AEON Việt Nam góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững AEON Việt Nam: Thúc đẩy tiêu dùng bền vững Tuần hàng Việt Nam 2024 tại Nhật Bản: Sắc màu văn hóa ẩm thực Việt Nam |
3 trụ cột cho phát triển bền vững
Đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam và Bộ Công Thương để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, AEON Việt Nam – nhà bán lẻ đến từ Nhật Bản trong suốt hơn 10 năm qua đã không ngừng triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xanh hóa phong cách sống - thói quen tiêu dùng cho khách hàng.
Đồng hành với Chính phủ, Bộ Công Thương Việt Nam, AEON đã tham gia nhiều chương trình nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững |
Tại Diễn đàn về Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC tổ chức vào cuối tháng 7 vừa qua tại AEON Mall Hà Đông (Hà Nội), ông Satoshi Nishikawa, Giám đốc Cấp cao Đại diện Khu vực phía Bắc và Văn phòng Hà Nội (AEON Việt Nam) một lần nữa khẳng định và cam kết, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đồng hành cùng với Chính phủ, Bộ Công Thương và Việt Nam trong phát triển bền vững.
Theo ông Satoshi Nishikawa, trước hết là trụ cột Bền vững về môi trường, AEON Việt Nam chủ trương hướng đến mục tiêu giảm thiểu tối đa “dấu chân môi trường”, khởi nguồn từ hoạt động vận hành thông qua việc quản lý nghiêm ngặt các nguồn thải: Rác - nước - không khí.
Trong đó phải kể đến Dự án giảm thiểu rác thải nhựa - đây là một trong những sáng kiến và dự án được AEON Việt Nam triển khai nhằm tạo lập thói quen tiêu dùng bền vững. Dự án được khởi động từ tháng 9/2019 đến nay, lượng tiêu thụ túi phân hủy sinh học trung bình hàng tháng tại các trung tâm bán lẻ của AEON giảm 8% so với cùng kỳ năm 2020.
Kể từ năm 2014 đến nay, 96% túi nilon được sử dụng tại hệ thống bán lẻ của AEON Việt Nam đều là túi nilon phân hủy sinh học. Đồng thời, tại khu ẩm thực tự chọn, các sản phẩm nhựa dùng một lần cũng được thay thế bằng cốc giấy, khay và tô bã mía…
Trụ cột thứ 2 là Bền vững về xã hội, doanh nghiệp đã tập trung vào nâng cao nhận thức, giải quyết các thực trạng ở địa phương. “Chúng tôi hướng đến nuôi dưỡng, tạo điều kiện phát triển cho thế hệ tương lai bằng chính chuyên môn và nguồn lực doanh nghiệp nhằm đem đến sự thay đổi tích cực cho toàn xã hội.”- ông Satoshi Nishikawa cho hay.
Và trụ cột thứ ba là Bền vững về kinh tế, theo đó, AEON Việt Nam hướng đến phát triển bền vững về kinh tế với các mục tiêu: Thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa Việt Nam cả nội địa và xuất khẩu; nâng cao chất lượng sản phẩm nội địa và năng lực của nhà cung cấp địa phương. Ngoài ra, AEON cũng hướng đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam cho ngành bán lẻ.
Dựa trên ba trụ cột đó, nhiều hoạt động cụ thể đã được AEON Việt Nam triển khai rộng khắp tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, bán lẻ của mình trên toàn quốc.
Cũng theo ông Satoshi Nishikawa, ngay từ đầu năm 2024, cũng tại AEON Mall Hà Đông, chúng tôi đã triển khai chương trình “Tiêu dùng văn minh, giảm sinh rác nhựa". Trong 02 ngày (24 và 25/1/2024) diễn ra chương trình, sự kiện đã thu hút hơn 3000 người tham gia trực tiếp, với hơn 200 bức tranh mang thông điệp bảo vệ môi trường được vẽ bởi các em học sinh.
Hoạt động trồng cây của AEON là thông điệp bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp muốn gửi đến người tiêu dùng và cán bộ, công nhân viên của công ty |
“Các thành công này được kì vọng sẽ gián tiếp đóng góp vào mục tiêu dài hạn 80% giao dịch từ chối túi ni-lông đến năm 2030 của AEON Việt Nam. Mỗi đồng khách hàng chi tiêu tại AEON Việt Nam không chỉ đơn thuần là một giao dịch mua sắm, mà là “từng đồng đều ý nghĩa”, gián tiếp tạo ra các tác động tích cực, chung tay đóng góp vào sự phát triển bền vững trong tương lai của Việt Nam.”- ông Satoshi Nishikawa cho hay.
Việt Nam - thị trường trọng điểm sau Nhật Bản của AEON
Theo ông Satoshi Nishikawa, Tập đoàn AEON xác định Việt Nam là thị trường trọng điểm thứ 2 sau Nhật Bản. AEON đang bước vào giai đoạn phát triển thứ 2 với kế hoạch tăng tốc mở rộng quy mô và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với trọng tâm là mở rộng hệ thống siêu thị với mô hình kinh doanh đa dạng và linh linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của từng khu vực
Mục tiêu phát triển bền vững số 12 (SDG 12) là một trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, hướng đến việc thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm góp phần cải thiện chất lượng sống của con người và xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững.
Ông Satoshi Nishikawa cho rằng, tiêu dùng và sản xuất là hai động lực chính trong quá trình phát triển kinh tế, ngành bán lẻ là một cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Điều này đã mang lại cho AEON cơ hội và trách nhiệm to lớn trong việc thúc đẩy thực hành bền vững.
Ông Satoshi Nishikawa khẳng định, AEON cam kết mạnh mẽ với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái bán lẻ bền vững, giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường và đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình hướng tới mục tiêu SDG12.
AEON Việt Nam đã tối ưu hóa quy trình bao gói hàng hóa tại các quầy thu ngân, giảm từ 5 túi xuống còn 3 túi ni-lông trên mỗi giao dịch |
Cụ thể, nhiều sáng kiến đã được doanh nghiệp này triển khai hướng tới mục tiêu xanh hóa các cửa hàng bán lẻ như: Tối ưu hóa quy trình bao gói hàng hóa tại các quầy thu ngân, giảm từ 5 túi xuống còn 3 túi ni-lông trên mỗi giao dịch; thay thế một phần bát và khay nhựa ở khu ẩm thực tự chọn sang chất liệu bã mía và giấy; thử nghiệm tái chế rác thải nhựa thực phẩm thừa thành phân bón; chuyển đổi một phần năng lượng sử dụng sang các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời.
“Chúng tôi cũng khuyến khích các khách cùng tham gia hưởng ứng các hoạt động/chiến dịch môi trường của chúng tôi”- ông Satoshi Nishikawa chia sẻ.
Đồng thời, AEON Việt Nam cũng tạo nền tảng hỗ trợ khách hàng và cộng đồng chuyển đổi sang hành vi tiêu dùng bền vững dễ dàng hơn. Từ năm 2019, công ty đã triển khai chương trình Mybag với các sáng kiến tiêu biểu như: Cho thuê túi môi trường, quầy thanh toán Xanh, ngày không túi ni-lông… Từng bước hướng đến mục tiêu 80% khách hàng từ chối sử dụng túi ni-lông vào năm 2030 cùng với đó là các dự án sửa và tặng lại xe đạp cũ cho các em học sinh khó khăn.
Ngoài ra, thế hệ trẻ được xem là những người tiêu dùng tương lai, đóng góp vào định hình xu hướng tiêu dùng bền vững, AEON đã thực hiện những chương trình tiêu biểu như: Chương trình trao đổi quốc tế “Nhà lãnh đạo trẻ châu Á hay Đại sứ Thanh niên được Quỹ AEON 1% tổ chức hàng năm là cơ hội để thế hệ trẻ việt Nam được thảo luận và học hỏi về các chủ đề Môi trường -xã hội với bạn bè quốc tế.
Trong thời gian tới, AEON cũng sẽ tổ chức chương trình “Câu lạc bộ Hạnh phúc” dành cho đối tượng học sinh tiêu học, nhằm đưa 17 mục tiêu Phát triển bền vững gần hơn với cuộc sống thường ngày và thúc đẩy các thay đổi tích cực trong suy nghĩ và hành động.
“Không chỉ thúc đẩy tiêu dùng bền vững, chúng tôi còn thúc đẩy sản xuất bền vững thông qua việc hỗ trợ các nhà cung cấp tuân thủ tiêu chuẩn về môi trường”- ông Satoshi Nishikawa cho biết thêm.
Theo đó, AEON Việt Nam đã tìm kiếm các nhà cung cấp để phát triển sản phẩm Nhãn hàng riêng AEON với bộ têu chí có nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường ( AEON COC). Các tiêu chuẩn này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp địa phương hướng đến mục tiêu xuất khẩu sang thị trường quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, nhãn hàng riêng TOPVALU của AEON sở hữu dòng sản phẩm GREENEYE được chứng nhận bền vững bởi các tổ chức FSC (Hội đồng Quản lý rừng thế giới ), MSC (Hội đồng quản lý hàng hải thế giới), ASC (Hội đồng quản lý Nông nghiệp thế giới). Và đến năm 2025 AEON dự kiến giới thiệu các sản phẩm này tại Việt Nam.
Phát triển bền vững là một sứ mệnh lớn và bao trùm, do đó rất cần sự chung tay của các bên liên quan, AEON cam kết sẽ tiếp tục phát huy vai trò cầu nối của nhà bán lẻ giữa người tiêu dùng và người cung cấp, hướng đến đạt được mục tiêu phát triển bền vững số 12 tại Việt Nam. |