Thứ sáu 25/04/2025 20:31

Ấn Độ tham vọng mục tiêu năng lượng sạch vào năm 2030

Ấn Độ cần tăng gấp đôi công suất bổ sung hàng năm từ năng lượng mặt trời và gió trong vòng 5 năm tới để đáp ứng các mục tiêu năng lượng sạch vào năm 2030.

Ấn Độ cần tăng gấp đôi công suất bổ sung hàng năm từ năng lượng mặt trời và gió trong vòng 5 năm tới để đáp ứng các mục tiêu năng lượng sạch vào năm 2030, bất chấp mức tăng kỷ lục trong năm 2024, theo báo cáo của tổ chức giám sát năng lượng toàn cầu Global Energy Monitor (GEM) được công bố vào ngày 26/2.

Ấn Độ đặt mục tiêu đạt ít nhất 500 GW công suất điện không sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030. Ảnh minh họa

Theo Bộ Năng lượng tái tạo Ấn Độ, năm 2024, nước này đã bổ sung gần 28 gigawatt (GW) công suất từ năng lượng mặt trời và gió, trong đó, năng lượng mặt trời chiếm 70%.

Ấn Độ đặt mục tiêu đạt ít nhất 500 GW công suất điện không sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030, tăng từ mức 165 GW hiện tại. Tuy nhiên, nước này vẫn chưa đạt được mục tiêu trước đó là bổ sung 175 GW vào năm 2022.

"Tốc độ triển khai năng lượng tái tạo cần phải tăng mạnh để đảo ngược sự gia tăng sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch và đạt được các mục tiêu đầy tham vọng của Ấn Độ", GEM, tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ chuyên theo dõi các dự án năng lượng toàn cầu, nhận định.

Mặc dù Ấn Độ đã lên kế hoạch triển khai nhiều dự án năng lượng tái tạo, nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm hơn hai phần ba tổng mức tăng sản lượng điện của nước này vào năm 2024, theo báo cáo.

"Ấn Độ cần tăng cường triển khai các dự án năng lượng tái tạo, vốn chỉ chiếm một phần năm tổng sản lượng điện, và giảm sự thống trị của than đá", GEM cho biết, đồng thời lưu ý rằng, năng lượng tái tạo thường tạo ra điện không ổn định bằng nhiên liệu hóa thạch.

Ấn Độ cũng có kế hoạch tăng công suất nhiệt điện than thêm 80 GW vào giai đoạn 2031 - 2032, nâng tổng công suất từ mức 220 GW hiện tại, nhằm đảm bảo nguồn điện cơ bản đáng tin cậy đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng.

Theo GEM, Ấn Độ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc mở rộng năng lượng tái tạo, bao gồm hạ tầng truyền tải điện chưa đủ, khả năng lưu trữ năng lượng hạn chế và chi phí tài chính cao hơn.

Mai Hương
Theo Reuters
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng sạch

Tin cùng chuyên mục

2025 - năm kỷ lục mới của điện mặt trời châu Âu

NSMO: Nhanh chóng xử lý sự cố trạm biến áp phía Nam, cấp điện trở lại bình thường

Quyết tâm không để thiếu điện cao điểm mùa khô và cả năm 2025

Trung Quốc củng cố vị thế cường quốc điện sạch toàn cầu

Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV

NSMO: Diễn tập xử lý sự cố OpenOTS đảm bảo cấp điện dịp lễ 30/4 - 1/5

Chuẩn bị ban hành thông tư mới về giá bán lẻ điện bình quân

Phát động cuộc thi viết tiết kiệm điện lần 3 năm 2025

Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng thăm dò năng lượng tại Biển Đen

Ma-rốc chuẩn bị mời thầu dự án nhà ga LNG

Chụp CT cho lò hơi: Công nghệ TempVision giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho nhà máy nhiệt điện

Bộ Công Thương nêu 7 giải pháp đảm bảo cung cấp điện

Đóng điện 6 công trình điện 110kV chào mừng 50 năm thành lập EVNSPC

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Đến 2035, Việt Nam sẽ có hơn 10.600 MW thuỷ điện tích năng

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Chi tiết các dự án điện khí LNG và sử dụng khí trong nước đến 2035

Vương quốc Anh đẩy mạnh phát triển năng lượng gió

Khẩn trương triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)