An ninh năng lượng nhìn từ giá xăng dầu
An ninh năng lượng 20/02/2023 10:06 Theo dõi Congthuong.vn trên
Giải quyết an ninh năng lượng bằng số hóa kết hợp điện hóa sử dụng năng lượng tái tạo Longform | Xung đột Nga – Ukraine một năm nhìn lại và bài học tự chủ an ninh năng lượng |
Không đến mức lặp lại tình trạng đứt nguồn cung ứng xăng dầu cục bộ như một số thời điểm năm 2022 nhưng hiện tại, thị trường xăng dầu trong nước chưa thoát khỏi căng thẳng.
Hiện tượng tạm dừng bán hàng, hoặc bán nhỏ giọt ở các cây xăng đâu đó vẫn diễn ra và “công cụ” quản lý thông qua việc thanh tra, kiểm tra xử phạt hành chính không thể giải quyết căn cơ vấn đề này.
![]() |
Nhận định nguyên nhân gây bất ổn trên thị trường, Bộ Công Thương cho rằng do yếu tố chi phí kinh doanh xăng dầu chưa được tính đúng, tính đủ trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu Nhà nước điều hành, dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ, không có động lực duy trì hoạt động.
Ngược lại, Bộ Tài chính cho rằng vấn đề nằm ở khâu phân phối, Bộ Công Thương nên rà soát, đánh giá, giảm bớt số lượng khâu trung gian; nghiên cứu quy định mức thù lao tối thiểu đại lý bán lẻ xăng dầu để bảo đảm hoạt động cho các đơn vị ổn định nguồn cung, đồng thời, nghiên cứu cho phép đại lý được mua xăng dầu của các công ty phân phối khác về xăng dầu, thay vì chỉ được mua một đầu mối.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng nên quy định chất lượng xăng dầu trong nước phù hợp xăng dầu nhập khẩu để cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu không bị thiệt hại,…
Trong khi các cơ quan quản lý chưa đưa ra được những điều chỉnh cần thiết về cơ chế điều hành thì các doanh nghiệp bán lẻ phản ánh tình trạng chiết khấu bán lẻ bằng 0 hoặc thậm chí âm khiến họ không có động lực để kinh doanh, dẫn đến việc phải giảm bán hàng, đóng cửa. Ở góc độ nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế cho rằng, mấu chốt của câu chuyện này nằm ở cơ chế điều hành giá bán lẻ xăng dầu.
Với cách thiết kế quy định như hiện nay, khi giá bán lẻ điều hành thấp hơn chi phí thì khoản âm này chủ yếu sẽ đổ vào doanh nghiệp bán lẻ, vì doanh nghiệp bán buôn có quyền chủ động giá và không bị xử phạt khi ngừng bán hàng.
Khuyến nghị về điều hành giá xăng dầu, các chuyên gia kinh tế hướng đến hai giải pháp. Một là bỏ cơ chế Nhà nước định giá bán lẻ xăng dầu như hiện nay, tự do hóa để thị trường định giá theo quan hệ cung cầu, gắn thị trường xăng dầu trong nước với thị trường xăng dầu quốc tế. Thứ hai, trường hợp Nhà nước tiếp tục can thiệp vào giá bán lẻ, cần đồng thời điều hành chiết khấu tối thiểu (hoặc giá bán buôn tối đa) để bảo đảm đồng bộ cơ chế quản lý.
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, như “mạch máu” của hoạt động sản xuất, tiêu dùng nền kinh tế. Chuyện lỗ, lãi của doanh nghiệp tham gia thị trường xăng dầu không đơn thuần là câu chuyện của những người làm kinh doanh mà còn là vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Do đó, cần sớm giải quyết vấn đề cốt lõi để bảo đảm nguồn cung cho thị trường, giữ “mạch máu” nền kinh tế thông suốt.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tập huấn “Người tiêu dùng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”

Thanh niên Bộ Công Thương hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để đứt gãy nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm trong mọi tình huống

Ứng dụng và phát triển công nghệ hydrogen trong chuyển đổi năng lượng xanh
Tin cùng chuyên mục

Ngành Năng lượng Việt Nam 2022: Thành quả từ sự tự chủ, linh hoạt thích ứng

Longform | Xung đột Nga – Ukraine một năm nhìn lại và bài học tự chủ an ninh năng lượng

Giải quyết an ninh năng lượng bằng số hóa kết hợp điện hóa sử dụng năng lượng tái tạo

APEC phấn đấu giảm 45% cường độ sử dụng năng lượng đến năm 2035

Đối thoại quốc gia về chuyển dịch năng lượng bền vững

Hà Nội: Đồng bộ các giải pháp tiết kiệm năng lượng

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển Điện lực: Rà soát 54 dự án điện trọng điểm, không để thiếu điện

Đàm phán giá mua điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Trách nhiệm thuộc về EVN

Chiều 19/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp về dự thảo Quy hoạch điện VIII

Kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch điện VIII

EVN góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Lào

Diễn đàn Giải pháp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

PVN đề xuất xây dựng tổ hợp lọc hoá dầu và kho dự trữ dầu gần 19 tỷ USD

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực: Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân

Bức tranh toàn cảnh điện hạt nhân thế giới hiện nay ra sao?

Vì sao Việt Nam nên phát triển điện hạt nhân: Bài 1: Xu hướng điện hạt nhân toàn cầu

Cần có chính sách tổng thể để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững

Sắp diễn ra tọa đàm “Chiến lược và Hợp tác để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng Việt Nam”
