Chịu tác động từ sự thay đổi của đồng USD và tỷ giá USD, giá cà phê xuất khẩu biến động Căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông đã hạn chế đà tăng giá cà phê xuất khẩu |
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch ngày 5/2, giá hai mặt hàng cà phê giảm lần lượt 1,28% với Arabica hợp đồng tháng 3, và 1,54% với Robusta hợp đồng tháng 5. Áp lực đồng USD mạnh lên cùng tín hiệu tích cực từ tồn kho là nguyên nhân chính khiến giá giảm.
Tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US kết phiên 2/2 tăng thêm 4.997 bao loại 60kg, nâng tổng số cà phê qua chứng nhận lên 266.890 bao. Dù vẫn nằm trong vùng thấp nhất trong 24 năm nhưng sự gia tăng này đã phần nào xoa dịu lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.
Áp lực đồng USD mạnh lên đẩy giá cà phê xuất khẩu giảm |
Cùng với đó, sức mạnh đồng USD tiếp tục lớn hơn trước thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chưa vội cắt giảm lãi suất. Điều này đã thu hút dòng tiền từ các thị trường khác như cà phê.
Với Robusta, đà giảm của mặt hàng này được duy trì bởi áp lực kỹ thuật, bất chấp rủi ro địa chính trị có dấu hiệu căng thẳng trở lại.
Theo đó, Mỹ và Anh đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào 36 mục tiêu của Houthi ở Yemen, một ngày sau khi quân đội Mỹ tấn công trả đũa các nhóm được Tehran hậu thuẫn. Những căng thẳng này một lần nữa làm gia tăng lo ngại nguồn cung từ Châu Á bị gián đoạn do ảnh hưởng tại Biển Đỏ.
Theo các chuyên gia, nguồn cung vẫn căng thẳng do trong tuần này Việt Nam sẽ bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày. Robusta sẽ vẫn được hỗ trợ trong ngắn hạn nhờ yếu tố căng thẳng nguồn cung. Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng địa chính trị tại khu vực Biển Đỏ vẫn đang tác động tiêu cực đến hoạt động vận chuyển cà phê từ khu vực Đông Nam Á sang châu Âu.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2023 nước ta xuất khẩu khoảng 1,61 triệu tấn cà phê, thu về 4,18 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu cà phê lập kỷ lục lịch sử.
Định hướng của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đối với cà phê là mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, đồng thời, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cà phê Việt Nam.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cà phê lập kỷ lục lịch sử |
Để làm được điều này, ngành cà phê cần được quan tâm đồng bộ với giải pháp tổng thể, trong đó, đẩy mạnh sản lượng và chất lượng vùng cà phê nguyên liệu, đồng thời, gia tăng tỷ lệ chế biến sâu.
Theo Reuters, mùa màng kém đã đẩy giá cà phê lên cao hơn nhiều và nông dân cảm thấy họ không đủ khả năng giao hàng với mức giá đã thỏa thuận và đã tìm cách đàm phán lại hợp đồng.
Các thương nhân ước tính rằng việc giao khoảng 1-2 triệu bao cà phê Việt Nam bán trước trong mùa trước - tương đương 8,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã bị trì hoãn sau vụ thu hoạch kém mùa vụ 2022/23.
Mặc dù phần lớn lượng cà phê đó đã được giao đi nhưng lượng cà phê còn lại để bán trong mùa này lại ít hơn, khiến giá cà phê càng tăng cao.