên quan đến khung pháp lý, cần phải được đặc biệt chú trọng trong năm 2022 để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, tránh tình trạng nợ xấu cũ chưa được xử lý, nợ xấu mới gia tăng nhanh hơn nhằm tháo gỡ rủi ro tiềm tàng cho nền kinh tế.

Áp lực xử lý nợ xấu: Cần hành lang pháp lý mạnh hơn
TS. Cấn Văn Lực kiến nghị Chính phủ nên xem xét đề xuất Quốc hội sớm tổng kết, tiến tới luật hóa Nghị quyết 42

TS. Cấn Văn Lực cũng kiến nghị Chính phủ nên xem xét đề xuất Quốc hội sớm tổng kết, tiến tới luật hóa Nghị quyết 42 trên cơ sở rà soát, hoàn thiện và hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan, hoặc ít nhất là gia hạn, có điều chỉnh phù hợp Nghị quyết 42 theo hướng tiếp thu các mặt được, giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực thi.

Luật hóa Nghị quyết 42 là nhu cầu cấp bách

Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Thanh Hải - Phó Tổng giám đốc BIDV - cho biết, kể từ thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực và được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, quán triệt, triển khai áp dụng thì chúng tôi nhận thấy kết quả thu nợ của các tổ chức tín dụng nói chung cũng như của BIDV nói riêng đã ghi nhận được những kết quả vượt trội, thành tựu nổi bật.

Tuy nhiên, lãnh đạo BIDV cũng nêu một số khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu và vướng mắc trong thực hiện Nghị quyết 42, như dịch bệnh Covid-19 bùng phát trong khoảng 2 năm trở lại đây đã ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến hoạt động xử lý thu hồi nợ của các ngân hàng. Vì vậy, việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, luật hóa Nghị quyết 42 để ban hành Luật Xử lý nợ xấu trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Cũng chia sẻ về tính cấp bách của việc luật hóa Nghị quyết 42 để giúp ngân hàng nhanh chóng xử lý nợ xấu, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế, luật sư Trương Thanh Đức - Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC - cho rằng, Nghị quyết số 42 đã sắp hết hiệu lực, thời hạn thực hiện chỉ còn 6 tháng (đến 15/8/2022). Nếu không được tiếp tục xử lý nợ xấu theo Nghị quyết này thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành ngân hàng, nhất là trong bối cảnh nợ xấu bùng phát sau hậu quả của đại dịch Covid-19.

“Cần hoàn thiện chính sách xử lý nợ xấu theo hướng quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn, hợp lý hơn, khả thi hơn và hợp lý nhất là nâng lên thành luật, để bảo đảm việc xử lý kịp thời, có hiệu quả nợ xấu của ngành ngân hàng nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Trường hợp không kịp ban hành hoặc không ban hành Luật, thì cần tiếp tục duy trì hiệu lực của Nghị quyết này” - luật sư Trương Thanh Đức nêu quan điểm.

Áp lực xử lý nợ xấu: Cần hành lang pháp lý mạnh hơn
Luật sư Trương Thanh Đức: Cần hoàn thiện chính sách xử lý nợ xấu theo hướng quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn, hợp lý hơn

Theo ông Đức, Luật Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cần được tiếp tục duy trì trong khoảng tối thiểu 5 - 10 năm nữa, cho đến khi nào tòa án thực sự bảo đảm được trên thực tế yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm nói riêng, các vụ án đòi nợ nói chung một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Trong đó có việc rút gọn thủ tục theo đúng quy định tại Phần thứ Tư về “Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết số 03 ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân”.

Đồng quan điểm và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, ông Phan Thanh Hải cho rằng, giải quyết xung đột pháp luật; bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật cần thiết. Bởi các quy định trong Nghị quyết 42 được điều chỉnh hoặc liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác, như: Bộ Luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Quản lý thuế,… Trong đó, một số văn bản pháp luật được ban hành sau thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Bên cạnh đó, cần đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật về xử lý nợ xấu vì trong trường hợp Quốc hội xem xét, thông qua việc luật hóa Nghị quyết 42 thì sau khi Luật Xử lý nợ xấu được ban hành và triển khai áp dụng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng có liên quan sẽ có cơ sở để tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và đề xuất ban hành đồng bộ các nghị định, thông tư quy định, hướng dẫn cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề, vướng mắc phát sinh xoay quanh việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

“Việc đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật liên quan đến xử lý nợ xấu sẽ là tiền đề quan trọng để xây dựng hành lang pháp lý cần thiết, hình thành một môi trường kinh tế lành mạnh, hoạt động cấp tín dụng và xử lý nợ chuyên nghiệp, bài bản cho Việt Nam, góp phần nâng cao mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam”, ông Hải nêu.

Áp lực xử lý nợ xấu: Cần hành lang pháp lý mạnh hơn
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký VNBA: Ngân hàng Nhà nước cần đề xuất, tham mưu các cơ quan soạn thảo Luật bổ sung, hoàn thiện dự thảo Luật Xử lý nợ xấu, sớm trình Quốc hội thông qua

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký VNBA cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần ghi nhận các ý kiến khó khăn, vướng mắc, đề xuất của các tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý nợ xấu nói chung và triển khai Nghị quyết 42 nói riêng, kịp thời báo cáo Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tháo gỡ, giải quyết. Đồng thời đề xuất, tham mưu các cơ quan soạn thảo Luật bổ sung, hoàn thiện dự thảo Luật Xử lý nợ xấu, sớm trình Quốc hội thông qua.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai, ban hành các chính sách, các giải pháp hỗ trợ để các tổ chức tín dụng hoạt động có hiệu quả, kiểm soát chất lượng tín dụng, hỗ trợ khách hàng và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu.

Mặt khác, cần hoàn thiện Quy định về hoạt động mua bán nợ để tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động mua bán nợ và tham gia sàn giao dịch mua bán nợ.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8

Thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức công bố quyết định thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8, gồm 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Khai trương MB Cao Bằng, mở ra cơ hội tài chính cho người dân và doanh nghiệp địa phương

Khai trương MB Cao Bằng, mở ra cơ hội tài chính cho người dân và doanh nghiệp địa phương

Ngày 3/4/2025, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tổ chức khai trương Chi nhánh MB Cao Bằng tại số 85 - 87 phố Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng.
Techcombank tái định nghĩa chi nhánh: Hiện đại, số hóa, khác biệt

Techcombank tái định nghĩa chi nhánh: Hiện đại, số hóa, khác biệt

Từ quý I/2025, Techcombank đã khởi động chiến lược nâng cấp chi nhánh với phiên bản mới khác biệt vượt trội.
Vì sao FiinRatings nâng triển vọng tín nhiệm F88 sang “thuận lợi”?

Vì sao FiinRatings nâng triển vọng tín nhiệm F88 sang “thuận lợi”?

FiinRatings vừa chính thức nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Công ty Cổ Phần Kinh doanh F88 từ “ổn định” lên “thuận lợi”.
Khu vực 12 ‘góp’ 189 nghìn tỷ đồng để tín dụng tăng 16%

Khu vực 12 ‘góp’ 189 nghìn tỷ đồng để tín dụng tăng 16%

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 16%, tương đương 2,5 triệu tỷ đồng, trong đó khu vực 12 cần mở rộng thêm 189 nghìn tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank được vinh danh 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp SME.
VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) và MED Group hợp tác toàn diện, tối đa hóa lợi ích cho khách hàng

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) và MED Group hợp tác toàn diện, tối đa hóa lợi ích cho khách hàng

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) và MED Group đã ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa quyền lợi khách hàng.
Một lần đăng ký tiền sinh tiền- Tạo lợi nhuận không ngừng

Một lần đăng ký tiền sinh tiền- Tạo lợi nhuận không ngừng

VPBank mang đến Super Sinh lời – giải pháp tài chính thông minh giúp khách hàng tận dụng dòng tiền nhàn rỗi một cách hiệu quả, tự động và linh hoạt
BAOVIET Bank: Tiếp tục chuyển đổi số, phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt

BAOVIET Bank: Tiếp tục chuyển đổi số, phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt

BAOVIET Bank ghi nhận kết quả kinh doanh với một số chỉ tiêu tăng trưởng khả quan, tiếp tục chuyển đổi số và phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt.
Lãi suất, nợ xấu tác động lên kế hoạch lợi nhuận ngân hàng 2025

Lãi suất, nợ xấu tác động lên kế hoạch lợi nhuận ngân hàng 2025

Lãi suất và nợ xấu là hai yếu tố tác động lớn đến kế hoạch lợi nhuận của các ngân hàng năm 2025.
Nợ xấu cản đường vay vốn

Nợ xấu cản đường vay vốn

Nợ xấu gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay, ảnh hưởng đến khả năng duy trì và mở rộng sản xuất.
VietinBank điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

VietinBank điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

VietinBank vừa ra thông báo việc điều chỉnh thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025. Thời gian tổ chức (sau điều chỉnh) là Thứ Sáu, ngày 18/4/2025.
Đưa dịch vụ công trực tuyến đến người dân và doanh nghiệp

Đưa dịch vụ công trực tuyến đến người dân và doanh nghiệp

BIDV ký kết hợp tác toàn diện hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP với Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội
Nhận lương qua VietinBank, nhận ngay ưu đãi tài chính đặc biệt

Nhận lương qua VietinBank, nhận ngay ưu đãi tài chính đặc biệt

Với mong muốn mang đến giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội".
Phó Thống đốc: Ngân hàng giữ vai trò lớn với tiền ảo

Phó Thống đốc: Ngân hàng giữ vai trò lớn với tiền ảo

Theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, các ngân hàng sẽ có vai trò lớn trên sàn giao dịch tiền ảo, bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo giá trị đồng coin ổn định.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Sáng 27/3, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thêm 22 nghìn tỷ đồng tín dụng cho Khu vực 3

Thêm 22 nghìn tỷ đồng tín dụng cho Khu vực 3

Theo Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà, để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng cả nước 16%, Khu vực 3 cần tăng thêm quy mô tín dụng lên đến gần 22 nghìn tỷ đồng.
Sở hữu nhà dễ dàng hơn với gói vay "Dream Home" từ MB

Sở hữu nhà dễ dàng hơn với gói vay "Dream Home" từ MB

MB vừa thông báo về thành công của gói vay "Dream Home" dành riêng cho khách hàng trẻ, với dư nợ đạt trên 3.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Agribank: 37 năm vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Ngân hàng Agribank: 37 năm vinh danh Thương hiệu Quốc gia

​Hơn 37 năm qua, Ngân hàng Agribank khẳng định vị thế dẫn đầu ngành tài chính Việt Nam, tiên phong trong chuyển đổi số, vinh dự nhận Thương hiệu Quốc gia.
Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Ngày 24/3/2025 tại Hà Nội, hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank.
Lãi suất huy động lao dốc, giảm 7 lần trong 1 tháng

Lãi suất huy động lao dốc, giảm 7 lần trong 1 tháng

Đã có 25 ngân hàng giảm lãi suất huy động, đưa mức lãi suất về thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây; có ngân hàng giảm tới 7 lần trong 1 tháng qua.
KienlongBank đồng hành hộ kinh doanh chương trình vay ưu đãi OCOP

KienlongBank đồng hành hộ kinh doanh chương trình vay ưu đãi OCOP

Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) chính thức triển khai gói vay ưu đãi với tổng hạn mức gói vay lên đến 1.000 tỷ đồng từ tháng 03/2025.
Thương hiệu MB tăng 59 bậc, giá trị gần 1,6 tỷ USD

Thương hiệu MB tăng 59 bậc, giá trị gần 1,6 tỷ USD

Brand Finance đánh giá thương hiệu MB đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 59 bậc lên vị trí thứ 168 trong top 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu 2025.
Tỷ giá đã tăng 1% kể từ đầu năm

Tỷ giá đã tăng 1% kể từ đầu năm

Tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 1% kể từ đầu năm, phản ánh áp lực từ chính sách tiền tệ quốc tế và nhu cầu ngoại tệ trong nước.
Mobile VerionPhiên bản di động