Áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Có nên thu hút và giữ chân “đại bàng” bằng các ưu đãi ngoài thuế?

Đây là câu hỏi được nhiều chuyên gia kinh tế, nhà quản lý đặt ra trong bối cảnh trụ cột 2 của quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu có thể được áp dụng vào năm 2023.
Áp dụng thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu, Việt Nam có bị tác động? Thu hút FDI giai đoạn 2021-2030: Tăng sự hiện diện của các tập đoàn thuộc top 500 thế giới Thu hút FDI: Cần cách tiếp cận phù hợp

Nguy cơ mất lợi thế thu hút FDI về ưu đãi thuế

Theo TS. Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính): Thoả thuận "Thuế tối thiểu toàn cầu" nằm trong khuôn khổ chương trình hành động chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS). Việt Nam tham gia BEPS từ năm 2017, đến nay BEPS đã có hơn 140 quốc gia tham gia.

BEPS gồm 15 chương trình hành động lớn, nhưng Việt Nam chỉ tham gia ở một số cam kết tối thiểu, phù hợp với các nước đang phát triển như: Minh bạch hoá xử lý tranh chấp thuế; trao đổi, chia sẻ thông tin và trong thời gian tới có thể mở rộng đối với thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu, không chỉ riêng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Có nên giữ chân “đại bàng” bằng các ưu đãi khác ngoài thuế?
Áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam sẽ mất lợi thế ưu đãi thuế trong thu hút FDI

Trụ cột thứ 2 của BEPS là Quy tắc Thuế tối thiểu toàn cầu, quy tắc này đặt ra mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15% đối với các tập đoàn đa quốc gia có tổng doanh thu từ 750 triệu Euro trở lên và ước tính tạo ra khoảng trên 150 tỷ USD thuế thu nhập doanh nghiệp toàn cầu hằng năm.

Quy định này là một hệ thống phối hợp về thuế, nhằm đảm bảo các công ty đa quốc gia lớn phải trả mức thuế tối thiểu đối với thu nhập phát sinh tại mỗi khu vực pháp lý mà họ hoạt động, chống tình trạng chuyển lợi nhuận sang các “thiên đường thuế”, chống cạnh tranh đầu tư quốc tế bằng biện pháp đua nhau hạ thuế suất cho đến 0% để thu hút đầu tư.

“Quy tắc này cho phép các quốc gia được điều chỉnh thuế tối thiểu ở mức 15%. Các doanh nghiệp phải kê khai hoạt động đầu tư quốc tế, nếu mức thuế áp dụng tại các quốc gia mà họ đến đầu tư thấp hơn 15% thì nộp số thuế thiếu về nước đầu tư nơi đóng trụ sở chính, chủ yếu là các nước phát triển xuất khẩu vốn. Điều này giúp vô hiệu hoá chính sách ưu đãi của các "thiên đường thuế"” - ông Đặng Ngọc Minh thông tin thêm.

Ở một góc độ nào đó, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu mang ý nghĩa tích cực, tuy nhiên, theo bà Annett Perschmann-Taubert - một chuyên gia trong lĩnh vực thuế của PWC cho rằng: Một trong những yếu tố chính để Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ trước đến nay chính là ưu đãi thuế. Nếu áp dụng mức thuế 15% theo quy định thuế tối thiểu toàn cầu có thể sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp đa quốc gia (thuộc đối tượng điều chỉnh của quy tắc Trụ cột số 2), bởi đơn giản, mức thuế mà doanh nghiệp phải chịu dưới 15% tại quốc gia đầu tư thì sẽ được nâng lên tại các quốc gia mà tập đoàn đó có trụ sở chính và tập đoàn FDI lớn sẽ chịu tác động chính từ quy định này.

Nên nếu Chính phủ không thay đổi quy định thuế trong nước sẽ khiến thất thu thuế bởi các lợi ích từ các FDI tại Việt Nam, rất có thể các doanh nghiệp FDI sẽ quay trở về nộp thuế và đầu tư tại quốc gia của họ.

“Khi đó, Việt Nam có thể sẽ thua trong cuộc đua thu hút FDI, bởi khi đó ưu đãi thuế của Việt Nam không còn hấp dẫn và các FDI lớn sẽ có thể lựa chọn các quốc gia khác ngoài Việt Nam” - bà Annett Perschmann-Taubert khẳng định.

Áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Có nên giữ chân “đại bàng” bằng các ưu đãi khác ngoài thuế?
Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu có thể được áp dụng vào năm 2023

Các quốc gia trong khu vực ứng xử thế nào với quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu?

Bà Hương Vũ – Tổng giám đốc EY Consulting Việt Nam - cho rằng: Thực tế, rất nhiều quốc gia châu Á và trong khu vực đã đi trước và áp dụng nhiều hình thức hỗ trợ khác ngoài ưu đãi thuế để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, tại Trung Quốc, quốc gia này cho phép doanh nghiệp cư trú được phép khấu trừ 175% chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) đủ điều kiện cho mục đích tính thuế. Còn doanh nghiệp công nghệ cao và công nghệ mới có thể được chuyển lỗ đến 10 năm cho mục đích tính thuế.

Tại Ấn Độ, người nộp thuế tham gia vào kinh doanh công nghệ sinh học, sản xuất, chế tạo các sản phẩm đủ điều kiện được áp dụng khoản khấu trừ 100% đến 150% chi tiêu R&D nội bộ, bao gồm chi phí vốn (trừ chi phí đối với đất đai và nhà cửa), các khoản thanh toán cho công ty, hiệp hội nghiên cứu khoa học, trường đại học, cao đẳng hoặc tổ chức nghiên cứu khoa học và thống kê khác. Quốc gia này cũng áp dụng trợ cấp lãi suất cho nhu cầu vốn R&D và ưu đãi cho các trung tâm R&D độc lập.

Với Singapore, người nộp thuế được hưởng khoản giảm trừ bổ sung 250% chi phí R&D đối với các dự án R&D đáp ứng điều kiện trong giai đoạn 2019-2025. Lỗ chưa được bù trừ hết sẽ được kết chuyển trong khoảng thời gian không giới hạn; trợ cấp bằng tiền cho các chi phí R&D đủ điều kiện để xây dựng hoặc mở rộng phòng thí nghiệm đổi mới và phát triển tài năng trong lĩnh vực công nghệ và công nghệ tài chính thông qua các chương trình hỗ trợ. Mức hỗ trợ tùy thuộc theo các chương trình và cao nhất đạt mức 70% tổng chí phí R&D.

Với Thái Lan, doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi khấu trừ bổ sung 100% chi phí (khấu trừ hai lần) đối với chi phí R&D chi trả cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà cung cấp dịch vụ R&D tư nhân; các ưu đãi khác của gói ủy ban đầu tư bao gồm cấp thị thực và giấy phép lao động không giới hạn cho lao động nước ngoài đủ điều kiện; tín dụng ưu đãi với các doanh nghiệp có dự án R&D.

“Trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm về các khoản hỗ trợ về nhà ở cho công nhân, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ về trông giữ trẻ cho công nhân và một số hỗ trợ khác. Đây là những hỗ trợ rất thiết thực, có thể lượng hóa và so sánh được nên Chính phủ cần cân nhắc” - bà Hương Vũ thông tin thêm.

Theo các chuyên gia kinh tế, FDI là nguồn vốn quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam cũng như tạo công ăn việc làm cho người lao động. Theo đó, trong bối ảnh ưu đãi thuế không còn là lợi thế, Việt Nam có thể tính đến các hình thức ưu đãi khác để giữ chân và thu hút được nguồn vốn FDI, nhất là FDI từ các tập đoàn toàn cầu như Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 vừa được Chính phủ Việt Nam thông qua. Tuy nhiên, nếu thực hiện các ưu đãi hỗ trợ không khéo sẽ gây ra tác dụng ngược, thậm chí ảnh hưởng đến các rủi ro về phòng vệ thương mại. Vì thế, cần cân nhắc rất kỹ khi thực hiện các ưu đãi trong thu hút FDI.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thuế tối thiểu toàn cầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Bộ Tài chính vừa có thông tin về quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký cấp phép tại Việt Nam cùng đề xuất nộp thay thuế.
Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Để triển khai các dự án PPP, theo Tổng Giám đốc HHV, các dự án trước khi được ngân hàng rót vốn huy động đều phải qua quá trình thẩm định chặt chẽ.
Giá vàng giảm

Giá vàng giảm 'chóng mặt', có thể có hành vi thao túng thị trường

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khả năng có sự tồn tại hành vi thao túng thị trường, dẫn đến tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và thế giới.
VietinBank thông báo các trường hợp khách hàng, tổ chức bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025

VietinBank thông báo các trường hợp khách hàng, tổ chức bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025

Từ ngày 01/01/2025, tài khoản thanh toán sẽ bị tạm dừng giao dịch thanh toán, rút tiền khi giấy tờ tùy thân của khách hàng và người có liên quan hết hiệu lực.
Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV tổ chức Lễ khai trương Chi nhánh BIC Thanh Hóa. Đây là đơn vị thành viên thứ 36 của BIC, chính thức hoạt động từ ngày 01/11/2024.

Tin cùng chuyên mục

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 94,6 nghìn tỷ đồng.
Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất thực hiện Đề án một triệu héc-ta lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm tối thiểu 1%/năm.
Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

Theo Nghị định 146/2024/NĐ-CP ngày 6/11/2024 vừa được Chính phủ ban hành, từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Ngày 4/11, tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024.
Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng.
Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Sau bầu cử Tổng thống Mỹ, vàng được dự đoán sẽ biến động mang tính trung và dài hạn, chứ không phải ngắn hạn. Còn chứng khoán vẫn khó kiếm tiền.
Thu ngân sách nhà nước 10 tháng tăng 17,3%

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng tăng 17,3%

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng năm 2024 tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chi ngân sách nhà nước tăng 4,1% so với cùng kỳ.
10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 64,3% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.
Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Chính sách bảo hiểm tiền gửi là sự kỳ vọng của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới.
10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 27,26 tỷ USD vốn FDI, bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị vốn góp, mua cổ phần.
Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tháng 10/2024, HNX đã tổ chức 22 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động thành công 30.575 tỷ đồng.
Manulife mở rộng quy mô chương trình

Manulife mở rộng quy mô chương trình 'Sống Sạch - Sành - Xanh', khuyến khích người dân ‘khoe’ lối sống khỏe

Manulife Việt Nam tiếp tục thực hiện giai đoạn II của chương trình nhằm khuyến khích cộng đồng xây dựng lối sống khỏe mạnh và tích cực
Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Việt Nam tiếp tục đảm bảo các cân đối lớn, thặng dư thương mại trước bối cảnh tỷ giá đang có những diễn biến tăng trở lại.
Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Cuộc bầu cử Mỹ sẽ tác động tới nền kinh tế Mỹ và rộng ra là nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, do những thay đổi về chính sách điều hành sắp tới.
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước sử dụng song song 2 công cụ tín phiếu và OMO để đạt “mục tiêu kép” vừa đảm bảo thanh khoản cho hệ thống, vừa giảm sức ép lên tỷ giá.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Ngân hàng TMCP Quân đội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.
Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngày 05/11, SHB đã công bố Nghị quyết thông qua việc bán/chuyển nhượng vốn tại Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHBFinance) cho đối tác.
Ngân hàng  BIDV được vinh danh

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính trao cho đại diện BIDV trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia".
Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký ban hành văn bản thực hiện chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động