9 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê sang Tây Ban Nha tăng trưởng 2 con số

9 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê sang Tây Ban Nha đạt 71,7 nghìn tấn, trị giá 160,81 triệu USD, tăng 40,4% về lượng và tăng 63,4% về trị giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu cà phê 9 tháng năm 2022 đạt 3,07 tỷ USD Đẩy mạnh quảng bá, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 9/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Tây Ban Nha đạt 5,24 nghìn tấn, trị giá 13,1 triệu USD, giảm 14,4% về lượng và giảm 7,1% về trị giá so với tháng 8/2022, so với tháng 9/2021 tăng 11,5% về lượng và tăng 37,4% về trị giá.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Tây Ban Nha đạt 71,7 nghìn tấn, trị giá 160,81 triệu USD, tăng 40,4% về lượng và tăng 63,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2022 đạt 3,07 tỷ USD
Xuất khẩu cà phê sang Tây Ban Nha tăng trưởng 2 con số

Tháng 9/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Tây Ban Nha đạt mức 2.496 USD/tấn, tăng 8,6% so với tháng 8/2022 và tăng 16,9% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Tây Ban Nha đạt mức 2.245 USD/tấn, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Tây Ban Nha tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung nội và ngoại khối, ngoại trừ Indonesia và Hà Lan. Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Tây Ban Nha tăng từ hầu hết các nguồn cung ngoại khối, nhưng giảm từ nguồn cung nội khối.

Theo Eurostat, nhập khẩu cà phê của Tây Ban Nha từ nguồn cung ngoại khối EU trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 165,73 nghìn tấn, trị giá 524,1 triệu EUR, tăng 17,4% về lượng và tăng 100,8% về trị giá. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung ngoại khối lớn nhất cho Tây Ban Nha, lượng nhập khẩu đạt 67,2 nghìn tấn, trị giá 152 triệu EUR, tăng 18,3% về lượng và tăng 79,3% về trị giá.

Thị phần cà phê của Việt Nam chiếm 30,14% trong tổng lượng nhập khẩu của Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022, thấp hơn so với thị phần 30,46% trong 7 tháng đầu năm 2021.

Theo khảo sát, 87% dân số Tây Ban Nha trong độ tuổi từ 18 đến 64 uống cà phê và 70% uống cà phê hàng ngày. Mức trung bình là 2,2 cốc/ngày và địa điểm ưa thích là ở nhà (61%), tiếp theo là quán bar hoặc nhà hàng (26%) và nơi làm việc (21%).

Cà phê viên nén đã trở thành loại cà phê được người Tây Ban Nha lựa chọn. Thông tin từ https:// www.statista.com cho biết, phân khúc cà phê của Tây Ban Nha dự kiến sẽ tăng trưởng 6,84% trong giai đoạn 2022 – 2025.

Nhìn chung, thị trường cà phê Tây Ban Nha còn nhiều dư địa phát triển. Đây là cơ hội rất lớn cho cà phê Việt Nam tại thị trường này.

Để tăng cường xuất khẩu bền vững nông sản hàng hóa nói chung và cà phê nói riêng sang thị trường Tây Ban Nha, tại “Hội nghị trực tuyến giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9/2022”, Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha cho rằng các địa phương và Hiệp hội ngành hàng cần đề xuất và phối hợp với Thương vụ tổ chức các sự kiện tọa đàm trực tiếp và trực tuyến giới thiệu về cơ hội hợp tác kinh doanh tiềm năng cho các doanh nghiệp địa phương và các hiệp hội ngành hàng của hai nước trong việc thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (Hiệp định EVFTA).

Đồng thời, tăng cường công tác tổ chức các đoàn doanh nghiệp với thành phần là các nhà nhập khẩu, phân phối và siêu thị lớn của Việt Nam sang làm việc kết nối, trao đổi hàng hóa trực tiếp song phương với các đối tác tại địa bàn sở tại.

Các địa phương, hiệp hội cung cấp cho Thương vụ danh sách các doanh nghiệp cũng như bản giới thiệu các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh tương ứng để Thương vụ có cơ sở dữ liệu hỗ trợ việc kết nối giao thương một cách thường xuyên tại các sự kiện xúc tiến thương mại – đầu tư thời gian tới.

Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, cần tăng cường duy trì chất lượng và thương hiệu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Tây Ban Nha.

Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha lưu ý, thực tế trong đầu năm 2022 đến nay, Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha đã nhận được văn bản thông báo của Bộ Y tế Tây Ban Nha về phát hiện ít nhất 8 trường hợp lô hàng nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam có chất gây bệnh, chất cấm vượt quá mức cho phép hiện hành của EU, bao gồm: cà phê, nước sốt tiêu, khô xoài, dừa quả, vải thiều, hạt điều, gạo, bột cà ri và mỳ ăn liền. Do đó phía bạn đã áp dụng biện pháp tăng cường kiểm soát với các lô hàng tiếp theo ngay tại cảng đến sở tại.

Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha khuyến nghị các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam cần chỉ đạo và phối hợp với Thương vụ thúc đẩy việc tổ chức Phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban liên Chính phủ về kinh tế, thương mại và đầu tư nhằm rà soát, đánh giá và cùng tìm ra các giải pháp chung khai thông rào cản thương mại…

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Chùm ảnh: Hội thảo

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0